Khánh thành Chùa Thượng-Chùa Đại Tuệ 11/10/15

Sáng nay 11/10/15 Trời vẫn mưa, đến trưa mới tạnh. Vào 15h tổ thợ khu phố Tiền Huân phường Viên Sơn đã giúp gia đình dỡ xong phần mái của nhà 15 PĐC, còn lại phần tường nhà 15 và tường rào 15B, cắt tỉa cây Xoài, chuyển đất để lấy mặt bằng…ngày mai tiếp tục. Giôn đêm nay phải tạm cư sang 15B, chắc rồi cũng phải tự thích nghi…Tối nay tôi lại vào thăm động viên nó trong tối nay.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam khánh thành Chùa Thượng-Chùa Đại Tuệ

BÍCH HUỆ (TTXVN/VIETNAM+) 
Điểm nhấn của Chùa Thượng là Đại tháp Đại Tuệ cao 9 tầng. (Nguồn: baonghean.vn)

Ngày 11/10 tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ khánh thành Chùa Thượng-Chùa Đại Tuệ. 

Ngôi Chùa được đánh giá không chỉ là trung tâm Phật giáo mang tầm khu vực mà còn là địa danh du lịch tâm linh, là mái nhà chung để phật tử tu tập, đồng thời giáo dục đạo đức cho quần chúng nhân dân hướng tới “chân, thiện, mỹ.”

Chùa Đại Tuệ ghi dấu Phật giáo lâu đời trên vùng đất Nghệ An, non nước điệp trùng, cây cỏ xanh tươi bốn mùa. Lịch sử ghi lại, chùa có cách đây trên 600 năm do Vua Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương xây để thờ Phật bà Đại Tuệ - người đã có công phù hộ cho nhà Hồ xây thành đắp lũy trên núi Đại Tuệ để chống giặc Minh xâm lược nước ta. 

Chùa còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện, gắn với cuộc đời của nhiều vị vua như Vua Mai Hắc Đế lập chúa; Vua Hồ Quý Ly tôn thờ Phật Mẫu Đại Tuệ; Vua Quang Trung thao luyện binh lính trên đường hành quân; Vua Cảnh Thịnh tu hành lúc cuối đời...

Qua thời gian, chùa Đại Tuệ chỉ còn phế tích, song nhân dân địa phương và du khách vẫn hàng ngày trèo dèo lội suối lên nền chùa thắp hương cầu Phật và phụng thờ những người có công với nước.

Theo quy hoạch, chùa Đại Tuệ có diện tích xây dựng trên 20ha với gần 20 hạng mục công trình. Chùa Đại Tuệ gồm 4 ngôi bảo điện chính, được trải dài từ chân núi lên đến đỉnh núi, bắt đầu là Chùa Trình... tiếp theo là Chùa Hạ, Chùa Trung và trên đỉnh là Chùa Thượng. 

Chùa được thiết kế dựa trên tư tưởng Tam thân Phật, với ý nghĩa Chùa hạ đại diện cho Ứng thân Phật, chùa Trung đại diện cho Báo thân Phật và Chùa Thượng đại diện cho Pháp thân Phật.
Chùa Thượng-Chùa Đại Tuệ có khuôn viên 600m2, nằm ở độ cao 450m so với mực nước biển trong một không gian tĩnh lặng, cảnh vật thơ mộng hữu tình. Chùa bao gồm Bảo tháp Đại Tuệ cao chín tầng, một ngôi Đại hùng bảo điện hai tầng, một ngôi Tổ đường, một nhà thờ Ngũ đế cùng với khu Tăng xá, nhà cư sỹ, khách đường, lầu chuông lầu khánh... Đứng từ đây, du khách có thể chiêm ngưỡng cả một vùng di tích danh thắng bao quanh.

Sau ba năm thi công, Chùa Thượng chính thức hoàn công Đại pháp Đại Tuệ, Đại hùng bảo điện, Tổ đường, nhà thờ Ngũ đế. Điều đặc biệt của Chùa Thượng là toàn bộ hệ thống tượng pháp trên đại tháp được thiết kế toàn bằng ngọc quý, hệ thống tượng pháp trong Đại điện cũng như Tổ đường và nhà thờ Ngũ đế được làm từ gỗ dâu nguyên khối; tất cả hệ thống câu đối đại tự trên chùa Đại Tuệ được viết bằng chữ thuần Việt. 

Đây là điểm nhấn đặc sắc nhằm tôn vinh nét đẹp và giá trị trường tồn của văn hóa Việt. Các công trình đều mang nét kiến trúc văn hóa truyền thống dân tộc, hài hòa với không gian thờ tự, thiết thực cho nhu cầu tín ngưỡng tâm linh và tu học Phật pháp của tăng ni phật tử.

Chùa Đại Tuệ là ngôi chùa duy nhất trên địa bàn cả nước thờ Phật mẫu Đại Tuệ, một không gian chứa đựng trí tuệ phi phàm của Đức Phật, hướng dẫn nhắc nhở mỗi người nhớ về luật nhân quả, tự tu dưỡng thành tâm hành động bằng những việc thiện. 

Sau khi hoàn thành công tác phục dựng, chùa Đại Tuệ không đơn thuần chỉ là một nơi sinh hoạt tôn giáo thiêng liêng mà đồng thời là một điểm đến du lịch với đầy đủ các yếu tố tâm linh, lịch sử, văn hóa, môi trường, du lịch phục vụ khách tham quan trong nước và quốc tế./.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy