Chuyển đến nội dung chính

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm

 




Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm thời tiết 26-36 độ, độ ẩm 73%. Vào 4:40 hôm nay tôi dậy CHỮA BÌNH LỌC NƯỚC BỂ CÁ CẢNH, sau đó đi thể dục qua ngách 25/3 Lê Lợi ra đường Phú Hà xuống vườn hoa Vạn Xuân tập các bài hỗn hợp rồi về theo đường ngõ 3 Lê Lợi, từ chiều qua đến trưa nay trời Sơn Tây không mưa & mát. Về nhà thấy Quỳnh đi làm ca 6h, vào 6:30 chị Vy dậy chuẩn bị cho việc đi học, em Kiên dậy sau ít phút, gần 7h bố Thao đưa hai chị em đi học như thường nhật. Tôi sang nhà Hải sắt uống trà lúc 7h cùng ông Ngọc, gần 8h về trông nhà để bà chủ đi bán hàng, tôi dùng tivi SONI học cách lập tài khoản SASUNG Cloud với hongchonghe@gmail.com để lưu trữ tài liệu, vào 9h theo lời mời của Vân Anh tôi sang 17/1/Lê Lai uống Càfe với 2 vợ chồng cậu Chiến, sau đó kết nối với hai chị, bác trưởng họ Dương để 11h trưa nay ăn cơm mừng tân trang thiết bị phòng khách & phòng thờ của nhà cậu út, vào 12:30 sau khi no say, tôi xin phép về trước ĐĂNG TẢI ẢNH CỦA MỢ LÊN MẠNG XÃ HỘI thay lời cám ơn…. khoảng nửa giờ sau bà chủ về cùng những túi thức ăn buổi chiều, chiều nay ông Chiến về Hà Nội, mấy chị em lại xuống Phùng Khắc Khoan nhà bà Hoan để dự buổi chia tay với hai bà Sâm-Nhung sẽ bay về nhà riêng tại Sài Gòn nghe phong thanh vào ngày mai…. Trưa nay bà chủ nấu thức ăn cho bác Thao về ăn cơm muộn, chiều 14h bác lại vào Thanh Mỹ làm việc. Theo chương trình thì Kiên tan học 16:50 như hôm qua sau đó lên Trần Phú đón chị Vy, mẹ Quỳnh về khoảng hơn 18h. Bão số 4 tên SOULIK đã vào miền trung đang gây mưa to Quảng Bình, Quảng Trị.

 

 

 

Bão số 4 có tên quốc tế là Soulik

Lý Đào

Xem các bài viết của tác giả

Trên trang dự báo của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, bão số 4 năm 2024 có tên quốc tế là Soulik. Cơn bão này đang hướng vào các tỉnh miền Trung nước ta.

Theo bản tin dự báo mới nhất của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 9h ngày 19/9, vị trí tâm bão số 4 ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 108.2 độ Kinh Đông, cách đảo Cồn Cỏ khoảng 90km về phía Đông; cách Quảng Trị khoảng 120km về phía Đông Đông Bắc.

Sức gió mạnh nhất gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 11.

Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 25km/h.

Sau khi áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông chính thức mạnh thành bão số 4 năm 2024, trên trang dự báo của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, cơn bão này được đặt tên là Soulik.

bao so 4 soulik.jpg
Tên quốc tế của bão số 4 là Soulik.

Cách đặt tên bão quốc tế như thế nào?

Các cơn bão có thể tồn tại trên biển trung bình từ 7 - 8 ngày hoặc lâu hơn. Trên cùng một khu vực, cùng một thời gian có thể có từ 2 đến 3 cơn bão tồn tại, thậm chí có thể nhiều hơn. Vì vậy, người ta đã đặt tên cho các cơn bão để tránh nhầm lẫn trong việc đưa ra các thông tin về từng cơn bão. 

Điều kiện để một cơn bão có tên gọi là khi nó bắt đầu xuất hiện vòng xoáy và có vận tốc gió đạt từ 62 km/h trở lên. 

Từ năm 1945, các cơn bão trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương (bao gồm cả Biển Đông của Việt Nam) chính thức được đặt tên theo tên phụ nữ; đến năm 1979 thì bắt đầu sử dụng cả tên của nam giới.

Từ ngày 1/1/2000, các cơn bão ở Tây Bắc Thái Bình Dương được đặt tên theo danh sách các tên mới. Các tên mới được bổ sung gồm các tên do 14 nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là thành viên Ủy ban bão của Tổ chức Khí tượng Thế giới  (WMO) đề xuất. Mỗi thành viên cung cấp 10 tên, tạo thành danh sách 140 tên bão.

Các cơn bão hình thành trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương được WMO ủy quyền cho Trung tâm Báo bão nhiệt đới Tokyo thuộc Cơ quan khí tượng Nhật Bản đặt tên.

Trung tâm Bão Nhiệt đới Tokyo - Cơ quan Khí tượng Nhật Bản sẽ lần lượt dùng những tên trong ngân hàng 140 tên trên để đặt cho các cơn bão trong khu vực.

cach dat ten bao va su dung hang nam nhu the nao 4.jpg
Danh sách các tên bão ở Tây Bắc Thái Bình Dương.

Các tên bão mà Việt Nam đóng góp là Sơn Tinh, Cỏ May, Bằng Lăng, Ba Vì, Côn Sơn, Sơn Ca, Trà Mi, Hạ Long, Sông Đà, Sao La, (các tên Lekima, Hoa Mai, Vàm Cỏ cũng từng được Việt Nam đề cử).

Một tên bão sẽ bị xóa khỏi danh sách khi cơn bão gây thiệt hại nặng nề. Ví dụ, Hàn Quốc từng đề nghị loại bỏ tên bão Saomai (Việt Nam đề cử) ra khỏi danh sách tên bão vì cơn bão mang tên này đã gây hậu quả nghiêm trọng cho Hàn Quốc. Việt Nam cũng đã đề nghị bỏ tên bão Chanchu do Hàn Quốc đặt vì đã gây hậu quả nghiêm trọng cho Việt Nam.

Những tên bão nổi tiếng như Mangkhut (Philippines, 2018), Irma and Maria (Caribbean, 2017), Haiyan (Philippines, 2013), Sandy (USA, 2012), Katrina (USA, 2005), Mitch (Honduras, 1998) và Tracy (Darwin, 1974) cũng bị WMO loại khỏi danh sách vì lý do trên.

Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

(LĐTĐ) Hàng trăm suất quà đã được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi tới học sinh một số trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Quốc Oai bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3.
Nghĩa đồng bào tiếp tục được phát huy khi gian khóHà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau bão, lụtBão số 3 gây thiệt hại ước tính trên 50.000 tỷ đồng

Vừa qua, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức đoàn công tác đến thăm, tặng quà học sinh một số trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Quốc Oai bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3.

Qua ghi nhận, bão số 3 cùng hoàn lưu sau bão đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng, trong đó có ngành Giáo dục. Có giáo viên, học sinh bị tử vong và mất tích. Nhiều công trình trường học bị sập, đổ, tốc mái. Thiết bị dạy học, bàn ghế, sách vở bị nước cuốn trôi, hư hỏng nặng.

Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt
Đoàn công tác thăm, tặng quà học sinh một số trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3.

Riêng tại Hà Nội, tính đến ngày 17/9, toàn Thành phố còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại. Trong đó, tại thị xã Sơn Tây còn 7/48 trường cho học sinh nghỉ học do vẫn ngập sâu gồm: Trường Mầm non Quang Trung, Trường Mầm non Xuân Sơn khu A, Trường Tiểu học Quang Trung, Trường Tiểu học Trung Hưng, Trường Trung học cơ sở (THCS) Phùng Hưng, Trường THCS Ngô Quyền và Trường THCS Trung Hưng. Đây là các trường nằm ở địa bàn vùng trũng, đường vào trường hoặc sân trường bị ngập nước, có nhiều gia đình học sinh phải đi sơ tán chưa thể đến trường học.

Còn tại xã Tuyết Nghĩa (huyện Quốc Oai), bão số 3 đã khiến hàng trăm cây ngã đổ, một số diện tích nhà ở, công trình bị sập, 2 sự cố về điện và 3 cột điện ngã đổ, tuy nhiên may mắn không có thiệt hại về người. Mực nước sông Tích có thời điểm dâng cao trên mức báo động 3 khiến 291 hộ với 1.442 nhân khẩu bị ngập úng trong đó có nhiều hộ bị ngập sâu, 11 hộ với 52 nhân khẩu phải sơ tán. Do tình hình mưa lũ diễn biến nhanh và phức tạp, cán bộ, giáo viên, nhân viên và lực lượng dân quân tự vệ đã tổ chức di dời cơ sở vật chất của Trường Mầm non xã Tuyết Nghĩa trong đêm do nước dâng cao. Ngoài ra, đường ĐH02 trên địa bàn xã có đoạn bị ngập sâu gây khó khăn cho việc lưu thông, nhất là việc đến trường của các học sinh.

Chia sẻ với học sinh các trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây và xã Tuyết Nghĩa (huyện Quốc Oai) chưa thể đến trường học trực tiếp, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cùng Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội đã đến thăm, tặng quà học sinh tại 4 trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây gồm: THCS Trung Hưng, THCS Phùng Hưng (đường vào trường bị nước ngập sâu); THCS Ngô Quyền, THCS Xuân Sơn (trường học có nhiều học sinh đang sinh sống tại các khu dân cư bị ngập sâu) và 3 trường học trên địa bàn xã Tuyết Nghĩa (huyện Quốc Oai) gồm: Trường Mầm non Tuyết Nghĩa, Trường Tiểu học Tuyết Nghĩa, Trường THCS Tuyết Nghĩa.

Theo Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội Đỗ Văn Nam, thông qua những phần quà ý nghĩa, thiết thực (gồm: Đồ dùng học tập, vở, mỳ tôm…), ngành Giáo dục Hà Nội mong muốn góp phần chia sẻ, giúp các học sinh bị ảnh hưởng bởi mưa lũ có thêm điều kiện tiếp tục học tập. “Chúng tôi hiểu rõ những khó khăn mà các thầy cô và các em học sinh đang phải đối mặt. Những phần quà này không chỉ là sự hỗ trợ về vật chất mà còn là tình cảm, sự động viên từ toàn thể cán bộ, giáo viên ngành Giáo dục Hà Nội”, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội bày tỏ.

T.P

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy