Chuyển đến nội dung chính

Ngày 27 tháng 9 năm 2017 thứ tư

Ngày 27 tháng 9 năm 2017 thứ tư nhiệt độ là 26-33, trời Sơn Tây mưa buổi sáng, nắng buổi chiều. Từ 1/10-15/10 tổng kiểm tra hộ khẩu toàn thành phố Hà Nội, 6 sáng & 11h trưa che lại chuồng của con Sói mẹ tránh mưa hắt, 9h thu dọn rác nhà Minh lấy thùng để đựng rác cho những ngày tới, 9:30 lên phường để khám sức khỏe nhân ngày 01/10 người cao tuổi, về tiếp anh Ngọc CCB tổ I nộp hai ảnh 2x3 làm thẻ & đóng 500k tiền tiết kiệm của hội. Ngoài ngõ 2 Phù Sa Ánh cúng mụ cho con gái đầu lòng…

Người cao quý tu dưỡng 4 phẩm giá lớn nhất cuộc đời theo đạo của nước

Nước là căn bản của vạn vật trên đời, được các bậc thánh hiền ví với biểu tượng của Đạo. Nước có nhiều tính chất đặc biệt để trở thành một hình thái “độc nhất vô nhị” trên quả đất. Người ta có thể quan sát những động thái của nước để từ đó hiểu được những động thái của Đạo. 
Khổng Tử nói: “Kẻ trí thông đạt đạo lý nên yêu thích cái lưu động không ngừng của nước. Người nhân an nhiên thi hành đạo lý nên yêu thích cái vững vàng bất dịch của núi. Kẻ trí nhận thức linh động, người nhân tâm hồn an tĩnh. Kẻ trí sống vui vẻ, người nhân sống thọ” (Trí giả nhạo thuỷ, nhân giả nhạo sơn. Trí giả động, nhân giả tĩnh. Trí giả lạc, nhân giả thọ). Còn Lão Tử thì rất yêu thích nước, vì nước gần với Đạo. Trong “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử rất nhiều lần luận bàn về đạo của nước. 
Nước không màu, trong suốt, phản chiếu ánh sáng, lại cho phép ánh sáng xuyên thấu. Giống như hư không, nước có khả năng dung chứa và thẩm thấu gần như hoàn hảo. Khi bị khuấy động, nước nổi sóng cuốn bụi trần và hóa đục. Khi sóng yên gió lặng, nước thả bụi trần lắng xuống đáy rồi lại trong suốt như thuở nguyên sơ. 
Tâm hồn con người cũng thế. Khi lo lắng hay bận rộn, tâm hồn sẽ bị khuấy động bởi vô số ý nghĩ, năng lực nhận thức sẽ bị phân tán và rối loạn khiến cái nhìn trở nên không còn tỉnh táo nữa. 
Trang Tử viết: “Người ta không soi bóng vào một dòng nước chảy mà vào một dòng nước đứng. Vậy thì chỉ có cái gì ngưng lặng mới làm cho người khác ngưng lặng được… Nước thật yên lặng thì mực nước bình, vì vậy nó có thể làm chuẩn tắc cho mọi việc…”.  Đạo gia khuyên ta nên giữ tâm hư, tĩnh cốt để có được thần trí sáng suốt. Người ta chỉ có thể ngộ được Đạo khi tinh thần đạt đến mức bình lặng hoàn toàn. 
Biến hóa, linh động
Nước rất linh động, có thể thích ứng với mọi hình thức của vật chứa, nhưng cũng rất ổn định. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, nước vẫn là nước, không thể đánh mất đi bản chất của nó. Gặp lạnh thì đông cứng, gặp nóng thì bốc hơi, nước vẫn là nước, không hề thay đổi tính chất hóa học của nó. 
Đạo cũng thế, hòa hợp muôn vật mà không dừng lại ở một hình thái cố định nào, lưu chuyển biến hóa không ngừng mà đức của nó chẳng hề suy suyển. Kẻ đắc Đạo sống trong đời, cách ứng xử của họ linh động và biến hóa như nước vậy, tri mệnh an thời, ứng cơ lợi vật mà chẳng hề mê mờ thiên tính. 
Đại Đạo rộng lớn như mặt nước không chỗ nào không chảy đến, vạn vật đều dựa vào nó để được ẩm ướt mà sinh trưởng, nó lại không chối từ trách nhiệm, đem mình kính dâng cho tự nhiên mà không đòi hỏi bất cứ sự đền đáp nào. 
Nước biến hóa, linh động. Ảnh dẫn theo lifeonphoto.com
Mềm mại, nhu nhẫn
Nước dường như dịu mềm nhưng năng lực của nó vô cùng to lớn, vô số lòng sông, khe suối trên quả đất này là bằng chứng cho sức mạnh vĩ đại của nước. Lão Tử tán dương năng lực của nước như sau: “Vạn vật dưới trời, không gì mềm yếu hơn nước, mà xét sức công phá thì không gì có thể hơn nó được, không gì thay thế nó được. Mềm thắng cứng, yếu thắng mạnh. Dưới trời không ai biết, không ai có thể làm được“. 
Xét theo lẽ đó, cái dụng của đức nhu thuận thật to lớn. Nhu thuận không chỉ là mềm yếu mà còn là kiên định, là tri thức minh triết xuất phát từ cuộc sống hòa hợp với Đạo. Bởi vì mềm mỏng đại biểu là thể hiện của sức mạnh sinh mệnh, trong sách “Bão phác tử” phần ngoại thiên của tác giả Cát Hồng đã nói “Kim dĩ cương chiết, thủy dĩ nhu toàn.” Có ý rằng kim loại vì cứng mà gãy, nước nhờ mềm mại mà vẹn toàn. 
Nước mềm mại, nhu nhẫn. Ảnh dẫn theo thegioidulich.com.vn
Hạ mình xuống thấp, không tranh giành
Nước có khuynh hướng chảy dồn về chỗ thấp, tái lập thế quân bình, thể hiện đức huyền đồng của Đạo. Lão Tử viết: Bậc thượng thiện giống như nước, nước hay làm lợi cho vạn vật mà không tranh, ở chỗ mà người người đều ghét, nên gần với Đạo. Ôi, vì không tranh, nên không sao lầm lỗi”. (Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, xử chúng nhân chi sở ố, cố cơ ư Đạo… Phù duy bất tranh, cố vô vưu). 
Đặc tính của nước là chân thành giúp đỡ vạn vật mà không tranh giành danh lợi, không tranh giành cao thấp, cũng không tự cho mình là hiểu biết, lại không khoe khoang bản thân. Bởi vì không tranh giành với vạn vật nên nó không có oán hận âu lo. 
Lên trên làm mưa móc, xuống dưới làm sông lạch, nước tưới gội và thấm nhuần vạn vật, không thiên lệch cũng không cạnh tranh (nhu thuận). Bậc thánh nhân đắc Đạo giống như nước, khiêm hòa và lặng lẽ ứng cơ lợi vật, thành tựu đạo hạnh của mình. 
Hạ mình ở chỗ thấp là có thể cùng một chỗ với quảng đại quần chúng, hấp thụ càng nhiều dinh dưỡng đến để làm phong phú bản thân. Cổ nhân nói: “Thiện dụng nhân giả vi chi hạ” , tức là khéo dùng người là hạ mình ở dưới người. 
Nước hạ mình xuống thấp, không tranh giành. Ảnh dẫn theo 2banh.vn
Vị tha
Lão Tử nhận ra ưu điểm của nước là tính vô kỷ, vị tha, làm lợi cho tất cả. Nước lại còn có tính cách nén chịu, sự nén chịu của con đường Nhu: “Thọ quốc chi cấu”, nghĩa là nhận lấy cho mình bụi bặm của quốc gia. Đồng thời “Thọ quốc chi tường”, nhận lấy cho mình sự rủi ro của nước nhà. Đó cũng là tận cùng của vị tha, nhưng chính nhờ thế mới thực làm chủ được sơn hà, xã tắc.
Nói đến vị tha và đón nhận là nói đến đặc tính của nước ở mức tổng thể, tính bao la của nó. Đó là nước Trường Giang chảy miết không ngơi, dù cuốn theo bao nhiêu rác rưởi mà vẫn luôn thanh khiết. Đó là nước của đại dương, dù nuôi ngàn muôn tôm cá mà không bao giờ cạn kiệt. Do đó, đi vào đạo Nước thì Trí không dừng ở đồng dị tiểu tiết, Tâm không thu vào tiểu ngã hạn hẹp, cũng như Chí phải vượt lũy tre xanh. Tấm lòng phải rộng mênh mông để hòa nhập vào tất cả, tức “Vật ngã vi nhất”, đó là tính mở vô độ của nước vậy. 
Hãy học cách sống trong đời ung dung tự tại như nước chảy, linh động mà không biến chất, nhu thuận mà kiên định, khiêm hòa mà đức độ. Đó là cách sống hòa hợp với tự nhiên và rất gần với Đạo. 
Chân Tâm 
Xem thêm: 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy