Ngày 19/9/2023 thứ ba
Ngày 19/9/2023 thứ ba, sáng nay thị xã có độ ẩm 77%, nhiệt
độ 26-33 độ. Vào 5:00 tôi dậy thể dục như mọi ngày, qua hai quán cháo
lòng rồi bách bộ qua Phú Hà-Đinh Tiên Hoàng-Phùng Hưng-Phó Đức Chính, sau đó qua phố Lê Lợi rẽ ngõ 3 về nhà tắm gội & ăn sang sau khi bà chủ đi chợ Phú Hà về. Sau đó sang nhà Hải sắt uống trà cùng các ông Ngọc, Long, ông Hình nghe thời
sự qua tivi. Kiên sang gọi ông về có ý
nhắc bút tô màu doraemon của chị Vy rồi cùng bố đi học Họa Mi, tôi lấy xe đạp
cùng hai quyển sách ngược Ngô Quyền trả cụ Đỗ Quang Thânở 05 khu tập thể Chùa
Mới, sau đó qua thư viện Sơn Tây xem báo, thủ thư bận họp nên tôi cũng về sớm mà
không mượn sách, qua nhà cụ Mỹ ngồi chơi có cụ Sơn Lê Lợi dự nói chuyện thời sự
xã hội, đến 9h về theo lịch hẹn, sau đó mở tivi xem tin & lời dạy của cổ nhân.
Hơn 10h sang nhà Hải sắt rồi ra vườn cây vòng tròn của khu biệt thự Phú Thịnh để
tĩnh tâm ngẫm sự đời, khi về nhà thấy bà chủ đã về, sau đó sang nhà 17/1/Lê Lai
dọn vệ sinh cho nhà Chiến – Anh, trưa nay chúng tôi ăn cơm sớm để mẹ Quỳnh nghỉ
đi làm ca hai, ngoài trời vẫn có nắng nóng...TÔI NHẬP LẠI MẬT KHẨU CÁC TRANG MẠNG
XÃ HỘI CỦA OPPO A71. Chiều nay theo lịch 16:15 đón chị Vy, sau đó quay lại đón
em Kiên, mẹ Quỳnh đã vắt nước cam cho hai bạn uống chiều nay.
Khai quật khảo cổ tại di tích Thành cổ Sơn Tây
Thông tin từ Bảo tàng Hà Nội, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa quyết định cho phép Bảo tàng phối hợp với Viện Khảo cổ học thăm dò, khai quật khảo cổ giai đoạn 1 tại di tích Thành cổ Sơn Tây, thị xã Sơn Tây.
Thành cổ Sơn Tây là công trình quân sự trọng yếu cho cả khu vực phía Tây thành Hà Nội, được xây dựng vào thời Minh Mạng (1822).
Công trình xây dựng hoàn toàn bằng gạch đá ong, loại vật liệu đáp ứng được yêu cầu bền chắc của một công trình phòng thủ, lại có nhiều ở xứ Đoài. Với những giá trị tiêu biểu, Thành cổ Sơn Tây đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1992.
Để phát huy hiệu quả giá trị khu di tích, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho phép thực hiện đợt khai quật khảo cổ giai đoạn 1 trên tổng diện tích 120m2 thuộc ba khu vực: Bố chánh phủ, Án sát phủ, cổng Đông.
Trong thời gian thăm dò, khai quật khảo cổ, cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích, có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương.
Những hiện vật thu thập được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ, Ban Quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc và báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về phương án bảo vệ và phát huy giá trị các hiện vật đó.
Đợt khai quật khảo cổ kéo dài đến hết ngày 30/10/2023.
Nhận xét
Đăng nhận xét