Ngày 18 tháng 05 năm 2017 thứ năm

Ngày 18 tháng 05 năm 2017 thứ năm, hôm nay Sơn Tây nhiệt độ là 20-23 trời mưa dầm buổi sáng, sang nhà Hải sắt uống trà, chiều lại tắm chanh cho hai khuyển, cóp pi 9 phai ra USB để lưu thông tin.


 Thứ Năm, 18/05/2017 - 14:10

Độc giả Dân trí "dậy sóng" vì phát ngôn của Chủ tịch Hiệp hội Xăng Dầu

Dân trí Những phát biểu của ông Phan Thuế Ruệ, lãnh đạo của Hiệp hội Xăng Dầu Việt Nam, đồng thời cũng là nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương, đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ phía độc giả Dân trí. Trong hàng nghìn bình luận gửi về báo, nhiều ý kiến công khai phản đối phát ngôn của ông Ruệ.
 >> Tăng thuế xăng lên 8.000 đồng/lít là "trách nhiệm của công dân"?
 >> Đề xuất nâng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu khi vẫn còn lãng phí, gian lận thuế
 >> Độc giả bức xúc với đề xuất tăng thuế môi trường xăng dầu lên 8.000 đồng/lít

(Ảnh minh hoạ).
(Ảnh minh hoạ).
Thuế tăng, môi trường có được cải thiện?
Liên quan tới đề xuất tăng khung thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng dầu lên mức tối đa 8.000 đồng/lít, phát biểu tại một hội thảo mới đây, ông Phan Thế Ruệ - Chủ tịch Hiệp hội Xăng Dầu Việt Nam cho rằng: ""Thuế nhập khẩu giảm tiếp xuống 0% thì phải tăng thuế khác để bù vào”.
"Rõ ràng đây là trách nhiệm của công dân với đất nước. Nếu giảm thuế nhập khẩu mà tăng thuế nội địa thì giá bán lẻ xăng dầu không thay đổi, giá vẫn thế. Vì giá bán lẻ phụ thuộc vào nhiều loại thuế, tăng cái này, giảm cái kia thì vẫn không thay đổi”, ông Ruệ phát biểu.
Khẳng định Hiệp hội Xăng Dầu “ủng hộ sớm điều chỉnh thuế nội địa để làm sao luôn chiếm trên 50% cơ cấu giá để đảm bảo thu ngân sách”, ông Ruệ cũng nhiều lần nhấn mạnh “là người công dân phải có nghĩa vụ nộp thuế, nộp ngân sách”.
Những phát biểu của ông Ruệ, lãnh đạo của Hiệp hội Xăng Dầu Việt Nam, đồng thời cũng là nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương, đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ phía độc giả Dân trí. Trong hàng ngàn bình luận gửi về báo, nhiều ý kiến công khai phản đối phát ngôn của ông Ruệ.
Nhiều độc giả cho rằng, việc đóng thuế là trách nhiệm của người dân nhưng điều quan trọng là tiền thuế của dân có được sử dụng đúng mục đích hay không.
Độc giả Nguyễn Thế Vinh bình luận: "Muốn đất nước phát triển, từng đồng thuế của người dân cần được hạch toán, báo cáo rạch ròi. Đến bao giờ người dân mới được quyền giám sát đồng thuế mà mình mồ hôi công sức kiếm được”.
Hay như độc giả Nguyễn Thành Nam cho rằng: "Tôi đồng ý cho các vị tăng. Nhưng các vị có đảm bảo tăng giá xong rồi thì môi trường sẽ được cải thiện hay không?”. Độc giả Đậu Tài cũng bình luận: "Chỉ khi chính phủ công khai minh bạch chi tiết khoản tiền dự tính thu được do việc xăng tăng giá vào khoản nào thì mới nói chuyện xem người dân nên có trách nhiệm đóng góp hay không!”
Nhiều ý kiến lo ngại, việc tăng khung thuế bảo vệ môi trường sẽ khiến giá xăng dầu chịu áp lực tăng giá, gây ảnh hưởng tới sản xuất - kinh doanh cũng như đời sống của người dân.
Độc giả Sat Thu bình luận: "Xăng tăng doanh nghiệp làm làm ăn khó khăn, dân thì khổ, lấy tiền đâu để đóng thuế, vậy nhà nước bị thất thu không? Thu được 1 cái bỏ đi cả trăm thứ khác sao? Xăng có giảm mới thúc đẩy được các doanh nghiệp và nhiều ngành sản xuất khác như vậy nhà nước mới thu được thuế chứ. Đó mới là sự hiệu quả. Dân có giàu thì nước mới mạnh, vẫn là câu cũ nhưng để hiểu nó có vẻ khó”.
Nếu mức sống được nâng cao, hoàn toàn ủng hộ ngài Chủ tịch
Đồng quan điểm, độc giả Huy Nguyen cũng cho rằng: "Không biết ngài Chủ tịch hiệp hội xăng dầu sử dụng xe công hay xe tư? Cứ đi xe tư và bỏ tiền túi ra đổ xăng là sẽ biết nên hay không nên thôi. Ngoài ra, còn kéo theo rất nhiều hệ lụy nữa: hàng hóa sẽ hạn chế lưu thông, sản xuất sẽ đình trệ, giá cả sẽ tăng cao... đời sống nhân dân không biết được nâng cao theo giá xăng không, nếu được thì hoàn toàn ủng hộ ý kiến của ngài Chủ tịch”.
Câu chuyện hàng loạt dự án thua lỗ, làm thất thoát tiền ngân sách, tiền thuế của người dân cũng được độc giả đặt ra.
Theo độc giả Lê Bá Tâm: "Là công dân chúng tôi sẳn sàng góp công sức, trí tuệ và hơn thế nữa cho đất nước. Nhưng công dân không có nghĩa vụ nuôi dưỡng những tổ chức, cá nhân kìm hãm sự phát triển của đất nước bằng suy nghĩ không phù hợp, thiếu công bằng, độc quyền... mà cụ thể ở đây là ngành dầu khí biết bao công trình, dự án thất thoát, thua lỗ, phá sản. Tài nguyên quốc gia thuộc sở hữu toàn dân chứ không phải của riêng ngành dầu khí, thử hỏi các anh đã và đang làm gì? Trước khi phán xét!”
Độc giả Thành Hải Nguyễn hài hước: "Tăng lên luôn 80.000 đồng để bù lỗ cho mấy dự án dầu khí luôn, tăng vậy sao đủ?"
Độc giả Hoang Doan: “Cái nào hợp lý thì người dân sẽ ủng hộ, nhưng thấy dạo này nhiều điều bất hợp lý lắm, thu nhập người dân thấp, thuế trăm loại đổ lên đầu, rồi các công trình vô nghĩa nhìn tỷ mọc lên như nấm”.
Hoặc có độc giả phản đối một cách dí dỏm: "Theo tôi thì cứ làm sao tăng khoảng vài trăm nghìn một lít xăng là hợp lý. Như thế thì ai đi xe nữa môi trường sẽ xanh sạch đẹp hơn”.
Cũng có độc giả khẳng định sẽ “đi bộ vì lo giá xăng tăng” hoặc đồng loạt kêu gọi “tăng lương để đủ tiền mua xăng”. Không ít ý kiến cho rằng ngành xăng dầu nên bỏ độc quyền, giảm bớt thuế phí để người dân có thể được sử dụng xăng dầu giá rẻ hơn trong tương lai.
Phương Dung

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm