Ngày 11/03/2021 thứ năm
nNgày 11/03/2021 thứ năm, độ ẩm 89% 27-21 độ C trời nắng to & gió khá mạnh, (Thế giới vẫn
trong đại dịch toàn cầu 215/254 quốc gia),
5:30 thể dục bình thường do chân phải bệnh GOUT đã giảm nhiều sau khi uống đúng
loại thuốc, 6:30 về cho con sói dạo quanh khu đô thị Phú Hà.khi trời đã sáng;
7:00 sang 17/1 Lê Lai cho Mylu ăn & quét dọn sân.8:30 ra UBND Lê Lợi rồi
xuống Quang Trung chứng thực CCCD cho bà chủ, hẹn 10:30 vì lãnh đạo các phường
đều đi vắng. Mình dự định 2 bản họ làm 3 bản.
Mobile Money tiêu dùng không tiền mặt, 10:38 về bà chủ lại
yêu cầu vào cụ Ba ăn cơm cùng khách, cùng mọi người nâng cốc đến 13h về trong
lúc hai chị em đang xắp quà tặng khách...15h quay lại phường quang Trung lấy dấu
& dấu chức danh còn thiếu...Trời nắng nóng như mùa hè.
MẸ BA
Ông
Trời cho tôi ba người mẹ
Người
đã sinh hạ và chở che
Quạt
mỏi cho con, những đêm hè
Lấy
ngực sưởi ấm, khi đông tới
Mẹ dạy
con biết bao điều mới
Học ăn,
học nói, học làm người
Đến bây
giờ mẹ cũng chưa thôi
Luôn
chỉ bảo những điều phải trái
Canh
Dần này, điều con nghĩ tới
Với
tuổi già, bệnh tật, con xa
Mẹ của tôi, có tên cụ Ba
Cũng là mẹ của bao nhiêu người khác...
Chỉ có điều họ chưa nói được
Ông Trời đã thương mẹ tôi nhiều
Phận làm con, nợ trả đáng bao nhiêu
Không có mẹ, nơi này thuyền không lái
Là phụ lão, với mẹ thì thơ dại
Theo ý Trời, Xuân về với mẹ tôi
Rồi cuộc đời mẹ sẽ sáng tươi
Khi lên với Thiên đàng, không đau ốm...
* Viết tại 11 PĐC hồi 15:32 AM ngày 17/01/2010; tg Vũ Tản
Hồng nhà số 05/3 Lê Lợi ( ngõ Rau khu phố Hậu Ninh, phường Lê Lợi thị xã Sơn
Tây – Hà Nội) Email hongchonghe@yahoo.com ĐT: 33835474 & 0912 168878.
* Cụ Lê
Thị Thuy sinh năm 1927 tại thôn Nghĩa Phủ phường Trung Hưng thị xã Sơn Tây – Hà
Nội, mất hồi 17:00 ngày 13/3/2010 tức ngày 28/ giêng/Canh Dần tại Hà Đông bởi
bệnh ung thư xương, đưa về nhà riêng 18:35 cùng ngày thọ 84 tuổi, lễ khâm niệm
8:10 AM ngày 14/3/2010; lễ đưa tang hồi 7:30 AM ngày 15/3/2010 thứ hai tại
nghĩa trang Cây Gạo của thôn ngoài khu Kho Tròn cũ(bên kia đường QL 21A). Hôm
nay 15/3/2010 7:30 AM đưa cụ Ba Tý ra nghĩa trang Cây Gạo đội 3 Nghĩa Phủ
phường Trung Hưng, 9:10 hạ huyệt, 9:55 đắp xong mộ, 10: 30 AM về nhà bà Tuyết
ăn cơm, chiều trời nắng, rạng ngày 16/3/2010 gió mùa về gây mưa, mát mộ cụ....
Môn Sử, Địa, Lý, Hoá, Sinh sẽ 'biến mất' từ lớp 6: Giáo viên có thất nghiệp?
"Tích hợp các môn Khoa học tự nhiên lớp 6 thế nào, triển khai dạy tích hợp ra sao, giáo viên có kịp thay đổi không" là thắc mắc được dư luận đặt ra.
Theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, bậc THCS, môn Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học là riêng biệt. Tuy nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông mới, các môn học này sẽ tích hợp trở lại hai môn chính gồm: Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lý. Điều này khiến nhiều giáo viên lo lắng việc dạy và học bị xáo trộn khi các thầy cô quen với việc dạy và được đào tạo đơn môn.
Phó giáo sư Mai Sỹ Tuấn, thành viên Ban Phát triển chương trình Giáo dục phổ thông mới, Chủ biên sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 - bộ Cánh Diều cho biết, dạy học tích hợp là xu hướng phổ biến của giáo dục tiếp cận phát triển năng lực trên thế giới hiện nay.
Kinh nghiệm quốc tế cũng như thực tiễn Việt Nam cho thấy dạy học tích hợp giúp việc học của học sinh gắn với thực tế hơn. Từ đó giúp học sinh phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết, khả năng tổng hợp kiến thức, kỹ năng… thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, nhất là năng lực giải quyết vấn đề.
Trong thế giới tự nhiên, mọi sự vật và hiện tượng là thể thống nhất. Việc chia ra các lĩnh vực khoa học (hay các môn học) là để nghiên cứu sâu sự vật và hiện tượng ở khía cạnh nhất định.
Khi giải quyết một vấn đề của tự nhiên thì không chỉ cần tới khía cạnh nào mà cần kiến thức tổng hợp, cần sự tích hợp của nhiều kiến thức khác nhau. Chúng ta đều biết tính thống nhất trong giáo dục Khoa học tự nhiên thể hiện ở cả đối tượng, phương pháp nhận thức, những nguyên lý và khái niệm cơ bản.
Cũng theo phó giáo sư Tuấn, trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn học tích hợp được thực hiện chủ yếu ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở. Ở cấp tiểu học, môn học có tên Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học. Đến cấp trung học cơ sở sẽ phát triển thành môn Khoa học tự nhiên. Ở cấp trung học phổ thông, khoa học tự nhiên được chia ra thành các môn học riêng rẽ là Vật lý, Hoá học và Sinh học.
Như vậy, xu hướng tích hợp trong chương trình giáo dục mới lần này là tích hợp sâu ở lớp dưới và phân hoá dần ở các lớp trên.
Trên thế giới có nhiều nước dạy môn “Khoa học tự nhiên” ở cấp THCS (chẳng hạn như ở Anh, Thụy Sỹ, Xứ Wales, Australia, Niu Di-lan, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, nhiều bang ở Mỹ…).
Nội dung kiến thức của Vật lý, Hóa học, Sinh học liên kết với nhau thông qua các nguyên lý và khái niệm chung của tự nhiên. Bên cạnh đó chương trình tích hợp còn thuận lợi trong việc thiết kế một số chủ đề tích hợp như chủ đề về biến đổi khí hậu, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
Ngoài ra, việc xây dựng môn Khoa học tự nhiên sẽ tránh trùng lặp kiến thức được dạy ở nhiều môn học, nhờ đó phù hợp với thời gian học của học sinh trong nhà trường hiện nay.
Về thời lượng môn học, phó giáo sư Mai Sỹ Tuấn cho biết không tăng thời lượng dạy học. Chương trình được xây dựng cả cấp học là 560 tiết, chiếm 12% tổng số giờ của tất cả các môn học. Như vậy thời lượng không có thay đổi nhiều so với chương trình hiện hành nên không làm dư thừa số giáo viên hiện nay hay làm thiếu hụt giáo viên.
So với chương trình của các nước, nếu môn Khoa học tự nhiên chiếm từ 11 đến 14%, thì môn học của chúng ta là ở mức trung bình. So với chương trình hiện hành (tổng số 3 môn Vật lý, Hóa học và Sinh học là 595 tiết) thì chương trình lần này có ít đi đôi chút nhưng không nhiều.
Về nội dung, ông cho biết, môn Khoa học tự nhiên thay đổi làm cho chương trình nhẹ hơn và hấp dẫn hơn với người học, do môn này không đi sâu mô tả đối tượng, mà đi thẳng vào chức năng và ý nghĩa ứng dụng thực tiễn của chúng. Điều đó nội dung có ý nghĩa thực tiễn và gần gũi với cuộc sống hơn.
Ví dụ, khi học về thực vật học, chương trình không tập trung vào mô tả cấu trúc của các cơ quan thực vật mà tập trung vào chức năng hoạt động và ý nghĩa thực tiễn của các cơ quan, hệ cơ quan.
Khi học về Hoá học, Vật lý và Sinh học, các khái niệm, định luật... được tiếp cận theo phương pháp làm nổi rõ bản chất, ý nghĩa khoa học, tránh khuynh hướng làm chương trình nặng hơn (tránh nặng về vận dụng toán học trong các môn khoa học, tránh thực hiện các bài tập lắt léo).
Chương trình mới giảm nội dung trùng lặp giữa các môn học Vật lý, Hoá học và Sinh học. Ví dụ, nội dung protit, lipit, gluxit đã dạy trong kiến thức hoá học thì sẽ không cần dạy trong kiến thức sinh học nữa; khái niệm vật chất đã dạy trong nội dung hoá học sẽ không cần dạy trong nội dung vật lý nữa. Chủ đề về năng lượng trước đây được dạy riêng trong từng môn, nay được tích hợp chung trong một chủ đề. Chủ đề nước trong tự nhiên trước đây được dạy cả ở hoá học và vật lý thì nay được dạy chung trong môn Khoa học tự nhiên.
Ông Tuấn nhấn mạnh, nội dung giáo dục và hình thức tích hợp trong chương trình môn Khoa học tự nhiên về cơ bản không làm thay đổi lớn số lượng giáo viên hiện nay. Giáo viên có thể tham gia dạy môn Khoa học tự nhiên được ngay.
Mức độ tích hợp liên môn, nghĩa là tích hợp nhưng vẫn giữ các mạch nội dung gần với mạch kiến thức của Hóa học, Vật lý hay Sinh học. Các nội dung được sắp xếp gần nhau theo từng mạch nội dung hỗ trợ cho nhau theo nguyên lý của tự nhiên. Ví dụ, khi học về chất trong hóa học thì theo mạch nội dung, học sinh sẽ được học luôn về chất trong sinh học – như chất tế bào.
Giáo viên Hóa học sẽ rất thuận lợi khi dạy về mạch nội dung “Chất và sự biến đổi của chất”, giáo viên Sinh học sẽ thuận lợi khi dạy về mạch nội dung “Vật sống”. Tương tự, giáo viên vật lý sẽ thuận lợi khi dạy về mạch nội dung “Năng lượng và sự biến đổi vật lý”.
Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên rất đa dạng. Có giáo viên chỉ dạy một mạch nội dung nhưng cũng nhiều giáo viên dạy được 2 hoặc 3 mạch nội dung. Do vậy, một môn học có nhiều giáo viên đảm nhận là việc bình thường và phổ biến.
Nhận xét
Đăng nhận xét