Ngày 28 tháng 8 năm 2018 thứ ba


Ngày 28 tháng 8 năm 2018 thứ ba trời 29-26 độ đêm & sáng trời mưa BỊ HO NHIỀU, 7h sáng sang nhà Cường Thịnh dự lễ truy điệu ông Nguyễn Mạnh Cường cùng ông Ngọc-ông Sức, 7:30 vào nhà Hải Minh & không ăn sáng để chụp citi lồng ngực kiểm tra sức khỏe GỒM 2 LẦN NÍN SÂU, NGỪNG THỞ, THỞ BÌNH THƯỜNG thời gian chụp khoảng 3 phút không phải tiêm thuốc, hẹn 2h sau lấy kết quả cho thấy chỉ viêm phổi nhẹ, 14h 30 tôi quay lại phòng khám để nhận ba loại thuốc cấp, về ăn tạm quả chuối nhà Hải Minh để giữ huyết áp bình thường. 16:30 đón Hà Vy cùng Hải Minh trong mưa nhẹ. Em bé Cu nhà Hà Vy tròn một tháng tuổi cháu ngoan.

Hơn 138 nghìn tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý

Thứ Ba, 28/08/2018, 16:11:59
 Font Size:     |        Print
 

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
NDĐT - Ngày 28-8, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước VIệt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị sơ kết một năm triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14 và Quyết định số 1058/QĐ-TTg. Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Tại Hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh khẳng định: Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Đề án cơ cấu lại các Tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 ban hành theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã đi vào triển khai được một năm. Quá trình đi vào thực tiễn tuy chưa dài, nhưng những định hướng chính sách vĩ mô, giải pháp tháo gỡ trong hai văn bản quy phạm trên đã tạo ra những dấu ấn rõ nét và chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu và công tác cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 -2020.
Báo cáo cụ thể về kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 và Quyết định 1058, Phó Chánh thanh tra giám sát ngân hàng (NHNN) Nguyễn Văn Du nêu rõ: Đến ngày 30-6, hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) đã xử lý được 138,29 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 (không bao gồm 61,04 nghìn tỷ đồng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu nội bảng). Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng là 70,23 nghìn tỷ đồng (chiếm 50,78%), xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết 42 là 21,59 nghìn tỷ đồng (chiếm 15,61%) và xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 46,46 nghìn tỷ đồng (chiếm 33,59%). Năng lực tài chính của các TCTD được củng cố, vốn điều lệ tăng nhanh dần qua các năm. Chất lượng tín dụng được cải thiện. Nghị quyết 42 bước đầu đã tạo điều kiện quan trọng góp phần xử lý nợ xấu tại các TCTD, đến cuối tháng 6-2018, tỷ lệ nợ xấu so với tổng nợ là 2,09%, giảm so với thời điểm ngày 31-12-2016 (2,46%)…
Tuy đã đạt được kết quả đáng khích lệ, nhưng công tác cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu trong thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc. Theo Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng, dù đạt được nhiều kết quả ấn tượng, nhưng tỷ lệ nợ xấu nói chung, bao gồm cả nợ xấu ngoại bảng của các TCTD vẫn còn cao, ở mức 6,6%, đòi hỏi ngành ngân hàng phải tận dụng tối đa các lợi thế về quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước, các cơ chế, chính sách để xử lý hiệu quả hơn nợ xấu.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Bước vào giai đoạn 2016-2020, Chính phủ thực hiện tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế khi mà dư địa phát triển chật hẹp. Do vậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm Đại hội Đảng lần thứ XII đặt ra là tập trung tái cơ cấu nền kinh tế. Nghị quyết Trung ương 4 và 5 vừa qua đã nhấn mạnh vấn đề cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý căn bản nợ xấu trên nguyên tắc thị trường, bảo đảm quyền lợi người gửi tiền, nâng cao năng lực quản trị của các TCTD theo tiêu chuẩn quốc tế. Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ mà trực tiếp là NHNN đã bám sát nhiệm vụ này, tìm phương cách, công cụ thực hiện, đánh giá thực trạng, rà soát pháp lý của việc xử lý nợ xấu. Riêng trong năm 2016, lãnh đạo Chính phủ đã ba lần làm việc với VAMC, Bộ Tư pháp, Bộ Công an và Tòa án Nhân dân tối cao. Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Tư pháp, Bộ Công an và đề nghị Tòa án Nhân dân tối cao đánh giá độc lập về hành lang pháp lý. Các báo cáo này đều tập trung vào yêu cầu tháo gỡ khó khăn pháp lý và kiến nghị Quốc hội xây dựng một Nghị quyết chuyên đề về xử lý nợ xấu, gắn với sửa Luật các TCTD năm 2010. Cùng với Nghị quyết 42, Chính phủ hoàn thành Chiến lược phát triển ngành ngân hàng, khung khổ pháp lý cơ cấu lại các TCTD, các Đề án chống đô-la hóa, chống vàng hóa nền kinh tế, Đề án không dùng tiền mặt, Đề án tái cơ cấu các TCTD nhân dân, củng cố thêm năng lực quản trị, phương thức hoạt động của VAMC.
“Các khung khổ pháp lý ban hành hiện nay có ý nghĩa lịch sử của hoạt động ngân hàng, thể hiện tư duy, tầm nhìn của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và có sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị”, Phó Thủ tướng đánh giá. Vai trò của NHNN với thái độ chuyên nghiệp, bản lĩnh, tận tụy quyết định sự thành công của cơ cấu lại các TCTD trong giai đoạn vừa qua, mặc dù kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tác động tới nền kinh tế trong nước.
Xác định nhiệm vụ của Quốc hội, Chính phủ giao còn nặng nề, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu NHNN tiếp tục phát huy vai trò đầu mối, phối hợp các bộ, ngành và địa phương kịp thời phát hiện các vướng mắc, không được để ‘mất đà’ cơ cấu lại các TCTD, xử lý nợ xấu; phấn đấu đến năm 2020 đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các TCTD, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3%; phấn đấu từ nay đến năm 2020, hoàn thành và hoàn thành vượt các chỉ tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số 42 và Quyết định số 1058; riêng năm 2018, phấn đấu hoàn thành 30% mục tiêu đặt ra cho cả giai đoạn 2016-2020.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu NHNN tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, thanh tra, giám sát để phát hiện kịp thời và hạn chế tối đa những sai phạm, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với hệ thống ngân hàng, trong đó coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để phát hiện và xử lý kịp thời những tồn tại, yếu kém và sai phạm nội bộ, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Các bộ, ngành liên quan, các địa phương chủ động phối hợp ngành ngân hàng xử lý các vướng mắc trong xử lý nợ xấu vì sự phát triển bền vững và nhanh của đất nước.
Tin, ảnh: HỒNG ANH


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm