Ngày 12 tháng 9 năm 2016 thứ hai, nhớ cụ Vũ Đình Nhượng

Ngày 12/9/2016 thứ hai, trời Sơn Tây nhiều mây với 23-29 độ. Ngày này năm 1994 vào lúc 15h 10’ cụ Vũ Đình Nhượng qua đời…Bên nhà anh Chính đang lắp cửa chính ra vào bằng gỗ. Gửi các bài hát thiếu nhi cho Hà Vy và Hải Minh, sao Thông tư số 04/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ : Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố gửi tổ Hậu Ninh…

Nếu chưa dạy con tự làm việc này, nguy cơ trẻ bị xâm hại cơ thể sẽ rất cao

Có một kĩ năng rất cần thiết và có thể nói là quan trọng bậc nhất bạn cần phải dạy con thật cẩn thận để trẻ không bị rơi vào các tình huống có nguy cơ cao bị xâm hại cơ thể.

Thời gian gần đây, những thông tin liên tiếp về các vụ xâm hại tình dục trẻ em cùng các con số đáng báo động khiến cha mẹ không khỏi lo lắng. Để bảo vệ con và giúp con biết cách tự bảo vệ mình, có rất nhiều nguyên tắc an toàn đã được chia sẻ, giới thiệu để bố mẹ tham khảo và dạy con, tuy nhiên, có một kĩ năng vô cùng quan trọng, giúp trẻ ngay từ nhỏ đã có thể chủ động tránh được nguy cơ bị lạm dụng cơ thể nhưng lại không được các bố mẹ chú ý đến, đó là kĩ năng tự vệ sinh thân thể, đặc biệt là tự vệ sinh vùng kín.
Để dạy con kĩ năng tự vệ sinh thân thể, trước hết bố mẹ cần dạy con tìm hiểu về cơ thể mình. Việc dạy trẻ về các bộ phận trên cơ thể mình có thể bắt đầu ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ, thậm chí từ lúc lọt lòng. Bố mẹ có thể dạy con nhận biết các bộ phận của cơ thể mình bằng cách nói với con tên của bộ phận khi chăm sóc (vệ sinh, tắm rửa, thay quần áo...) hoặc khi chơi đùa với trẻ. Điều này thực sự vô cùng quan trọng, bởi đó cũng chính là cách giúp bố mẹ có những tương tác ý nghĩa với con, giúp con phát triển hoàn thiện hơn cả về cảm xúc và trí tuệ. Khi trẻ lớn hơn, bố mẹ có thể dùng các tranh ảnh, mô hình cơ thể người để dạy con về các bộ phận trên cơ thể.
Một lưu ý đặc biệt quan trọng khi dạy con về các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là cách gọi tên vùng kín và vùng riêng tư được tác giả Jayneen Sanders lưu ý với cha mẹ trog cuốn sách "An toàn cho con yêu", đó là hãy dạy con gọi tên bộ phận cơ thể thật chính xác, ví dụ: ngón chân, mũi, má, đôi mắt, cánh tay, cẳng chân, đùi... Đừng dùng từ khác hay những cách gọi đáng yêu thay thế khi dạy con về các bộ phận trên cơ thể mình. Theo Jayneen Sanders, "cả bé trai lẫn bé gái đều nên biết tên chính xác của các bộ phận sinh dục từ khi rất nhỏ. Hãy cho con biết: miệng, dương vật, âm đạo, mông, ngực và núm vú là những vùng riêng tư và vùng kín".
Khi con đã hiểu và ý thức rõ về các bộ phận trên cơ thể mình cũng như các giới hạn riêng tư và an toàn đối với các bộ phận đó, việc dạy con cách tự vệ sinh thân thể sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Dưới đây là một số chỉ dẫn giúp bố mẹ dạy con tự vệ sinh cơ thể đúng cách theo từng độ tuổi của con.
Trẻ 2 tuổi: Tự xì mũi
Để dạy trẻ tự xì mũi, bố mẹ hãy hướng dẫn con thổi hơi ra bằng miệng giống như là đang thổi nến vào ngày sinh nhật. Sau đó, nhắc con ngậm môi lại rồi thổi hơi ra bằng mũi. Giáo sư vật lý trị liệu Rallie McAllister, đồng tác giả cuốn sách "The Mommy MD Guide to the Toddler Years" chia sẻ mẹo nhỏ này với các phụ huynh.
Trẻ 3 tuổi: Tự chùi, rửa mông
Bố mẹ cần dạy trẻ kĩ năng này cùng lúc với thời điểm trẻ học cách tự đi vệ sinh bên cạnh việc hỗ trợ trẻ thực hiện.

