Thứ ba, ngày 30 tháng 06 năm 2020
Thứ bảy, ngày 27 tháng 06 năm 2020,
(Thế giới vẫn trong đại dịch toàn cầu
215/254
quốc gia,
vùng lãnh thổ), độ
ẩm 65% 38-27 độ,
4:28 tôi dậy thể dục buổi sáng trong mệt mỏi , tuy vậy vẫn cho con Sói đi dạo
quanh khu Phú Hà, 7:10 vào 17/1/Lê Lai cho Milu ăn & tưới nước các cây
cảnh, sang nhà Hải sắt uống trà cùng ông Ngọc, ông Long ông Hình, bà Mùi,về nhà
lắp bạt chống nắng cho bác Thao. Hà Vy được bố cho vào ông bà ngoại lúc 8h, nhờ
Hải sắt thay cho cái tay phanh bên phải của xe MINI bị gãy. Ngoài ông Bích
Thấng đi bó lá chân trên Đường Lâm giá trên 1 triệu, 16:30 bà nội mua gà về
chiêu đãi các con nghỉ cuối tuần, bác Thao chạy xe vào đón 3 mẹ con Hoàng Kiên,
tối Hà Vy ngủ với bà nội, tôi nằm ké điều hòa nhưng không thấy ổn về sinh hoạt
riêng...Chúa nhật, ngày
28 tháng 06 năm
2020, (Thế giới vẫn trong đại dịch toàn cầu 215/254 quốc gia, vùng lãnh thổ), độ ẩm 65% 38-27 độ, 4:28
tôi dậy thể dục buổi sáng trong mệt mỏi, tuy vậy vẫn cho con Sói đi dạo quanh
khu Phú Hà, 7:10 vào 17/1/Lê Lai cho Milu ăn, sang nhà Hải sắt uống trà cùng
ông Ngọc, về trông Hoàng Kiên cho nhà Hà Vy đi ăn sáng, 17h nhà Hoàng Kiên đi
Honda vào Z175, tôi cho Vy&Sư đi vườn hoa Vạn Xuân sau đó về vườn hoa Phú
Hà đi xe đạp xem thả diều.Thứ hai, ngày
29 tháng 06 năm
2020, (Thế giới vẫn trong đại dịch toàn cầu 215/254 quốc gia, vùng lãnh thổ), độ ẩm 73% 37-27 độ, 4:28
tôi dậy thể dục buổi sáng như mọi ngày về cho con Sói đi dạo quanh khu Phú Hà,
6:45 Hải Minh ra chơi & chờ đi lớp, tôi đi bộ sang NVH Ninh Tĩnh chờ xe 92
xuôi Nhổn-> đón xe 32 về Cầu Giấy->đón xe 55a về Bưởi lúc 9:25, tranh thủ
đi chơi các nhà ông anh, bà chị quanh xóm, 11h cùng các anh chị trong họ ăn cơm
12:30 ngược Sơn Tây bằng xe 33 ra Mỹ Đình & CNG 1 Mỹ Đình Sơn Tây về nhà
lúc gần 15h, 16:50 đi đón Hà Vy như mọi ngày, tối tuy nóng bức nhưng vẫn ngủ ngon.
Thứ ba, ngày 30 tháng 06 năm 2020,
(Thế giới vẫn trong đại dịch toàn cầu
215/254
quốc gia,
vùng lãnh thổ), độ
ẩm 73% 37-27 độ,
4:28 tôi dậy thể dục buổi sáng như mọi ngày về cho con Sói đi dạo quanh khu Phú
Hà, 7h sang nhà ông Chiến thấy ông về nên buộc cơm ở cổng cho MyLu,7:30 sang
nhà Hải sắt uống trà, Hà Vy gọi về để chở xe đạp của Hải Minh về ngõ vườn hoa...
sau đó hai bố con đưa nhau đi lớp. 10h anh Thân CSKV vào ngõ thu HK-CMTND, GKS để
lập PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN DÂN CƯ, tối nay sang ngõ vườn hoa cùng Hải lập phiếu
mai lên CA phường nộp, theo VTV trời đã dịu dần nắng gắt, vài ngày tới sẽ có mưa.
Lý do Iran phát lệnh truy nã Trump
Quyết định truy nã Trump của Iran được cho là chỉ mang tính biểu tượng, nhưng mục tiêu chính dường như nhằm châm ngòi phản ứng quốc tế với Mỹ.
Iran hôm qua phát lệnh truy nã Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng 35 người khác mà họ cáo buộc liên quan đến vụ không kích hạ sát tướng Qassem Soleimani, tư lệnh đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, vào ngày 3/1 tại Baghdad, Iraq.
Ali al-Qasimehr, công tố viên hàng đầu của Tehran, cho biết họ có ý định theo đuổi việc truy tố Trump với cáo buộc giết người và hoạt động khủng bố ngay cả sau khi nhiệm kỳ của ông kết thúc, đồng thời kêu gọi Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) phát lệnh truy nã đỏ với ông chủ Nhà Trắng cùng 35 người trên.
Tuy nhiên, trong một thông báo gửi đi sau đó, Interpol cho biết theo hiến chương của họ, tổ chức "nghiêm cấm thực hiện bất cứ hành vi can thiệp nào, hoặc việc liên quan tới người hoạt động chính trị, quân sự, tôn giáo, chủng tộc".
"Do đó, theo những quy định trong hiến chương và quy tắc của chúng tôi, trong trường hợp những yêu cầu có tính chất như vậy được gửi tới Tổng thư ký của tổ chức, Interpol sẽ không xem xét chúng", thông báo có đoạn, nhưng không đề cập cụ thể tới lời kêu gọi của Iran.
Interpol chịu trách nhiệm điều phối các nỗ lực của cảnh sát quốc tế, nhưng không có thẩm quyền bắt hoặc buộc các quốc gia thay mặt chính phủ nước khác bắt ai đó. Lệnh truy nã đỏ của tổ chức không phải lệnh bắt, mà đóng vai trò như một lời đề nghị "lực lượng thực thi pháp luật toàn cầu xác định vị trí và tạm thời bắt một người đang chờ dẫn độ, ra đầu thú, hoặc hành động pháp lý khác", Interpol cho hay.
Theo bình luận viên Negar Mortazavi của Independent, lệnh truy nã Trump của Iran được coi là một động thái chính trị khá táo bạo, nhưng không có khả năng gây ra bất cứ hệ quả pháp lý nào với Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, hành động của họ được cho là nhằm thu hút sự chú ý của dư luận và làm dấy lên câu hỏi về vai trò của các tổ chức quốc tế.
"Iran đang sử dụng hệ thống quốc tế như cách Mỹ vẫn làm. Washington rõ ràng phớt lờ những nghĩa vụ và luật pháp quốc tế mỗi khi thấy thích hợp, nhưng lại dùng hệ thống toàn cầu đó để hợp pháp hóa những hành động chống lại 'đối thủ' của họ", Assal Rad, chuyên gia cấp cao tại Hội đồng Người Mỹ gốc Iran Quốc gia, tổ chức phi chính phủ ở Washington, nêu ý kiến.
Do đó, mục tiêu thật sự của Iran trong lệnh truy nã này dường như là thúc đẩy các phản ứng và làm dấy lên làn sóng chỉ trích "đạo đức giả" của Mỹ, ngay cả khi bản thân họ cũng bị hoài nghi, Rad nói thêm.
Sanam Vakil, chuyên gia về Iran tại viện nghiên cứu Chatham House ở Anh, đánh giá việc Iran chọn động thái mang tính biểu tượng này là quyết định không bất ngờ, nói thêm rằng vụ hạ sát Soleimani đã trở thành một trong những bằng chứng giúp Tehran chứng minh Washington "bất chấp công lý".
"Iran vẫn chưa quên mối thù ngày 3/1. Soleimani là người thực sự quan trọng đối với chính quyền và có sức ảnh hưởng rộng lớn trong công chúng. Vì vậy, việc họ sử dụng các cơ quan quốc tế nhằm phản kháng một cách tượng trưng có thể ẩn chứa thông điệp rằng mọi chuyện vẫn chưa chấm dứt", Vakil nhận định.
Việc Trump ra lệnh hạ sát Soleimani được cho là bước leo thang nghiêm trọng, thậm chí đưa Washington và Tehran đến bờ bực chiến tranh, và căng thẳng vẫn chưa hạ nhiệt suốt những tháng qua. Phần lớn xung đột hiện nay bắt nguồn từ việc Trump hồi năm 2018 rút khỏi thỏa thuận hạt nhân giữa 6 cường quốc với Iran, đồng thời tăng cường trừng phạt với Tehran, bất chấp sự phản đối của những nước còn lại trong thỏa thuận.
"Bên trong nội bộ, Iran có lẽ ngày càng chịu nhiều sức ép trong nhiệm vụ duy trì phản ứng đối với cái chết của Soleimani", Vakil cho hay, nói thêm rằng dù đã tiến hành những vụ tấn công nhằm vào các căn cứ của Mỹ tại Iraq ngay sau vụ hạ sát, "Iran vẫn tìm kiếm một số hình thức trả đũa" khác.
Việc phát lệnh truy nã Trump do nhánh tư pháp của Iran, nơi những quan chức bảo thủ kiểm soát, dẫn đầu. Trong khi đó, chính phủ Iran, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống ôn hòa Hassan Rouhani, vẫn giữ im lặng. Tình hình nội bộ Iran hiện vẫn chưa được làm rõ.
Các nhóm hoạt động và chuyên gia luật quốc tế đặt ra câu hỏi liệu vụ hạ sát Soleimani, cùng một số cuộc không kích khác của Mỹ, có hợp pháp hay không. Trump giải thích rằng vụ không kích giết Soleimani nhằm ngăn chặn "cuộc tấn công tiềm tàng sắp xảy ra" của Tehran. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng cáo buộc tướng Iran đang chuẩn bị một kế hoạch hành động đe dọa tính mạng công dân Mỹ.
"Từ góc độ pháp lý, các nước có thể tiêu diệt mục tiêu nếu mối đe dọa là hiển hiện và không còn lựa chọn nào khác", Sina Azodi, chuyên gia tại Hội đồng Atlantic ở Washington, nói.
Tuy nhiên, chính quyền Trump tới nay vẫn chưa cung cấp bất cứ bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy tướng Soleimani trên thực tế đang chuẩn bị "một cuộc tấn công tiềm tàng" và rằng hạ sát ông là lựa chọn duy nhất của Mỹ, Azodi nói thêm.
Mỹ đã ám sát vị tướng vĩ đại của chúng ta. Chúng ta sẽ không bỏ qua việc này", Tổng thống Iran Rouhani tuyên bố hồi tháng 3.
- Tranh cãi căn cứ pháp lý Mỹ hạ sát tướng Iran
- Nhóm 'diều hâu' thúc đẩy việc hạ sát Soleimani
- Kênh bí mật giúp hóa giải xung đột Mỹ - Iran
Ánh Ngọc (Theo Independent, NY Times)
Nhận xét
Đăng nhận xét