Gửi 31/07/12 17:05 TuGửi 31/07/12 17:05 Tuần tới, blogger Điếu Cày ra tòaần tới, blogger Điếu Cày ra tòa
Ngày 31/7/12 thứ hai, tức 13/6/NT, VTH còn 147 ngày đến U 60; cụ Tư
Tiến ngồi chơi cùng 6 vệ sỹ từ tối hôm qua trời mưa rào, 8:25 AM sang CA nhờ
Vân đăng ký xe máy, chờ thứ bảy Thao về đưa ý tưởng chọn số, số tiến, phát lộc
68, số gánh, số năm sinh..., cà số khung, máy & thuê lắp biển luôn.
1.
"Hôn
nhân là thời kỳ ngơi nghỉ giữa hai đam mê." Elisabeth Taylor
2. "Yêu vì mục
đich được yêu là con người, nhưng yêu vì mục đích yêu là thiên
thần-Lamartin"
Miền Bắc mưa giông diện rộng, Hà Nội có thể ngập úng
Cập nhật 31/07/2012 10:04 (GMT+7)
.
Rãnh áp thấp còn tác động đến miền Bắc từ nay
đến cuối tuần gây mưa, giông diện rộng. Khu vực Hà Nội còn tiếp tục diễn
ra mưa lớn, có thể gây ngập, úng.
Chuyên gia Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, rãnh áp
thấp qua Bắc Bộ vẫn còn chi phối thời tiết các tỉnh miền Bắc trong 4- 5
ngày tới.
Phía tây Bắc bộ, có mưa rào và giông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 22 - 25 độ, cao nhất 29 - 32 độ.
Phía đông Bắc bộ, có mưa rào và giông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 24 - 27 độ, cao nhất 31 - 34 độ.
Khu vực Hà Nội, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 25 - 28 độ, cao nhất 31 - 34 độ.
Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 25 - 28 độ, cao nhất 31 - 34 độ.
Đà Nẵng đến Bình Thuận, ngày nắng, chiều tối có mưa rào và giông vài nơi, đêm không mưa; nhiệt độ thấp nhất 25 - 28 độ, cao nhất 32 - 35 độ.
Tây Nguyên, chiều tối và đêm có mưa rào và có nơi có giông; nhiệt độ thấp nhất 21 - 24 độ, cao nhất 27 - 30 độ.
Nam Bộ, chiều tối và đêm có mưa rào và giông rải rác; nhiệt độ thấp nhất 23 - 26 độ, cao nhất 30 - 33 độ.
Theo Dân Trí
Riêng khu vực Hà Nội trong trong những ngày tới còn diễn ra mưa to
đến rất to do chịu ảnh hưởng kết hợp của xoáy thấp trên mực cao. Theo
chuyên gia, với lượng mưa lớn liên tục diễn ra trong những ngày tới, có
thể xảy ra ngập úng tại Hà Nội. Những ngày tới, các tỉnh miền Trung và
khu vực Nam Bộ ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa, giông rải rác.
Chi tiết thời tiết các địa phương trên cả nước ngày và đêm 31/7 như sau:Phía tây Bắc bộ, có mưa rào và giông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 22 - 25 độ, cao nhất 29 - 32 độ.
Phía đông Bắc bộ, có mưa rào và giông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 24 - 27 độ, cao nhất 31 - 34 độ.
Khu vực Hà Nội, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 25 - 28 độ, cao nhất 31 - 34 độ.
Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 25 - 28 độ, cao nhất 31 - 34 độ.
Đà Nẵng đến Bình Thuận, ngày nắng, chiều tối có mưa rào và giông vài nơi, đêm không mưa; nhiệt độ thấp nhất 25 - 28 độ, cao nhất 32 - 35 độ.
Tây Nguyên, chiều tối và đêm có mưa rào và có nơi có giông; nhiệt độ thấp nhất 21 - 24 độ, cao nhất 27 - 30 độ.
Nam Bộ, chiều tối và đêm có mưa rào và giông rải rác; nhiệt độ thấp nhất 23 - 26 độ, cao nhất 30 - 33 độ.
Theo Dân Trí
Chiến trường đối ngoại
Một chuyện bất thường đã xảy ra trong chiến dịch bầu cử Tổng thống Mỹ tuần trước: các ứng viên đăng đàn nói về chính sách đối ngoại.Trong hầu hết các cuộc đua vào vị trí tổng thống, chuyện này hơi có chút không bình thường nhưng đối với năm 2012 thì các cuộc thảo luận về chính sách đối ngoại còn đặc biệt hiếm hoi.
Hồi tháng 10 năm 2011, Mitt Romney, ứng viên tiềm năng của Đảng Cộng hòa đã có một bài diễn thuyết về chính sách đối ngoại. Kể từ đó, ông này rất ít khi đả động về chủ đề này. Ông thường xuyên chỉ trích Tổng thống Obama như một nhà lãnh đạo quá khiêm tốn trong các sự kiện đối ngoại và cam kết sẽ phát huy sức mạnh của Hoa Kỳ mạnh mẽ hơn nhiều so với tổng thống đương nhiệm. Nhưng đối với những thách thức đối ngoại hiện tại mà Mỹ đang đối mặt, Romney chưa đưa ra được những sáng kiến cụ thể nào.
Tuần trước, Romney đã có bài phát biểu trước Hội Cựu chiến binh của các cuộc chiến tranh ở nước ngoài, một trong những tổ chức cựu chiến binh lớn nhất nước Mỹ. Ông này đã bóng gió chỉ trích hành động của Obama ở Syria, quan hệ của chính quyền Obama với Nga, Trung Quốc và các cuộc đàm phán với Iran. Romney khẳng định rằng nếu được bầu làm tổng thống, ông ta sẽ xem xét lại chính sách quân sự ở Afghanistan, nhưng Romney không nêu cụ thể bất đồng với kế hoạch rút quân trước năm 2014 của Obama.
Chỉ trích lớn tiếng nhất của Romney là ứng xử của chính quyền Obama với Israel. Ông ta thường xuyên cam kết sẽ khôi phục quan hệ của Hoa Kỳ với Israel, thậm chí còn chỉ rõ rằng chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị tổng thống sẽ là Israel.
Một phần lý do tại sao Romney lên tiếng nhiều hơn về chính sách đối ngoại là bởi ông ta vừa có chuyến công du nước ngoài đầu tiên hôm Thứ tư sau khi chắc chắn dành được đề cử của đảng Cộng hòa. Romney đã ghé thăm Anh, Israel và Ba Lan. Chuyện công du nước ngoài là bình thường đối với một ứng viên tổng thống. Hồi năm 2008, Obama cũng có một chuyến công du nước ngoài tương tự. Đó là cách thức để những ứng viên thiếu kinh nghiệm về đối ngoại như Obama năm 2008 và bây giờ là Romney thực hiện nhằm xây dựng hình ảnh của những cuộc gặp gỡ với lãnh đạo các nước và những cuộc diễn thuyết trước khán giả quốc tế, nhờ đó có thể làm nhẹ đi gánh nặng của sự non yếu kinh nghiệm.
|
Ảnh minh họa |
Rõ ràng, Romney phải làm được điều gì đó liên quan đến chính sách đối ngoại, và chuyến công du nước ngoài cũng như bài diễn văn mới đây của ông ta là một phần trong nỗ lực này.
Nhưng sẽ không hề dễ dàng để Romney có thể giành được sự chú ý từ Obama liên quan đến các vấn đề đối ngoại. Hồi năm 2008, Obama đã cam kết sẽ tìm kiếm mọi cách để chấm dứt sự dính líu quân sự của Mỹ ở Iraq, giành chiến thắng trong chiến tranh Afghanistan, đàm phán để chấm dứt chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Iran và bảo vệ nước Mỹ khỏi các cuộc tấn công khủng bố. Ngay cả những người chỉ trích thuộc Đảng Cộng hòa cũng phải thừa nhận rằng Obama đã thực hiện khá tốt những cam kết của mình. Lần đầu tiên trong hàng thập kỷ qua, những người Dân chủ không bị rơi vào thế phòng thủ về chính sách an ninh quốc gia. Đây là một trong những điểm mạnh mà Obama sẽ dựa vào để thu hút sự ủng hộ cho mục tiêu tái đắc cử tổng thống.
Trong thời đại mà chúng ta đang sống hôm nay, thế giới ngày càng trở nên đầy rẫy những thử thách phức tạp và các tổng thống Mỹ ngày càng bị hạn chế hơn trong việc kiểm soát các sự kiện quốc tế. Như tất cả các tổng thống Mỹ gần đây, Obama đã nỗ lực tìm kiếm các cách thức kiến tạo một giải pháp bền vững cho cuộc xung đột Israel - Palestine. Và cũng giống như tất cả những người tiền nhiệm, ông đã không thành công trong sứ mệnh này. Cho dù chính quyền của ông đã tiêu diệt được Osama bin Laden và nhiều lãnh đạo Al-Qaeda khác thì chủ nghĩa khủng bố vẫn là mối đe dọa thường nhật đối với nước Mỹ và hầu hết các nước phương Tây khác. Thảm sát đẫm máu vẫn tiếp diễn ở Syria bất chấp mọi nỗ lực chấm dứt bạo lực của các quốc gia khác. Nga vẫn ngoan cố trong vấn đề này và nhiều vấn đề khác.