Bố mẹ cần dạy trẻ kĩ năng rửa sạch và lau khô khi rửa tay, tắm rửa và đi vệ sinh.
Bố mẹ cần dạy trẻ kĩ năng rửa sạch và lau khô khi rửa tay, tắm rửa và đi vệ sinh.
Rửa tay: Dạy con rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị đồ ăn; sau khi đi vệ sinh, chơi đùa, sờ chạm vào động vật hoặc đồ vật bẩn.
Tắm rửa: Đây là việc làm giúp cơ thể trẻ sạch sẽ và khỏe mạnh. Giờ đi tắm sẽ trở nên vui vẻ hơn với một số trò chơi thú vị với đồ chơi. Khi trẻ dưới 6 tuổi, cho dù có dạy con tự tắm thì bố mẹ cũng không bao giờ được để con một mình trong phòng tắm, đặc biệt khi trẻ tắm bồn.
Vệ sinh vùng kín: Khi làm sạch âm đạo cho con hoặc hướng dẫn con cách tự làm sạch âm đạo, hãy luôn nhắc con và dạy con cách lau, chùi từ phía trước ra phía sau. Các bé trai có thể tự rửa hoặc lau dương vật, vùng bìu của mình như các bộ phận khác của cơ thể. Hãy dạy các bé trai cách làm sạch thường xuyên đầu dương vật của mình, không cần phải rửa phần dưới bao quy đầu (nếu phần bao quy đầu của bé đã tụt xuống).
Khi trẻ đi ị và cần vệ sinh phần mông đít, trước hết hãy dạy trẻ cách xé và gập giấy vệ sinh. Khi dạy trẻ chùi mông, hãy luôn nhắc trẻ đưa giấy chùi từ phía trước ra phía sau.

Trẻ 6 tuổi: Tự tắm
Trẻ 6 tuổi: Tự tắm
Một số trẻ đã có ý thức rất rõ về sự riêng tư cơ thể vào độ tuổi này. Phần lớn trẻ 5,6 tuổi đều đã có thể tự tắm sạch sẽ. Hãy để sữa tắm, xà phòng và các dụng cụ cần thiết ở những vị trí an toàn và vừa tầm với của trẻ để đảm bảo an toàn cho con.
Chuẩn bị một chiếc khăn tắm to để trẻ lau khô cơ thể sau khi tắm vừa giúp trẻ giữ ấm cơ thể vừa tránh nguy cơ bị viêm da do ẩm ướt.
6 mốc phát triển các kĩ năng tự chăm sóc bản thân ở trẻ tập đi
Mỗi trẻ sẽ xuất hiện, thực hành và thành thạo các kĩ năng này vào các thời điểm khác nhau, sớm hơn hoặc muộn hơn so với cột mốc được nêu ra dưới đây. Bố mẹ hãy kiên nhẫn chờ đợi, hỗ trợ con đúng cách, để con chủ động và toàn quyền quyết định tốc độ của riêng mình. Hầu hết, trẻ sẽ thực hành thành thạo các kĩ năng này ở mốc 3 tuổi.
1. Dùng thìa và dĩa: Một số trẻ có nhu cầu tìm hiểu và học cách sử dụng thìa, dĩa, đũa khi ăn uống từ rất sớm, vào khoảng lúc 13 tháng tuổi. Hầu hết trẻ có thể sử dụng thành thạo kĩ năng này khi 17 đến 18 tháng tuổi. Đến 4 tuổi, trẻ đã hoàn toàn có thể sử dụng các dụng cụ này một cách thành thục như người lớn.
2. Cởi quần áo: Hầu hết trẻ đều học kĩ năng này vào thời điểm từ 13 đến 24 tháng.
3. Đánh răng: Trẻ có thể bắt đầu có nhu cầu muốn được giúp đỡ hoặc tự làm việc này sớm nhất vào thời điểm 16 tháng tuổi, tuy nhiên, kĩ năng sử dụng bàn chải của trẻ sẽ rất vụng về cho tới tận sinh nhật 3 hoặc 4 tuổi của mình thì trẻ mới thực hành kĩ năng này một cách khéo léo hơn. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các nha sĩ, trẻ vẫn chưa thể tự đánh răng một cách sạch sẽ cho đến khi lớn hơn chút nữa khi vào lớp 1 thậm chí muộn hơn, vì thế, bố mẹ vẫn nên hỗ trợ con để đảm bảo răng miệng được vệ sinh sạch sẽ.
4. Rửa và làm khô tay: Kĩ năng này sẽ xuất hiện vào lúc trẻ 24 tháng tuổi. Đây là một kĩ năng bố mẹ nên hỗ trợ, dạy con trước hoặc cùng thời điểm trẻ học cách tự sử dụng bồn cầu, nếu bố mẹ không muốn con bị lây nhiễm các loại vi khuẩn.
5. Mặc quần áo: Trẻ có thể bắt đầu tự làm việc này xung quanh mốc 24 tháng tuổi, tuy nhiên, để hoàn toàn kiểm soát được việc mặc một chiếc áo phông trẻ sẽ cần thêm vài tháng nữa, và cần tới khoảng 2 năm sau đó để hoàn toàn có thể tự mặc quần áo một mình. Ở mốc 24 tháng tuổi, trẻ có thể tự cởi, tháo giày của mình.
6. Sử dụng bồn cầu: Hầu hết trẻ không sẵn sàng về mặt thể chất để học cách tự sử dụng bồn cầu khi đi vệ sinh cho đến thời điểm 18-24 tháng tuổi. Hai dấu hiệu quan trọng giúp bố mẹ nhận biết con đã sẵn sàng cho kĩ năng này là trẻ biết tự tụt quần xuống, kéo quần lên và nhận biết là mình muốn đi vệ sinh trước khi nó xảy ra.
Theo Trí thức trẻ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm