Chào ngày 13/03/2022 Chúa nhật
Chào ngày 13/03/2022 Chúa nhật, độ ẩm 79% nhiệt độ 21 - 26
độ trời nắng ấm, tôi đi
thể dục lúc 5:30 trong trời mát tại cuối ngõ 25/3/LL giáp khu biệt thự Phú
Thịnh bên đường Phú Hà,về
cho con Sói đi dạo quanh đường Phú Hà, về qua nhà Duyên Phận, được biết con khuyển nhà ông bị trúng bả tuần trước
nay đã đỡ do tự điều trị bằng nước đường rửa ruột, mấy bà khu vực này nghỉ thể
dục, duy nhất có bà Quý tự mở đài tập một mình, bên nhà ông Hiển-Tâm đang lợp
mái ngói ĐẤT VIỆT, nhà Việt - Thanh xây tường bao tầng hai. Bác Thao vào xã
Xuân Sơn & Z175 làm việc, chiều qua mang quà vào ông bà ngoại cho các con
bố Thao cho biết Kiên ở tầng một với ông bà, Vy cùng mẹ cách li tại tầng 2 do
nhiễm Covid-19, mọi sự vẫn bình thường. Ngày
18/4/1991( tức ngày 04/3/Tân Mùi) chuyển
nhà từ tập thể công ty MT&ĐT số 02 Phùng Hưng đến ngôi nhà cấp bốn mới xây của
Ban quản lý nhà thị xã bán theo giá kinh doanh là 6.850.000 VNĐ (trả trước 2 triệu còn lại trả sau…), lúc đó nhà có tên là số 05 tập thể kho bạc thuộc
ngõ Rau, với 56 m2 đất ở. Sau vài lần sửa chữa, nâng tường & mái ngói Sông
Cầu nhà có diện tích sử dụng 25m2. Ngày 06/10/2005 đến 20/1/2006 xây
mới ngôi nhà hiện đang sử dụng, năm 2019 UBND thị xã cấp biển số nhà mới có tên
là: số 08 ngách 40 ngõ 3 tổ Ninh Tĩnh phố Lê Lợi phường Lê Lợi.
Covid Hà Nội 7 ngày qua
Một tuần qua trung bình Hà Nội ghi nhận 30.000 ca một ngày, riêng hôm 12/3 bổ sung gần 200.000 ca; so với một tháng trước, số nhiễm tăng hơn 10 lần.
Theo Sở Y tế Hà Nội, số nhiễm tăng cao và dự đoán sẽ còn tăng, song tỷ lệ nhập viện chỉ 1-1,5%, có xu hướng giảm. Trong số bệnh nhân điều trị, hơn 95% ở thể nhẹ và không triệu chứng, chưa đến 4% điều trị ở tầng hai và ba của thành phố, tỷ lệ tử vong 0,4%.
Đến ngày 12/3, Hà Nội ghi nhận tổng cộng hơn 770.000 ca Covid-19, nhiều nhất cả nước. PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng, Bộ Y tế, nhìn nhận: "Số ca nhiễm nhà chức trách công bố chưa chính xác, do nhiều F0 không khai báo, hoặc khai báo nhưng phần mềm cập nhật chậm vì quá tải". Ông Phu cũng nói rằng hiện khó dự đoán được diễn biến dịch Hà Nội, song khả năng "có thể vài tuần nữa mới là đỉnh". Ông không nói rõ cơ sở cho dự đoán về đỉnh.
Tình trạng quá tải ở y tế cơ sở vẫn còn diễn ra. Nhiều F0 không liên lạc được y tế phường, phải xếp hàng xin xác nhận F0 hay hết thời gian cách ly hoặc chưa được chuyển tầng kịp thời khi trở nặng. Có phường số F0 lên đến hàng nghìn trong khi nhân viên y tế chỉ 8-10 người, nhiều y bác sĩ mắc bệnh không tiếp tục làm việc.
Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho biết số bệnh nhân điều trị ở tầng 2 và tầng 3 có chiều hướng giảm. Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, ngày 12/3 ghi nhận tại Hà Nội khoảng 4.000 ca đang điều trị tại bệnh viện, giảm gần 2.000 ca so với một tuần trước. Số ca nặng 800, giảm gần 200 ca.
"Thành phố đã chủ động kiểm soát được dịch bệnh ở mức an toàn, song ngành y tế vẫn tiếp tục giải trình tự gene virus để có các giải pháp ứng phó phù hợp với tình hình chung", bà Hà nói trong cuộc họp chiều 10/3.
Hai tuần trước, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh đánh giá "hiện tại là thách thức rất lớn đối với hệ thống y tế cơ sở nếu không kịp đưa ra giải pháp phù hợp".
Omicron là chủng lưu hành chính tại Hà Nội hiện nay. Tuần qua, kết quả giải trình tự gene virus 109 mẫu bệnh phẩm thì 93 mẫu nhiễm Omicron (tỷ lệ 80%). Trong số nhiễm Omicron, có 86 mẫu là biến chủng phụ BA.2 (Hiệp hội Y khoa Mỹ gọi là chủng "tàng hình"). BA.2 có khả năng lây lan nhanh hơn 1,5 lần so với biến chủng Omicron gốc là BA.1, đồng thời có thể tránh tác động miễn dịch của các loại vaccine hiện tại hơn biến thể gốc khoảng 30%. Bởi vậy, các chuyên gia dự đoán số ca mắc sẽ tiếp tục tăng do khả năng lây nhiễm cao của biến chủng này.
Bà Hà cho biết hiện thành phố đánh giá mức độ nguy cơ thông qua tỷ lệ bệnh nhân vào viện, chuyển nặng, tử vong; khả năng đáp ứng của hệ thống y tế ở các tuyến chứ không phải số ca nhiễm mỗi ngày. Tính toán về khả năng đáp ứng thu dung bệnh nhân, Sở Y tế khẳng định vẫn đang ở trạng thái chủ động, không quá tải.
Hiện, thành phố đã mở toàn bộ giường điều trị cho bệnh nhân tầng 2, 3 ở tất cả bệnh viện; làm việc với Bộ Y tế và bệnh viện trực thuộc các bộ, ngành Trung ương để đề nghị hỗ trợ thu dung bệnh nhân. Ngoài khả năng thu dung của các bệnh viện trên, Sở Y tế huy động thêm một số bệnh viện tuyến huyện ngoại thành tại Gia Lâm, Thạch Thất, Chương Mỹ, Sơn Tây. Các bệnh viện này có thể dành một nửa cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19, nửa còn lại điều trị các bệnh khác.
Ông Phu cho rằng khi F0 tăng cao, số ca chuyển nặng, nguy kịch và tử vong sẽ tăng theo. Do vậy, ngành y tế cần tập trung cho nhóm người già, nhiều bệnh nền, chuyển tầng cho bệnh nhân kịp thời để tránh tử vong. Hà Nội nên huy động nhân viên y tế nghỉ hưu, sinh viên y khoa... tham gia hỗ trợ, đồng thời phân tầng tốt, tránh tình trạng bệnh nhân có thể điều trị tại nhà được mà đến viện hoặc bệnh nhân nhẹ điều trị tại tầng trung bình và nặng, gây lãng phí. Không bắt F0 tự đến phường khai báo mà áp dụng công nghệ thông tin để giảm khối lượng công việc.
Sở Y tế đề nghị các quận, huyện, thị xã tăng cường ứng dụng phần mềm trong quản lý F0 điều trị tại nhà; đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng mũi 3. Địa phương cũng hướng dẫn F0 điều trị tại nhà; giám sát việc bán thuốc molnupiravir tránh việc găm hàng, tăng giá...
Ông Phu khuyến cáo người dân không nên "buông trôi, thả lỏng", mà tự phòng bệnh, ví dụ hạn chế việc tiếp xúc đông người, thực hiện tốt 5K...
Thúy Quỳnh - Thùy An
Nhận xét
Đăng nhận xét