Hôm nay ngày 11 tháng 9 năm 2024,

 


                Hôm nay ngày 11 tháng 9 năm 2024, thứ tư thời tiết 24-27 độ, độ ẩm 98%. Ngày 11/9/2001, gần 3.000 người đã thiệt mạng trong loạt vụ tấn công khủng bố nhằm vào các biểu tượng quyền lực của Xứ Cờ hoa. Đây là cuộc tấn công khủng bố gây chấn động cả thế giới và dẫn đến những thay đổi lớn trong lòng nước Mỹ. MƯA RÀO SUỐT TỐI, ĐÊM QUA & SÁNG NAY. Vào 5h sáng đến 6h trời tạnh ráo nên tôi đi thể dục thường ngày ra vườn hoa Vạn Xuân tập mấy bài hỗn hợp rồi về qua ngõ 3 lại có mưa rào nhẹ…Sau khi làm vệ sinh cá nhân, nấu nước pha trà rồi lên tầng thượng giặt máy. Tôi sang nhà bác Hải sắt uống trà cùng các ông Hình, Ngọc ĐÃ NHỜ BÁC HẢI KHI TẠNH MƯA CHỈNH LẠI BÁNH TRƯỚC XE MÁY ĐIỆN BỊ KẸT để chiều sẽ đón hai chị em theo lịch đều là 16:50. Sớm nay mẹ Vy đánh thức hai chị em dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đi học, ngoài trời còn mưa lác đác nên bố Thao dùng áo mưa chở chị Vy lên Trần Phú rồi quay lại ngõ Phạm Ngũ Lão đưa em Kiên vào 1A Lê Lợi, (Hà Nội đã có trên 120 trường cho học sinh nghỉ học chống lũ, mưa ngập). Sau khi đưa con đi học bố Thao cũng đi làm sớm, mẹ Quỳnh sáng nay đi làm thông ca ngay đầu giờ, bà nội Kiên ở nhà xem tivi vì ngoài trời đang đổ mưa rào, mặc dù trời đang mưa vẫn ra quầy vé để thanh toán tiền 2 ngày bán trước rồi về nấu cơm trưa. Hà Nội đã phát lệnh báo động nước sông lên số 2, Sơn Tây báo động mực nước sông Hồng Hà lên số 3 các tỉnh đông & tây bắc vẫn đang mưa to & nước xả lũ bên Trung Quốc cũng tràn về, HANOION có Vidio tổng kết các năm GIÁP THÌN 1904-1964-2024 là những năm nước lũ lớn. Ngay tại đồng hồ nước nhà 06/40/3 nước vẫn liên tục chảy ra đường, người nhận định là nước cống rãnh mưa nhiều nằm trong lòng đất, kẻ thì nhận đị vỡ ống cấp nước sạch của công ty cấp nước thị xã. Ngoài đường các phương liên tục phát tin phòng chống hoàn lưu cơn bão Yagi số 3 chống ngập & lụt, sạt lở đất. Lúc này 9:13 MƯA RÀO VẪN ĐỀU ĐỀU ĐỔ XUỐNG THỊ XÃ…Chiều nay bố Thao & bà nội Kiên đi làm lúc đầu giờ, tôi tự tìm hiểu van tổng ngoài ngách 40 đóng mở, nhưng dòng nước trong đáy đồng hồ nhà ông Ngọc vẫn duy trì lưu lương khi đóng van 34 vòng NHƯ VẬY KHÔNG PHẢI NƯỚC SẠCH ỐNG BỊ VỠ, sang nhà bác Hải sắt trả cờ lê tròng rồi tự tìm hiểu do phanh trước đàn hồi kém làm bó bánh, nên đã cho phanh trước trở về không để bánh trước chạy tít….Chiều nay 16:30 vẫn mưa, tôi sẽ lên đón Kiên TH Lê Lợi cùng lên Trần Phú để cùng đón chị Vy khi tan học 17h.

 

Những trận bão lũ kinh hoàng năm Giáp Thìn

Năm Giáp Thìn 1904 đã xảy ra cơn bão kinh hoàng ở vùng Nam Bộ, trung tâm là tỉnh Gò Công xưa, sau này dân gian thường gọi là Năm Thìn bão lụt. Năm 1964 lũ trận lụt lịch sử xảy ra ở miền Trung. Năm 2024 này chúng ta đang chứng kiến trận lũ lụt lịch sử xảy ra ở nhiều tỉnh, thành miền Bắc.

Current Time1:27
Duration24:15
Loaded6.48%

Những trận bão năm Giáp Thìn

Vào những ngày này của năm Giáp Thìn 2024 - những người dân miền Bắc đã phải căng mình chống chọi với bão số 3 (siêu bão Yagi) tiếp đó là trận lũ kinh hoàng sau bão.

Dân ta chiêm nghiệm, đúc kết: những năm Giáp Thìn thường có bão tố dữ dội và lũ lụt kèm theo. Và trong lịch sử hơn 100 năm lại đây là hai trận bão, lũ lụt kinh hoàng xảy ra vào năm 1904 và 1964.

Theo như sử sách ghi chép: Nam Bộ vốn là vùng đất lành, hiếm khi có bão lụt, nhưng năm Giáp Thìn 1904 đã xảy ra cơn bão kinh hoàng ở vùng Gò Công xưa, dân gian thường gọi là Năm Thìn bão lụt. Đó là ngày 1/5/1904, tức ngày 16/3 năm Giáp Thìn, tâm bão vào ven biển Gò Công nhưng khu vực tàn phá rất rộng, từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến tận Rạch Giá, Cà Mau. "Thình lình một trận bão thinh không/ Nước lụt năm rồng gặp tháng rồng/ Giông thổi trốc cây chim khiếp vía/ Đất bằng nổi sóng chúng kinh hồn", đó là mấy câu thơ (trích) đăng trên tờ Nông Cổ Mín Đàm, số ra ngày 9/6/1904.

Làng mạc Gò Công tiêu điều chết chóc sau bão lụt.
Làng mạc Gò Công tiêu điều chết chóc sau bão lụt.

Đúng 60 năm sau, năm Giáp Thìn - 1964, đồng bào miền Trung phải hứng chịu trận lũ lịch sử, trận lũ năm Thìn - gây thiệt hại thảm khốc cho các tỉnh, thành từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định. Nặng nề, thảm khốc nhất là Quảng Nam. Tài liệu lịch sử còn lưu: "Xác người thiệt mạng và gia súc, gia cầm bị cuốn theo dòng nước về tận vùng biển, chất ứ thành một bờ đê thi thể người!".

Trong ba năm Giáp Thìn 1904, 1964, 2024, Việt Nam phải hứng chịu những cơn siêu bão lũ cuồng nộ, lần lượt ở ba miền: Nam, Trung, Bắc, thực sự là tang thương, thảm họa, thiệt hại vô cùng lớn về người và tài sản.

Năm Giáp Thìn 1904, theo thống kê của chính quyền tỉnh Định Tường và Gò Công thời đó, có hơn 5.000 người chết, nhiều vật nuôi bị nhấn chìm, nhà cửa sập đổ la liệt. Nam Kỳ tuần báo số 85, ra ngày 8/6/1944, có bài "Trận bão năm Thìn" của Mỹ Xuân tường thuật khá chi tiết về cơn bão này trên đất Sài Gòn: "Có đến 900 cây lớn trốc gốc nằm ngổn ngang trên các con đường, lá cây rụng lấp cả đường đi. Nhà lá thì trốc lá bay tứ tung khắp nơi, phủ dày mặt đường có chỗ lên đến 2m. Trong chợ, các thớt thịt ngã đổ chất đống lên nhau".

Từ tư liệu còn lưu, nhà văn Sơn Nam và nhà báo Tô Nguyệt Đình có viết: "Ngày 16 tháng 3 Âm lịch năm Giáp Thìn, nhằm ngày 1/5 Dương lịch năm 1904, một trận lụt nổi lên phá hoại toàn cõi Nam kỳ. Riêng hai tỉnh Mỹ Tho và Gò Công là thiệt hại nặng nhất."

60 năm sau, kể từ năm 1904, thì vào năm 1964 - cũng là năm Giáp Thìn, đồng bào miền Trung phải hứng chịu trận lũ lịch sử, gây thiệt hại thảm khốc cho các tỉnh thành từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định.

Trận đại hồng thủy năm 1964 ở Miền Trung.
Trận đại hồng thủy năm 1964 ở Miền Trung.

Làng Đông An, xã Quế Phước, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam là nơi hứng chịu tang thương nhiều nhất khi lũ đã cuốn trôi toàn bộ nhà cửa, san bằng làng mạc và đớn đau nhất là nhấn chìm, cuốn đi gần hết người dân trong làng, tổng cộng 1.481 người chết, trong đó 888 người trong độ tuổi từ 1 đến 16 tuổi; trong làng chỉ còn 19 người sống sót.

Thảm họa này được lưu truyền trong dân gian với tên gọi "Đại họa năm Thìn". Bà Đỗ Thị Liễu, sinh năm 1933, làng Đông An, Quế Phước, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, là một trong những người may mắn sống sót, nhưng bà đã mất tất cả 6 người con trong cơn đại hồng thủy năm Thìn.

Ký ức kinh hoàng về đại hồng thủy năm 1964 vẫn còn in đâu trong tâm trí bà: "Cái ghe bắt đầu chìm. 4 đứa nhỏ ngồi trong ghe cầu cứu, nó đưa tay kêu cứu, tôi cũng kêu cứu cùng. Lúc đó nước ngập hết vào mặt, tôi đã nghĩ mình không sống được. Nghĩ đến mà ám ảnh, tôi không thể nào quên được"

Và cũng sau 60 năm kể từ năm 1964, miền Bắc vừa phải đối mặt với trận siêu bão và đang phải đối mặt với trận cuồng lũ sau bão. Mức độ tàn phá của bão đã ghê gớm; mức độ càn quét của lũ cực kỳ nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cả về người và của cải. Hiện người dân các tỉnh miền Bắc đang phải từng giờ từng phút căng mình chống chọi với lũ quét và ngập úng xảy ra trên diện rộng.

Miền Bắc đang căng mình chống lũ.
Miền Bắc đang căng mình chống lũ.

Trong quá trình tìm hiểu về những cơn bão lịch sử năm Giáp Thìn, Đài Hà Nội đã tìm thấy những tư liệu về trận bão lụt 1904 trong cuốn "Chuyện xưa tích cũ" do nhà văn Sơn Nam và nhà báo Tô Nguyệt Đình thực hiện. Trong chuyện Bão lụt năm Thìn hai tác giả dẫn mấy câu ca truyền lại:

Vừa đi vừa ngó các đồng

Trâu heo bò ngựa tràn đồng sình trương

Tử thi xem thấy thảm thương

Thây trôi như củi đào mương tấp vào…

Hơn một thế kỷ trôi qua, năm Thìn bão lụt vẫn còn là nỗi kinh hoàng với người dân Nam Bộ.

Theo các chuyên gia, sở dĩ các trận lũ kinh hoàng gây thiệt hại quá lớn về người và tài sản cũng do xuất phát từ một phần tâm lý chủ quan của người dân, thường cứ nghĩ bão qua là thở phào nhẹ nhõm. Nhưng kỳ thực thì sau bão luôn kèm theo hoàn lưu mưa lớn, sinh lũ lớn, khiến một vùng rộng lớn đối mặt với nguy cơ ngập lụt, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.

Kinh nghiệm chống lũ của người xưa

Từ kinh nghiệm thực tiễn và óc sáng tạo, người dân có phương cách để sống chung với lũ. Như nhà rường của người dân Thừa Thiên Huế. Nhà rường không chôn cột xuống đất mà kê trên những tấm đá tảng để chống ẩm mốc làm hư hại cột gỗ. Cột kèo được tính toán để có sự liên kết bền vững trước cơn bão lớn. Phần gác của mỗi ngôi nhà rường là nơi chứa tài sản và chỗ người dân tá túc khi lũ dâng.

Ngôi nhà rường vùng Thừa Thiên Huế ra đời từ sự khắc nghiệt của vùng đất thường xuyên bị bão lụt hoành hành. Ngôi nhà rường cũng là phương cách thích nghi, là kiểu sống chung với bão lũ của người dân xứ Huế.

Nhà rường ở Huế.
Nhà rường ở Huế.

Thời xưa, do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của thiên tai gió bão bằng cách quan sát tự nhiên: "Trông trời, trông đất, trông mây. Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm…"

Từ xưa, ông bà có câu tục ngữ nằm lòng: "Chớp bể, mưa nguồn: nơi phía bể có chớp lạ, tức có bão tố, thì tất yếu nơi thượng nguồn rừng núi sẽ có mưa lớn; mưa lớn sinh ra lũ lụt". Như sau cơn siêu bão Yagi, lập tức, ngay sau đó từ Việt Bắc, Tây Bắc và cả khu vực miền Trung, Tây Nguyên xảy ra những trận mưa lớn, thành trận lũ diện rộng kinh hoàng.

Ngoài ra, các cụ còn tổng kết hiện tượng thiên văn thành câu ca. Những kinh nghiệm ấy đã được khoa học hiện đại ngày nay kiểm chứng. Chỉ có điều, hiện nay, môi trường đang bị hủy hoại, sự đa dạng muôn loài bị đe dọa, văn hóa truyền khẩu bị thất truyền, con người cũng dần mất đi năng lực thích ứng với thay đổi của tự nhiên.

Dân gian có câu: "Mống bên Đông, cầu vồng bên Tây, không mưa dây cũng bão giật." Mống là đám mây đùn lên từ phía Đông, quan sát lúc sáng sớm khi mặt trời sắp mọc.

Và ngày nay khi khoa học công nghệ bùng nổ, ngày một tiến bộ, hiện đại thì chúng ta có nhiều cách thức dự báo thời tiết, kịp thời và chuẩn xác hơn nhưng những bài học từ dân gian vẫn còn giá trị.

Cách đây hàng ngàn năm, Đồng bằng Bắc bộ hiện nay còn là một vùng đất thấp được bồi đắp bởi phù sa con sông Hồng. Hàng năm, khi nước sông dâng cao, nhiều khu vực sinh sống của cư dân bị ngập lụt, gây thiệt hại lớn. Vì thế, hệ thống đê điều là hình thức bảo vệ đầu tiên mà tổ tiên ta nghĩ đến để phòng chống thiên tai bão lụt.

Theo sách Đại Việt Sử ký Tiền Biên của Ngô Thì Sĩ, thì việc đắp đê chỉ mới diễn ra vào thời Lý với đê ở phường Cơ Xá, đắp xong năm 1108, để bảo vệ kinh thành Thăng Long.

Đến tháng 3 năm Mậu Thân (1248), nhà Trần cho đắp đê có nhiều chỗ vòng ra, giống hình cái quai vạc, nên gọi là đê Đỉnh nhĩ. Lần đầu tiên đê này được đắp suốt từ đầu nguồn đến bờ biển để ngăn nước lụt khỏi tràn ngập. Con đê giúp dân có thể gieo cấy vào tháng 5 hàng năm và khi vụ mùa chấm dứt, người ta để cho nước tràn vào ruộng.

Nhà Trần cho đắp đê. (Ảnh minh họa)
Nhà Trần cho đắp đê. (Ảnh minh họa)

Đến thời Lê, triều đình nỗ lực tôn tạo và đắp mới hệ thống đê điều dọc theo sông Hồng, đặc biệt là vùng Sơn Tây và Hà Nam, đặt ra những điều luật nghiêm ngặt quanh việc quản lý đê.

Năm 1809, triều đình định kiểu mẫu các đê ở Bắc thành, theo đó:

- Với sông lớn: Ở thượng lưu và trung lưu, mặt đê rộng 8m (2 trượng), chân đê 28m, cao 4,8m; ở hạ lưu, mặt đê rộng 4,8m, chân đê 20m, cao 4m.

- Với sông nhỏ: Mặt đê rộng 3,6 m, chân đê 12m, cao 3,6m.

Năm 1830, chiều dài tổng cộng của hệ thống đê tại miền Bắc đã đo được 333.616 trượng (khoảng 1.300km), bằng chiều dài đường bộ từ Hà Nội vào đến Nha Trang.

Hội An nằm gần cửa biển lớn nhất tỉnh Quảng Nam - Cửa Đại. Do nằm trong vùng bão lũ và tình trạng này đã diễn ra từ lâu đời, ông cha ta khi dựng nhà đã tính đến chuyện sống chung với lũ lụt một cách khéo léo, đưa ra các giải pháp kỹ thuật phù hợp để giảm tác động của gió bão, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể gây ra.

Dãy nhà được xây thành cụm tựa sát vào nhau vững chắc và các nhà bố trí so le nhau một cách ngẫu nhiên góp phần hạn chế tác động của gió bão và dòng chảy nước lũ. Nền nhà ở khu vực thấp lụt thường được xây cao từ 2 đến 3 bậc cấp so với vỉa hè, hoặc nhiều hơn, từ 0,30m trở lên. Hầu hết, những ngôi nhà trên các tuyến đường này thường được làm thêm gác lửng hoặc kiểu nhà hai tầng để đảm bảo sinh hoạt của gia đình trong thời gian lũ lụt.

Với các ngôi nhà hai tầng, sàn tầng 2 thường chừa sẵn một ô thông tầng để khi lũ lụt, hàng hóa, vật dụng được chuyển lên trên một cách nhanh chóng thông qua một ròng rọc đặt chính giữa ô thông tầng này.

Tuy nhiên, sức mạnh từ thiên nhiên, hiểm họa từ thiên tai bão lũ là hết sức khó lường dù chúng ta vẫn luôn có những cảnh giác, những đối phó trước những tình huống xảy ra. Hoàn lưu sau bão Yagi đã gây mưa to, lũ quét, ngập lụt ở hàng loạt tỉnh thành miền Bắc, trong đó có Hà Nội.

Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đưa con số thống kê thiệt hại về người ở các tỉnh tính đến 13h00 hôm nay ngày 10/9.

Thống kê thiệt hại về người tại miền Bắc đến 15h00 ngày 10/9.
Thống kê thiệt hại về người tại miền Bắc đến 15h00 ngày 10/9.

Thiệt hại thống kê đến 13h00 ngày 10/9/2024 như sau:

- Về người: 146 người chết, mất tích (82 người chết, 64 người mất tích), cụ thể:

+ Cao Bằng: 55 người tại huyện Bảo Lạc (19 người chết, 36 người mất tích).

+ Lào Cai: 30 người (19 người chết, 11 người mất tích), gồm: Sa Pa 08, Bát Xát 10, Si Ma Cai 04, Bắc Hà 06, Văn Bàn 02.

+ Yên Bái: 28 người do sạt lở đất (22 người chết, 06 người mất tích), gồm: Lục Yên: 13, TP Yên Bái 14, Văn Chấn 01.

+ Quảng Ninh: 09 người chết (do bão 08 người; lũ cuốn 01 người).

+ Hải Phòng: 02 người chết do bão.

+ Hải Dương: 01 người chết do bão.

+ Hà Nội: 01 người chết do bão.

+ Hòa Bình: 04 người chết do sạt lở đất.

+ Lạng Sơn: 02 người chết do lũ cuốn, sạt lở đất.

+ Bắc Giang: 01 người chết do lũ cuốn.

+ Tuyên Quang: 02 người mất tích do lũ cuốn.

+ Hà Giang: 02 người (01 người chết; 01 người mất tích).

+ Lai Châu: 01 người chết do sạt lở đất.

+ Phú Thọ: 08 người mất tích (sự cố sập cầu Phong Châu).

Tình người trong bão lũ năm Thìn - 2024

Và trong cảnh khó khăn, mất mát từ cơn bão số 3, có những hình ảnh đẹp, đầy xúc động, nhiều hành động giúp đỡ, sẻ chia với nhau của của lực lượng chức năng và người dân làm tình người thêm ấm áp. Những hình ảnh, nghĩa cử cao đẹp đó đã được người dân ghi nhận, chia sẻ và trân trọng. Mưa lũ càn quyết nhưng đã để lại những tình cảm quân dân thắm thiết, nhân dân đoàn kết một lòng sẻ chia khó khăn cùng nhau vượt gian khó.

Lực lượng chức năng không ngại nguy hiểm cứu người dân.
Lực lượng chức năng không ngại nguy hiểm cứu người dân.

Những hình ảnh đẹp liên tục được lan tỏa. Những người nhận được sự giúp đỡ đăng tải lời cảm ơn trên trang cá nhân mong người giúp mình đọc được, bởi họ chẳng kịp hỏi tên, chẳng biết ai là người giúp mình...

Hình ảnh những chiếc xe ô tô chắn gió cho người đi xe máy trên đường.
Hình ảnh những chiếc xe ô tô chắn gió cho người đi xe máy trên đường.


Vỡ đê sông Lô tại Tuyên Quang: Khẩn trương triển khai công tác vá đê

00:00/01:05

Hàng trăm người dân và các lực lượng chức năng vẫn đang khẩn trương chuyển các bao đất tới vị trí vỡ đê; nhiều xe tải chở đá và máy xúc cũng đã được huy động tới hiện trường để ứng phó với sự cố.

Vỡ đê sông Lô tại Tuyên Quang: Khẩn trương triển khai công tác vá đê - 1

Hàng trăm người dân và các lực lượng chức năng vẫn đang khẩn trương chuyển các bao đất tới vị trí vỡ đê. (Ảnh: Quang Cường/TTXVN)

Tối 10/9, ông Giang Tuấn Anh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Sơn Dương, Tuyên Quang xác nhận đê sông Lô đoạn qua xã Quyết Thắng đã bị vỡ do nước sông lên cao. Hiện công tác vá đê đang khẩn trương được triển khai.

Đoạn đê bị vỡ dài khoảng 10m giáp ranh với xã Hợp Nhất của huyện Đoan Hùng, Phú Thọ. Trước đó tại vị trí này đã có dấu hiệu của rò rỉ nước , công tác di dời người dân trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng đã được triển khai nên không có thiệt hại về người.

Thời điểm 22 giờ (10/9), hàng trăm người dân và các lực lượng chức năng vẫn đang khẩn trương chuyển các bao đất tới vị trí vỡ đê. Nhiều xe tải chở đá và máy xúc cũng đã được huy động tới hiện trường để ứng phó với sự cố.

Những ngày qua, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có mưa lớn.

Cùng với Thủy điện Tuyên Quang mở hết 8 cửa xả đáy đã khiến lũ trên sông Lô lên cao gây ngập úng tại nhiều khu vực.

Tối 10/9, tình hình lũ các sông trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ: Cấp 3 tại Tuyên Quang.

Theo www.vietnamplus.vn

Hà Nội: Báo động lũ cấp II trên sông Hồng

Trung Nguyên  11/09/2024 06:54

Đêm 10-9, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố Hà Nội ban hành Lệnh số 61/L-BCH, báo động lũ cấp II trên sông Hồng, căn cứ vào mực nước sông Hồng tại Hà Nội (Long Biên) hồi 23h30 ngày 10-9 là 10,50m (mực nước báo động II là 10,50m).

img_20240911_064440.jpg
Nước lũ trên sông Hồng qua địa phận quận Hoàn Kiếm đang dâng cao ở mức báo động II. Ảnh: Trung Nguyên

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố Hà Nội ban hành lệnh báo động lũ cấp II trên sông Hồng vào hồi 23h30 ngày 10-9, tại địa phận các quận: Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên và các huyện: Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các quận, huyện, các đơn vị ở địa phận trên và các ngành, các cán bộ đã được giao nhiệm vụ thi hành nghiêm chỉnh những quy định khi có lệnh báo động II.

Báo động cấp II là mức giới hạn mực nước cho biết lũ trong sông đã lên đến mức trung bình. Nước lũ bắt đầu gây ảnh hưởng ngập lụt và tác động xấu đến dân sinh, kinh tế, xã hội.




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy