Hôm nay ngày 17 tháng 9 năm 2024
Hôm nay ngày 17 tháng 9 năm 2024, thứ ba thời tiết 25-35 độ, độ ẩm 90%. Vào 4:40 hôm nay tôi dậy đi thể dục qua ngách 25/3 Lê Lợi ra đường Phú Hà xuống vườn hoa Vạn Xuân tập các bài hỗn hợp rồi về theo đường ngõ 3 Lê Lợi, từ chiều qua đến trưa nay trời Sơn Tây không mưa & mát. MẸ QUỲNH ĐI LÀM CA SÁNG LÚC 6H, HAI CHỊ EM DẬY 6:30 ĂN PHỞ RỒI CÙNG BỐ ĐI HỌC, SAU 1 NGÀY NGHỈ DO MƯA LỚN SÁNG HÔM QUA. Tôi sang nhà bác Hải sắt uống trà cùng ông Ngọc, trong lúc này bà chủ sang chợ Phú Hà mua đồ cúng NGÀY RẰM THÁNG 8 NĂM GIÁP THÌN. Hôm nay bác Thao nhiều việc nói bố mẹ cứ ăn cơm trước, tôi dùng A13 để tìm những tiện ích phù hợp với quá trình sử dụng máy mỗi ngày. Trong thị xã hiện còn rất nhiều điểm ngập chưa thể đi lại được, hầu như phường xã nào cũng có, gần trưa ông bà Lân Thủy gọi điện hỏi thăm tình hình hai cháu Đường & Huy, ý bác muốn các cháu xuống chơi.NGOÀI BIỂN ĐÔNG ĐANG CÓ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, CÓ THỂ PHÁT TRIỂN THÀNH CƠN BÃO SỐ 4. Chiều nay 16:05 tôi đi đón Kiên, lớp 1A tan muộn hơn các lớp khác vài phút, cổng trường mở cả 3 cánh riêng xe thì để ngoài hè đường, Kiên về nhà xem YouTube có thêm 1 túi quà, gần 17h tôi đi đón chị Vy qua đường Phùng Hưng lên Ngô Quyền vì ngõ Cẩm An có lẽ phải 2 tuần nữa nước mới rút chị Vy cũng có quà của bạn tặng. Tối nay đoàn thanh niên tổ chức rước đèn quanh phường, nhưng mẹ yêu cầu Vy NẤU CƠM TẮM & ĐI HỌC, cô Chinh hướng dẫn đi vòng qua bến xe Sơn Tây để tránh ngập nước. Như vậy mẹ Quỳnh tối mới nghỉ ca cuối.
Lũ sông rút chậm, Hà Nội còn 23.000 người sơ tán vì ngập lụt
Do lũ sông rút chậm nên Hà Nội hiện còn 23.000 người dân vẫn sơ tán vì ngập lụt, tập trung tại các huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Ứng Hòa…
Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội cho biết, hồi 0h sáng nay (17-9), mực nước sông Cà Lồ tại Trạm Thủy văn Mạnh Tân (huyện Đông Anh) ở mức 6,95m, trong khi mực nước báo động lũ cấp II là 7m.
Căn cứ mực nước thực đo, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội lệnh rút báo động lũ cấp II trên sông Cà Lồ vào hồi 0h ngày 17-9 tại địa phận các xã ven đê thuộc huyện Đông Anh và Sóc Sơn.
Về tình hình ngập lụt, cơ quan trên cho biết, trên địa bàn Hà Nội hiện vẫn còn khoảng 23.000 người phải sơ tán vì ngập lụt; tập trung chủ yếu tại các huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Ứng Hòa... Các địa phương tiếp tục huy động nguồn lực hỗ trợ người dân bị ngập lụt, nơi sơ tán vượt qua khó khăn.
Thực tế tại huyện Chương Mỹ, sáng nay vẫn còn 58 thôn thuộc 12 xã ven sông Bùi, 3 xã ven sông Đáy bị ngập nước, ảnh hưởng đến 5.232 hộ dân, 23.452 người. Để bảo đảm an toàn, ngành điện buộc phải tạm ngừng cung cấp điện tại 3.384 hộ dân có nhà ở ngập sâu; 2.112 hộ, 8.860 người sơ tán, chưa trở về nhà…
Hỗ trợ người dân Chương Mỹ vượt qua những ngày ngập lụt, Sở Y tế Hà Nội đã hỗ trợ 27.000 lọ/tuýp thuốc kháng sinh đường ruột, điều trị tiêu chảy, viêm ruột, rối loạn tiêu hóa, sát khuẩn, điều trị da liễu, nấm ngoài da, viêm da, viêm da tiếp xúc và thuốc nhỏ mắt…
Thành phố Hà Nội cũng hỗ trợ 3,5 tấn gạo, 400 thùng nước lọc; 96 thùng lương khô. Huyện Quốc Oai hỗ trợ 2 tấn gạo, 200 thùng mì tôm, 200 chai nước mắm, 100 bình nước uống loại 5 lít/bình. Con em quê hương Chương Mỹ ủng hộ 72 triệu đồng, Công ty Sơn Hà ủng hộ 150 triệu đồng…
Áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, Biển Đông có gió mạnh cấp 6
(Dân trí) - Sáng nay, áp thấp nhiệt đới đi vào Biển Đông, đến ngày 18/9 sẽ mạnh lên thành bão (bão số 4) với sức gió cấp 8. Do tác động của ATNĐ vùng biển phía Đông của Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho biết lúc 1h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) vào khoảng 17 độ Vĩ Bắc; 122 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Đông đảo Lu Dông (Philippines).
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km/h.
Đến 1h ngày 18/9, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 420km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng tâm bão cấp 8, giật cấp 10; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 25km.
Rạng sáng hôm sau, bão số 4 trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 9, giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 15-20km/h.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km.
Do tác động của áp thấp nhiệt đới, vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 10 (89-102km/h), biển động mạnh.
Vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông sóng biển cao 2-4m, từ chiều 17/9 tăng lên 3-5m. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.
Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40-80mm, cục bộ có nơi trên 150mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm).
Từ ngày 20/9, mưa lớn ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có xu hướng giảm dần.
Khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa từ 15 đến 30mm, cục bộ có nơi trên 90mm (thời gian mưa tập trung vào chiều tối và đêm).
Khu vực vùng núi Bắc Bộ có mưa dông từ 10 đến 20mm, có nơi trên 30mm; khu vực các tỉnh Bình Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng từ 10 đến 40mm, có nơi trên 60mm. Người dân và du khách cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện.
Nhận xét
Đăng nhận xét