Và còn có Trung Quốc. Ở Mỹ không có chính sách một Trung Quốc mà là một vài. Mỹ tìm cách mở rộng và làm sâu sắc quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Nhưng Mỹ cũng mong muốn Trung Quốc cải cách đồng nhân dân tệ, kiềm chế những hành động quả quyết, thậm chí hung hăng hiếu chiến hiện nay ở Biển Đông cũng như cải thiện chính sách nhân quyền. Để hoàn thành tất cả những mục tiêu trên đồng thời cũng là một sự cân bằng đầy khó khăn đối với các nhà ngoại giao Mỹ, đặc biệt là vị tổng chỉ huy ngoại giao hiện đang sống trong Nhà Trắng.
Đối thủ đảng Cộng hòa sẽ muốn thuyết phục người dân Mỹ rằng ông ta có thể giải quyết tất cả những thách thức này một cách hiệu quả hơn Tổng thống Obama. Tuy nhiên, bài toán khó nhằn của Mitt Romney là ông ta không có những sáng kiến cụ thể, cũng như không thể lý giải được chính xác hành động của ông ta sẽ khác biệt như thế nào so với những gì Tổng thống đã làm. Có thể chuyến công du nước ngoài vừa qua của Romney sẽ cải thiện hình ảnh của ông ta như một nhà lãnh đạo tiềm năng trên thế giới, nhưng để thuyết phục được người dân Mỹ tin rằng một sự thay đổi lãnh đạo sẽ dẫn đến thay đổi quan trọng trong chính sách đối ngoại của đất nước thì còn cần một điều gì đó hơn là những tấm ảnh với các nhà lãnh đạo nước ngoài hay vài ba cuộc diễn thuyết trước công chúng quốc tế.
G. Calvin Mackenzie
Tuần tới, blogger Điếu Cày ra tòa
Một nguồn tin từ TAND TPHCM cho biết cơ quan này
sẽ đưa ra xét xử 3 bị can Nguyễn Văn Hải (SN 1952, ngụ quận 3, còn gọi
là Hoàng Hải, Hải Điếu Cày), Tạ Phong Tần (SN 1968, quê Bạc Liêu) và
Phan Thanh Hải (SN 1969, ngụ quận Thủ Đức - TPHCM). Phiên tòa dự kiến sẽ
được bắt đầu từ ngày 7-8.
Phiên tòa xét xử blogger Điếu Cày dự kiến sẽ bắt đầu ngày 7-8. Ảnh: Internet
Ba bị can nói trên
bị truy tố tội “Tuyên truyền Chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam” theo khoản 2, điều 88 , Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa
đổi, bổ sung năm 2009.
Theo cáo trạng, năm 2001, Lê Xuân Lập (SN 1958),
công tác tại một tờ báo có văn phòng đại diện tại TPHCM đã có đơn gởi
Hội Nhà báo Việt Nam xin thành lập “Hội nhà báo tự do” với mục đích giúp
đỡ, tương trợ những cộng tác viên không có thẻ nhà báo. Đề nghị này
không được chấp nhận.
Đến năm 2007, sau khi nghỉ làm ở tờ báo này, ông
Lập đệ đơn lên Thủ tướng Chính phủ xin thành lập “Hội nhà báo tự do”
cũng không được chấp nhận.
Sau đó, qua trao đổi trên mạng internet, điện
thoại, Lập đã gặp gỡ Nguyễn Văn Hải cùng một số đối tượng khác thành lập
“Câu lạc bộ nhà báo tự do” (CLBNBTD), Lập được bầu làm chủ nhiệm. Sau
đó, Nguyễn Văn Hải và 2 đối tượng khác được giao nhiệm vụ thiết kế blog
CLBNBTD rồi thông báo rộng rãi cho các thành viên sử dụng.
Bị can Tạ Phong Tần.Ảnh: Internet
Tuy nhiên, sau đó Nguyễn Văn Hải đã tự động thay đổi
mật khẩu blog để nắm giữ, quản lý điều hành. Hải đã tập hợp thêm Tạ
Phong Tần và Phan Thanh Hải là những người có đồng quan điểm, tham gia
CLBNBTD. Sau đó, Hải được bầu làm chủ nhiệm blog, còn Lê Xuân Lập bị
loại khỏi CLBNBTD.
Ngay sau khi lên nắm quyền quản lý blog CLBNBTD,
Nguyễn Văn Hải cùng Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải đã viết nhiều bài với
nội dung tuyên truyền, xuyên tạc sự thật nhằm chống phá Nhà nước Cộng
hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Blogger Anh Ba Sài Gòn.Ảnh: Internet
Ngoài ra, các bị can còn đăng nhiều bài viết trên
blog riêng của mình: Tạ Phong Tần lập blog “Công lý và Sự thật”, sau đổi
thành “Sự thật và Công lý”, Phan Thanh Hải là blog “Anhbasaigon”.
Chỉ trong thời gian từ tháng 9-2007 đến tháng 10-2010, đã có 421 bài đăng trên CLBNBTD, trong đó có 94 bài do thành viên CLBNBTD viết và 327 bài lấy lại từ các blog, trang web của các tổ chức hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam.
Trong số này, 26 bài được Giám định viên Sở Văn
hóa Thể thao và Du lịch TPHCM kết luận: “…hầu hết những bài viết đều
chứa nội dung, giá trị của sự phê phán trong tinh thần không phải để xây
dựng, hoặc cao hơn là lên án, kết án nhằm hướng tới sự cổ động, kích
động công luận tham gia đấu tranh thay đổi sự lãnh đạo của Đảng Cộng
Sản, thay đổi chế độ chính trị, Nhà nước hiện tại nhằm xây dựng một chế
độ khác, nhà nước khác…
Xác lập và công bố hệ thống quan điểm về thông tin
báo chí, ngôn luận của một nhóm nhà báo mệnh danh tự do cố thể hiện
mình như là thế lực mới đang được hình thành và từng bước trưởng thành
trong lòng Chế độ Cộng sản ở Việt Nam hiện tại nhằm mục đích xây dựng,
tập hợp lực lượng chính trị chống đối phục vụ cho âm mưu diễn biến, lật
đổ trước mắt và lâu dài”.
Cáo trạng truy tố các bị can của VKSND TPHCM. Ảnh: Phạm Dũng
Ngoài ra, 3 bị can còn lợi dụng các sự kiện chính
trị, tổ chức và tham gia các cuộc biểu tình với danh nghĩa chống Trung
Quốc xâm chiếm Hoàng Sa-Trường Sa và tẩy chay Olympic Bắc Kinh khi
rước đuốc qua TPHCM.
Theo kết luận của VKSND TPHCM, Nguyễn Văn Hải là
đối tượng cầm đầu CLBNBTD, chịu trách nhiệm về những bài viết được đăng
trên CLBNBTD từ khi thành lập CLB đến ngày 20-4-2008 (bị bắt vì tội
trốn thuế, đã chấp hành hình phạt 2 năm 6 tháng tù).
Nguyễn Văn Hải còn tham gia móc nối các đối tượng
phản động bên ngoài để được hỗ trợ về tinh thần và vật chất nhằm thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Tạ Phong Tần là thành viên phụ trách mục Khoa học
và Pháp lý của CLBNBTD, hoạt động rất đắc lực, thông qua hai blog cá
nhân đã phát tán 101 tài liệu nội dung chống phá. Phan Thanh Hải phát
tán 20 bài có nội dung chống phá Nhà nước.
Riêng Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải còn tham gia đợt huấn luyện do tổ chức phản động “Đảng Việt Tân” tổ chức tại Thái Lan.
Tại Cơ quan An ninh Điều tra - Công an TPHCM, các
bị can Nguyễn Văn Hải và Tạ Phong Tần với bản chất ngoan cố, chống đối
quyết liệt, không khai báo, không thừa nhận hành vi của mình. Tuy nhiên
căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đủ cơ sở xác định
các bị can phạm tội.
Phan Thanh Hải lúc đầu không thừa nhận hành vi
chống phá nhưng sau đó đã nhận tội và có đơn xin khoan hồng, xem xét
giảm nhẹ hình phạt.
Đối với Lê Xuân Lập và một số đối tượng khác mặc dù
có giúp sức, viết bài, phát tán tài liệu chống phá nhưng đã có thái độ
thành khẩn, hợp tác với cơ quan điều tra nên không bị xử lý hình sự mà
thông báo về địa phương để theo dõi, quản lý.
Nhận xét
Đăng nhận xét