Hôm nay ngày 03 tháng 9 năm 2024 thứ ba,
Hôm nay ngày 03 tháng 9 năm 2024 thứ ba, thời tiết 26-34 độ, độ ẩm 62%. Vào 4:40 tôi dậy Vào 4:40 Trời mưa nên tôi nghỉ thể dục, mưa đến hơn 8h sáng, bà chủ đi ra bán hàng, tôi ngồi nhà xem A13 vì hai cháu dậy muộn, sau đó hơn 9h gọi điện cho Huyền bán bánh tẻ ở Trạng Trình gửi tiền 240.000k, hơn 10h thì hai bác Lân Thủy đến chơi, xe đi nhầm đường do người lái xe của cháu Hà chưa lên bao giờ, nên ông đến nhà PHỞ LÂN xin số điện thoại, sau đó Phương cho con trai là Vũ Mạnh Quân đi xe máy điện xanh đưa hai ông bà đến nhà, sau khi lên thắp hương cho hai cụ Tư Tiến ông bà xuống nói câu chuyện họ Phùng-làng Tân & quê ngoại Vĩnh Quỳnh Văn Điển Thanh Trì, hơn 10h ông bà cùng tôi & lái xe ra hoa Sữa ăn trưa đến hơn 12h tôi cám ơn hai bác trở lại ngõ Rau về nghỉ trưa. Chiều nay hai mẹ con Vy đi sắm đồ, Kiên ở nhà xem YouTube tôi lên PC viết bài, bà nội Vy cùng bố Thao đi làm trong tiết trời không mưa & mát…CƠN BÃO SỐ 3 NĂM 2024.
Bão Yagi tiếp tục mạnh thêm, Thủ tướng ra công điện khẩn
(Dân trí) - Theo dự báo, bão Yagi sẽ tiếp tục mạnh thêm, sức gió mạnh nhất trên biển có thể đạt cấp 13, giật cấp 16 trong những ngày tới, khả năng rất cao ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền nước ta.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão Yagi (bão số 3).
Sáng 3/9, cơn bão có tên quốc tế Yagi đã vào khu vực đông bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm 2024, với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 12.
Dự báo, bão số 3 sẽ tiếp tục mạnh thêm, sức gió mạnh nhất trên biển có thể đạt cấp 13, giật cấp 16 trong những ngày tới, di chuyển nhanh về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc) và khu vực Vịnh Bắc Bộ, khả năng rất cao ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta.
Đây là cơn bão được dự báo có cường độ rất mạnh, để chủ động ứng phó với bão và mưa lũ do ảnh hưởng của bão, Thủ tướng yêu cầu bộ trưởng các bộ và chủ tịch UBND các địa phương theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tình hình bão; kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm "bốn tại chỗ".
Lãnh đạo Chính phủ quán triệt không được để bị động, bất ngờ; bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, các địa phương cần tập trung bảo đảm an toàn cho các hoạt động trên biển, đảo; tổ chức rà soát, kiểm đếm, chủ động thông tin, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết, không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn; có biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu...
Địa phương cũng cần chủ động tổ chức sơ tán người dân ra khỏi những nhà yếu không đảm bảo an toàn, khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở, nhất là ở cửa sông, ven biển...
Thủ tướng lưu ý kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, hạn chế người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ, mưa lũ lớn để đảm bảo an toàn.
Đối với khu vực miền núi, Thủ tướng chỉ đạo địa phương chủ động di dời, sơ tán dân tại khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất.
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát tình hình bão, lũ, chủ động chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương liên quan kịp thời triển khai có hiệu quả công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập...
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường theo dõi chặt chẽ, tăng cường bản tin dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến bão, mưa lũ, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để các cơ quan liên quan và người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
Bộ trưởng các Bộ Quốc phòng, Công an, được giao chỉ đạo lực lượng đóng trên địa bàn rà soát phương án ứng phó, chủ động tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện sẵn sàng hỗ trợ địa phương ứng phó với bão, lũ, sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn.
Nhận xét
Đăng nhận xét