Hôm nay ngày 10 tháng 9 năm 2024,

 


                      Hôm nay ngày 10 tháng 9 năm 2024, thứ ba thời tiết 24-27 độ, độ ẩm 98%. MƯA RÀO NHẸ SUỐT TỐI XUYÊN ĐÊM QUA & SÁNG NAY, không đi tập thể dục như thường ngày dành thời gian để ĐÃ KẾT NỐI TRỰC TIẾP HAI MÁY A13 & A71K THÀNH CÔNG, Sau khi làm vệ sinh cá nhân,  nấu nước pha trà rồi lên tầng thượng giặt máy, bà nội Vy đánh thức hai chị em dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đi học, ngoài trời còn mưa lác đác nên bố Thao dùng áo mưa chở chị Vy lên Trần Phú rồi quay lại ngõ Phạm Ngũ Lão đưa em Kiên vào 1A Lê Lợi sau đó về lấy đồ dùng đi làm sớm vì mấy hôm cây đổ mạng trong các xã đứt dây, mất kết nối INTENET VNPT, DO CẦU ĐƯỜNG LÂM QUA SÔNG TÍCH GIANG VÀO Z175 NGẬP LỚN NÊN MẸ QUỲNH NGHỈ LẠI ÔNG BÀ NGOẠI để sáng đi làm thông ca trong ngày. Đến 9h sáng nay khu vực thị xã Sơn Tây trời tạnh mưa & hửng nắng nhẹ, đến 11h sau khi tôi vào nhà Hải Hạnh xem vườn chuối tây & lượn quanh thành cổ Sơn Tây về trời lại đổ mưa rào. Tuy các nơi khác trên vùng cao đang chịu ảnh hưởng HOÀN LƯU BÃO LÀ MƯA RẤT TO TRÊN DIỆN RỘNG SAU BÃO. Hà nội chìm trong nước lũ do hoàn lưu bão số 3 mưa diện rộng, cũng do 3 nhà máy thủy điện xả lũ. Sáng qua cầu Phong Châu tỉnh Phú họ sập, nhiều tỉnh thành phố phía bắc Nghệ An trở ra hiện đang ngập lụt nặng chưa từng thấy…VÀO 7H TÔI CÙNG CHỊ VY XUỐNG HUD HỌC THÊM CÔ CHINH 4b QUANG TRUNG NGẬP KHÁ NẶNG QUAY VỀ CÙNG KIÊN LÀM BÀI TẬP CÔ GỬI CHO MẸ, MẸ GỞI VỀ CHO ÔNG QUA ZALO, KHI HAI ÔNG CHÁU VỀ TRỜI MƯA ƯỚT QUẦN ÁO VY KÊU RÉT…, ĐƯỢC BIẾT NHÀ CỤ NGOẠI EM ỔI PHẢI SƠ TÁN VÌ BỊ CÔ LẬP, CẦU TREO 19/5 DO NƯỚC SÔNG TÍCH LỚN HẠN CHẾ PHƯƠNG TIỆN QUA CẦU. Vừa qua cơn bão số 3 đã gây ra một số thiệt hại trên địa bàn thị xã Sơn Tây. Theo đó, có  tổng cộng 424 cây các loại (cây nội thị do thị xã quản lý, cây ngoài vành đai do thành phố quản lý, cây nhỏ và vừa trong khu dân cư) bị gãy, đổ.  Ngoài ra, trên địa bàn xảy ra 24 vụ sự cố trên 12 lộ đường dây, trong đó có sự cố làm đổ 4 cột điện trung áp, hư hỏng 2 máy biến áp và 2 vị trí hỏng thiết bị trên đường dây, 2 dây viễn thông bị đứt; 6 vụ tốc mái, 1 chuồng bò bị sập mái do cây đổ đè vào; 03 ngôi nhà mái tôn bị đổ sập do cây đổ. Trường Tiểu học Trung Sơn Trầm bị tốc bay vỡ một số hàng ngói trên tầng 3, bay rơi nhiều tấm trần nhà đa năng, đổ vỡ 1 số biển bảng. THCS Phùng Hưng: Tốc ngói 03 đầu đốc nhà khu hiệu bộ B2,B3. Trường THCS Trung Sơn Trầm: Tốc mái tôn tầng 3. Về sản xuất nông nghiệp, toàn thị xã có 27 ha lúa bị ngập, 262,5 ha lúa bị gãy đổ; cây màu, cây rau, cây khác bị ngập 1,6ha, gãy đổ 15,9 ha. Trên địa bàn không có thiệt hại về người do ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Thứ ba, 10/9/2024, 07:11 (GMT+7)

Hà Nội chạy lụt

Nước dâng nhanh, ngập đến ngực trong đêm tại ngõ 176 Nghi Tàm (Tây Hồ), Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất... khiến người dân trắng đêm di dời tài sản.

 Cập nhật 3 phút trước Giờ Hà Nội (GMT+7)
  • 9h05

    Cảnh sát điều tiết phương tiện lên cầu Chương Dương 

    Do cầu Chương Dương cấm phương tiện tải trọng lớn, dòng xe ùn ứ ở hai đầu cầu. Cảnh sát giao thông đứng trên đường đê Xuân Quan - Bồ Đề - Long Biên phân luồng, hướng dẫn phương tiện.

    1f260e737ffed8a081ef-172593404-1390-5453
    91cd6f2e1fa3b8fde1b2-172593405-9102-6792
    5162a8fcd8717f2f2660-172593406-8512-3051

    Đê Xuân Quan - Bồ Đề - Long Biên, lực lượng chức năng đang điều tiết giao thông lên cầu Chương Dương phía vào Hà Nội. Ảnh: Giang Huy

  • 9h00

    Người dân ven sông Hồng tiếp tục di chuyển

    Tại ngõ 46 phố Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm, nước sông Hồng tiếp tục dâng cao, người dân khẩn trương di dời tài sản, hàng hóa.

    hn5-1725934010-1725934095-1725-8650-6696

    Nước sông Hồng tràn vào khu phố Chương Dương Độ.

    hn6-1725934024-1725934081-1725-5995-8559

    Nhà dân đóng cửa, người đi sơ tán.

    hn7-1725934036-1725934057-9955-172593411

    Một số người sáng nay tiếp tục di chuyển đồ đạc hàng hóa. Ảnh: Văn Phú

  • 8h30

    Bãi giữa sông Hồng nước ngập đến ngọn cây

    Lũ sông Hồng dâng cao, hiện còn cách cầu Chương Dương khoảng 2 m. Hà Nội cấm xe khách, xe hợp đồng, ôtô du lịch trên 9 chỗ; cấm ôtô tải trên 0,5 tấn trên cầu Chương Dương.

    Tại bãi giữa sông Hồng, nơi nhiều người đến trồng hoa, dựng điểm vui chơi, nước ngập đến ngọn cây.

    48ee78240ba9acf7f5b8-7721-1725933417.jpg

    Nước sông Hồng dâng cao, nhìn từ cầu Chương Dương.

    c51ced9e431ce442bd0d-8491-1725933746.jpg

    Chỉ xe máy, xe bốn chỗ và xe buýt được qua cầu Chương Dương.

    e77302dfac5d0b03524c-8210-1725933417.jpg

    Bãi giữa sông Hồng nước ngập sát lên ngọn cây. Ảnh: Giang Huy

  • 8h25

    Nước sông Nhuệ tràn bờ, đường qua cầu Bươu ngập

    Đường cầu Bươu gần Bệnh viện K3 Tân Triều ngập 60 cm do nước sông Nhuệ tràn lên. Nhiều nhà dân trong ngõ 232 Tân Triều phải sơ tán đồ đạc ra ngoài.

    HN2-1187-1725932276.jpg

    Nước sông Nhuệ dâng cao cùng với mưa lớn khiến đường qua cầu Bươu, gần Bệnh viện K Tân Triều ngập sâu 60 cm.

    HN1-1858-1725932276.jpg

    Giao thông ách tắc, cảnh sát giao thông đứng ra giữa đường phân luồng.

    HN3-9604-1725932276.jpg

    Nước tràn vào ngõ 232 Tân Triều.

    hn4-1725932272-8804-1725932276.jpg

    Người dân phải sơ tán đồ đạc sang nhà hàng xóm cao hơn. Ảnh: Huy Mạnh

    Video Player is loading.
    Bỏ qua quảng cáo
  • 08h20

    Rà soát các cầu vượt sông, cấm phương tiện qua cầu yếu

    Ban An toàn giao thông TP Hà Nội đã yêu cầu Sở Giao thông Vận tải và các đơn vị chức năng rà soát toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là cầu vượt sông thành phố đang quản lý. Với các cầu yếu có nguy cơ đổ sập, cần khẩn trương cấm người và phương tiện qua cầu và có biện pháp phân luồng, đảm bảo an toàn giao thông trong thời gian cấm.

    L1650248-JPG-9313-1725931472.jpg

    Cầu Chương Dương. Ảnh: Ngọc Thành

    Đồng thời, UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương tập trung rà soát và có phương án tổ chức giao thông đối với hệ thống kết cấu hạ tầng xảy ra sự cố do ảnh hưởng của bão, đặc biệt tại các vị trí cầu yếu và điểm úng ngập cục bộ; kiên quyết không cho người và phương tiện lưu thông qua các cầu có nguy cơ đổ sập.

    Thanh tra giao thông Hà Nội được giao phối hợp với công an, các đơn vị chức năng tổ chức hướng dẫn, phân luồng phương tiện qua các vị trí xảy ra sự cố do ảnh hưởng bão Yagi.

    Từ 8h30 sáng nay, nhiều phương tiện lớn đã bị cấm qua cầu Chương Dương.

  • 8h15

    Cấm đường nối Chương Mỹ với Quốc Oai

    Ông Vũ Đình Hiệp, Đội phó Thanh tra giao thông huyện Quốc Oai, cho biết tuyến đường 421B nối thị trấn Xuân Mai (Chương Mỹ) với huyện Quốc Oai cấm tất cả phương tiện tiện từ 17h30 hôm qua do có vị trí ngập sâu hơn 70 cm.

    cam2-1725931379-5528-1725931425.jpg

    Thanh tra giao thông phân luồng, hướng dẫn phương tiện không qua đường 421B. Ảnh: Gia Chính

    Đơn vị này đã phân luồng cách vị trí ngập 3 km để khuyến cáo phương tiện đi theo hướng khác; đồng thời đặt biển cấm phương tiện trên đê Cấn Hữu do tuyến đê này trong đợt ngập hơn một tháng trước xuất hiện điểm thấm nước qua đê.

    Cam1-3974-1725931425.jpg

    Ôtô bị cấm đi trên đường đê Cấn Hữu. Ảnh: Gia Chính

  • 8h00

    Hà Nội sẵn sàng ứng phó "tình huống xấu"

    UBND TP Hà Nội ra công điện về việc tập trung ứng phó lũ lớn trên các tuyến sông. Chủ tịch thành phố yêu cầu giám đốc các ngành kiểm tra, sẵn sàng triển khai phương án hộ đê, ứng phó mưa lũ theo phương châm "4 tại chỗ"; ứng trực 24/24h, duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, phối hợp chặt chẽ với quân đội, công an, y tế để ứng cứu kịp thời, hiệu quả.

    Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã được giao nắm bắt thông tin về việc xả lũ các hồ chứa thủy điện thượng nguồn, lũ lớn trên các tuyến sông; kịp thời thông báo cho người dân ở những vùng thấp, trũng có khả năng bị ngập hoặc có nguy cơ sạt lở biết để phòng tránh; không để người dân đến những khu vực bị ngập, có nguy cơ sạt lở.

    chaydo-vnexpress12-1725929540-8282-17259

    Nước lên cao khiến nhiều hộ dân ngoài đê phải chuyển đồ trong đêm Ảnh: Giang Huy

    Các huyện cũng sẵn sàng các phương án sơ tán dân, di chuyển tài sản khi cần thiết; xác định các khu vực nguy hiểm, lên danh sách hộ dân cần sơ tán; đảm bảo đủ chỗ ở, lương thực, nước uống, thuốc men cho người dân.

    Các quận huyện tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý sự cố; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó tình huống xấu.

    Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao kiểm tra, rà soát hệ thống đê điều, kè, cống, trạm bơm, các công trình phòng chống lũ khác, đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả; Sở Công Thương rà soát phương án đảm bảo cung ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu cho dân, đặc biệt là tại các khu vực bị ảnh hưởng/chia cắt bởi mưa lũ; Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý.

    Theo UBND thành phố, mực nước các sông trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện đang ở mức cao: Sông Tích, sông Bùi: trên báo động 3; sông Cầu, sông Cà Lồ: trên báo động 2; sông Đáy: trên báo động 1 và đang xu hướng tiếp tục lên; sông Hồng tại trạm thủy văn Long Biên: 7,81m (dưới báo động 1 là 1,69m, dự báo sẽ lên báo động 1 vào đêm ngày 10/9).

  • 7h50

    Lũ sông Thao, sông Cầu lập kỷ lục sau hơn 50 năm

    Tối 9/9, lũ sông Thao đạt hơn 87 m vượt kỷ lục tồn tại 53 năm, lũ sông Cầu gần 29 m vượt kỷ lục tồn tại 65 năm.

    Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia cho biết, lũ sông Thao là nghiêm trọng nhất. Mực nước sông này tại Lào Cai lúc 19h ngày 9/9 là hơn 87 m, trên báo động ba 3,62 m, vượt mốc lịch sử năm 1971 khoảng 0,27 m; tại Bảo Hà đạt gần 61 m, trên báo động ba 3,98 m, vượt lịch sử năm 2008.

    Trên sông Cầu tại Cầu Gia Bảy mực nước đạt 28,71 m, trên báo động ba 1,71 m, trên mức lũ lịch sử năm 1959 khoảng 0,57 m. Như vậy lũ sông Thao vượt kỷ lục tồn tại 53 năm, sông Cầu vượt kỷ lục tồn tại 65 năm.

    anh-3-5358-1725929283.jpg

    Ngập lụt sau bão Yagi ở phường Yên Ninh, TP Yên Bái ngày 9/9. Ảnh: Ngọc Thành

    Ba ngày qua, cả 25 tỉnh, thành phố miền Bắc đều có mưa rất lớn với lượng phổ biến 200-400 mm, riêng Lào Cai, Yên Bái và Thái Nguyên phổ biến 400-600 mm. Một số nơi mưa lớn hơn như Nậm Xây Luông, huyện Văn Bàn (Lào Cai) mưa 760 mm, Phú Dảnh (Sơn La) 614 mm, Tân Phương (Yên Bái), Nấm Dẩn (Hà Giang) gần 600 mm. Yên Đổ (Thái Nguyên) mưa 565 mm, Hồng An (Cao Bằng) gần 430 mm.

    Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, lượng mưa ở các tỉnh Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên trong một ngày đã gấp đôi trung bình nhiều năm tháng 9. "Đây là điều quan ngại nhất trong các tác động của bão Yagi. Mưa lớn dẫn tới ngập úng cục bộ, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và uy hiếp hệ thống đê điều", ông Hiệp nói thêm.

    Dự báo, mưa lớn diện rộng ở miền Bắc đến hết 12/9. Hai ngày tới, mưa lớn sẽ tiếp tục tập trung ở trung du và miền núi phía Bắc với lượng phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 350 mm.

    Mưa lớn sẽ khiến miền Bắc xuất hiện một đợt lũ trong khoảng thời gian từ nay đến 11/9. Trong đợt lũ này đỉnh lũ trên các sông nhỏ tại Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạm, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hoà Bình, Sơn La lên mức báo động hai, ba có nơi trên báo động ba.

  • 7h30

    Cấm nhiều phương tiện qua cầu Chương Dương

    Xe khách, xe hợp đồng, xe du lịch trên 9 chỗ, xe tải trên 0,5 tấn bị cấm qua cầu Chương Dương từ 8h30 sáng nay đến khi nào có thông báo mới do lo ngại mất an toàn.

    Cụ thể, hướng từ Hoàn Kiếm đi Long Biên: Cấm các phương tiện xe khách, xe hợp đồng, xe du lịch trên 9 chỗ; cấm xe tải có tải trọng trên 0,5 tấn; xe buýt được phép hoạt động.

    Hướng từ Long Biên đi Hoàn Kiếm: Cấm các phương tiện xe khách, xe hợp đồng, xe du lịch trên 9 chỗ; cấm xe tải có tải trọng trên 0,5 tấn; xe buýt được phép hoạt động.

    Các phương tiện xe khách, xe hợp đồng, xe du lịch trên 9 chỗ và xe tải có tải trọng trên 0,5 tấn có nhu cầu đi qua cầu Chương Dương lưu thông theo các cầu: Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Thăng Long.

  • 7h15

    Chèo thuyền trong bến xe Bạch Đằng, Hoàn Kiếm

    Bãi xe trên phố Bạch Đằng - Hoàn Kiếm, sau mấy tiếng nước dâng người dân đã có thể đi thuyền từ ngoài vào sát đường.  Thủy điện Thác Bà mở cửa xả thứ nhất và thứ hai lúc 19h ngày 4/8, theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm thực hiện quy trình vận hành liên hồ, đảm bảo an toàn cho công trình. Trước đó sáu giờ, lệnh mở cửa xả và đảm bảo an toàn hạ du đã được Bộ gửi đến Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà và UBND các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, TP Hà Nội, nơi chịu ảnh hưởng của xả lũ.

    Bãi xe trên phố Bạch Đằng, quận Hoàn Kiếm, sau mấy tiếng nước dâng người dân phải đi thuyền từ ngoài đê vào sát đường. Trước đó sáu giờ, lệnh mở cửa xả và đảm bảo an toàn hạ du đã được Bộ gửi đến Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà và UBND các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, TP Hà Nội, nơi chịu ảnh hưởng của xả lũ. Ảnh: Giang Huy

    Ảnh: Giang Huy

    Người dân ngoài đê di dời ôtô lên đường Nghi Tàm. Ảnh: Giang Huy

  • 7h10

    Nhiều sông qua Hà Nội lũ lên báo động ba

    Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết sáng nay các tỉnh miền Bắc tiếp tục mưa lớn. Lượng mưa từ 19h hôm qua đến 3h ngày hôm nay ở Yên Ninh (Yên Bái) hơn 320 mm, Đồng Tâm (Hòa Bình) 272 mm, Quang Trung (Nam Định) gần 210 mm.

    Mực nước trên sông Đáy ở Ba Thá lúc 6h là 6,22 m, dưới báo động hai 0,28 m; sông Tích tại Kim Quan 8,59 m, trên báo động ba 0,19 m; sông Bùi tại Yên Duyệt 7,22 m, trên báo động ba 0,22 m; sông Cầu tại Lương Phúc 8,53 m trên báo động ba 0,53 m. Trong thang đo báo lũ, báo động 3 là mức cao nhất.

    Cơ quan khí tượng cho biết trong 12 giờ tới mực nước trên các sông Hồng, Cầu, Thương, Thái Bình tiếp tục lên.

  • 7h00

    Dân Nghi Tàm dời nhà lúc nửa đêm

    chaydo-vnexpress7-1725908697-9657-172592

    Chị Lê Thị Ngọc đang đưa đồ đạc ra khỏi nhà vì nước đã cao 40-60 cm. "Nước lên nhanh quá, bao nhiêu năm rồi ở đây mới lại bị ngập nặng thế này", chị Ngọc nói. Ảnh: Giang Huy

    Anh Hoàng Long phải khóa cửa để chuẩn bị đi ngủ nhờ nhà người thân phía ngoài vì nước đã ngập gần nửa nhà.

    Anh Hoàng Long phải khóa cửa để chuẩn bị đi ngủ nhờ nhà người thân phía ngoài vì nước đã ngập gần nửa nhà. Ảnh: Giang Huy

    Ông Thế Cường, nhà trong khu vườn quất Tứ Liên - Quảng An, đang cắm que để đo mực nước.

    Ông Thế Cường, nhà trong khu vườn quất Tứ Liên - Quảng An, đang cắm que để đo mực nước. "Cứ một tiếng tôi lại ra đo một lần, nước lên nhanh quá, mười mấy năm rồi mới thấy cao thế này, vườn quất xung quanh đây ngập hết rồi", ông nói. Ảnh: Giang Huy

  • 6h45

    Nghi Tàm nước "ngập đến ngực"

    0h30 ngày 10/9, nước sông Hồng dâng cao khiến ngõ 176 Nghi Tàm ngập đến ngực, nhiều người phải sơ tán đến ở nhờ những nhà cao hơn.

    chaydo-vnexpress8-1725908847-1-4439-3443

    Ảnh: Giang Huy

  • 6h00

    Rốn lũ Chương Mỹ đắp đập ngăn lũ

    Nước sông Bùi ở huyện Chương Mỹ lên báo động ba, mức báo động cao nhất và chưa có dấu hiệu dừng lại khiến người dân vội sơ tán tài sản, đắp đập ngăn nước.

    Chiều 9/9, nước từ sông Bùi tràn vào cánh đồng mấp mé đê Bùi 2. Mực nước tại trạm Yên Duyệt lúc 14h cùng ngày xấp xỉ báo động ba 6,98 m. Trên đoạn đê dài hơn một km có bốn vị trí nước tràn bờ cao khoảng 20 cm. Một hộ dân sống trong đê dùng bạt căng để ngăn nước chảy vào nhà.

    anh-1-1380-1725928572.jpg

    Người dân Chương Mỹ chạy lụt. Ảnh: Gia Chính

    UBND huyện Chương Mỹ cho biết có 3 thôn bị ngập làm 273 hộ với 1.100 nhân khẩu bị ảnh hưởng. Ngoài ra, 1.300 m giao thông nội đồng, hơn 4.000 m giao thông nông thôn bị ngập. UBND huyện Chương Mỹ cho biết đã tập kết 6 xuồng máy, hai máy đẩy, bốn bè cứu sinh, 100.000 bao tải, hơn 16.000 m3 đất sẵn sàng hộ đê, cứu trợ người dân khi có yêu cầu.

    Xã Xã Nam Phương Tiến đã huy động hàng chục người dân, thanh niên tình nguyện đắp đê Bùi 2. Đêm qua, nhiều người dân các thôn Nhân Lý, Nam Hài, Hạnh Bồ bắt đầu kê đồ đạc lên cao.

    anh-2-2693-1725928572.jpg

    Đê sông Bùi 2 nước lũ tràn qua. Ảnh: Gia Chính

    Thị trấn Xuân Mai huy động hơn 30 dân quân tự vệ, tổ dân phố hỗ trợ 120 hộ dân với 500 nhân khẩu thôn Bùi Xá di chuyển đồ đạc lên cao. Lãnh đạo thị trấn Xuân Mai cho biết một số người già và trẻ nhỏ đã được vận động di chuyển đến nơi cao hơn ở các gia đình họ hàng.

    Chương Mỹ là vùng trũng nhất Hà Nội, trước kia được xác định là vùng phân lũ. Vì thế, mỗi khi nước các sông dâng cao, đặc biệt là sông Bùi từ Hòa Bình chảy về, vùng này ngập đầu tiên.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy