THĂM TÍCH GIANG nhà ông bà Ngoại HÀ VY, gặp mưa lớn ngày 28/9/2016
Đ Ngày 28/9/2016 thứ tư,
trời Sơn Tây NẮNG CẢ NGÀY với 26-31 độ, sang nhà Hải sắt uống trà, vào nhà Minh
mua dâm dương hoắc, tưới cây, quét sân, đến 9:30’ cùng Thao xuống Tích Giang dự
kỵ nhật cụ Ngoại của Hà Vy, 13:15’ xin phép ra về sau khi đã đi thăm hỏi 4 gia
đình các ông bà ở quê, bác Thăng đưa ra đến cổng làng thì trời mưa to, gió lốc
lớn, chạy xe đến nhà TUẤN NGHĨA làm sắt, cửa, cầu thang, mái tôn cho nhà Hải
Minh thì nghỉ trú chân 30’ tạnh mưa mới hành trình về ngõ Vườn Hoa, gọi bà chủ
mang giúp ghế cho Minh & dép để chiều đón cháu.
Thứ Tư, 28/09/2016 - 12:00
"Có vẻ như đi xe đạp ở Việt Nam dễ bị... ghẻ lạnh"
Dân trí “Ở Việt Nam, có vẻ như chúng ta đang coi việc sở hữu chiếc ô tô là thể hiện sự giàu có, tư tưởng đi xe đạp chỉ có người nghèo, đi xe đạp dễ bị ghẻ lạnh và cố tìm kiếm chiếc ô tô để thay đổi hình ảnh của mình. Trong khi đó, ở châu Âu họ đi ô tô nhưng tìm về với xe đạp”.
>> Người dân ấn tượng với hình ảnh cảnh sát tuần tra bằng xe đạp
Ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia - cho biết như vậy tại Hội thảo khuyến khích mô hình xe đạp công cộng tại Hà Nội, sáng 28/9.
Tham vọng giảm ùn tắc giao thông bằng xe đạp?
Theo ông Hùng, xe đạp là phương thức đi lại nhiều lợi ích, xe đạp không tạo ra khí thải, bởi vậy xe đạp là một trong những phương thức vận tải xanh sạch, thân thiện với môi trường. Xe đạp được tổ chức khoa học, kết nối hiệu quả với hệ thống vận tải hành khách công cộng như đường sắt đô thị, xe buýt sẽ góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông, cải thiện môi trường giao thông và nâng cao an toàn giao thông tại các thành phố lớn.
Tại Hà Nội hiện nay, những người đang sử dụng xe đạp chỉ để ăn chơi, sử dụng để đi thể thao, đi phượt, nhưng việc sử dụng xe đạp để đi làm và tham gia giao thông thường xuyên thì không có. Ông Hùng cho rằng, đối tượng nên sử dụng xe đạp là khách du lịch, công nhân, học sinh sinh viên.
Hội thảo khuyến khích sử dụng xe đạp tại Hà Nội sáng 28/9
“Ở Việt Nam, có vẻ như chúng ta đang xem hình ảnh chiếc ô tô là biểu tượng của sự thịnh vượng, việc sở hữu chiếc ô tô là thể hiện sự giàu có. Ở Việt Nam, tư tưởng đi xe đạp chỉ có người nghèo, đi xe đạp dễ bị ghẻ lạnh và cố tìm kiếm chiếc ô tô để thay đổi hình ảnh của mình.
Tuy nhiên, ở nhiều nước châu Âu, cụ thể hơn như London, Paris, Đan Mạch… người ta đang đi ô tô và họ quay trở lại tìm kiếm xe đạp, đi xe đạp. Mong phục hưng xe đạp, họ coi việc phát triển mạng lưới xe đạp như một giải pháp cho vấn nạn ách tắc giao thông tại các đô thị, mặc dù đang sở hữu hệ thống tàu điện ngầm thuộc loại tốt nhất thế giới.” - ông Hùng nói.
Chia sẻ về phương tiện mình sử dụng, ông Hùng cho biết mình đi xe đạp đi làm. “Tôi vẫn đi làm bằng xe đạp và thấy hoàn toàn bình thường, chỉ khi tôi đến các cơ quan của Chính phủ thì họ nhìn tôi bằng ánh mắt rất lạ, nhưng không sao cả, tôi vẫn sử dụng xe đạp thường xuyên để đi lại” - ông Hùng thông tin.
Xe đạp chỉ là “gia vị” giao thông
Ông Vũ Hồng Trường - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội - cho biết: Chúng ta nên quan niệm xe đạp chỉ là “gia vị” của món ăn giao thông công cộng, gia vị chỉ vừa phải thôi, chứ sử dụng nhiều là không hợp lí.
Học sinh hiện nay cũng thường chuyển sang đi xe đạp điện (ảnh minh họa: Quang Phong)
“Giao thông ở Hà Nội không có đường dành cho xe đạp nên phải cân nhắc sử dụng xe đạp vào thời điểm nào, sử dụng ở đâu, nếu sử dụng ồ ạt sẽ dẫn tới ùn tắc hơn. Chỉ nên khuyến khích đi xe đạp nhằm chuyển đổi phương thức đi lại để không làm phát sinh thêm chuyến đi không cần thiết.” - ông Trường dự báo.
Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Thủy - chuyên gia độc lập về giao thông vận tải - cho rằng việc sử dụng xe đạp tham gia giao thông là khó khả thi.
“Hiện nay một số ít sử dụng xe đạp nếu có cũng chỉ là dân văn phòng có đời sống cao, còn lại 60-70% người dân họ sử dụng xe máy để lao động sản xuất. Người ta không thể đi xe đạp từ ngoại thành vào nội thành để làm việc, không thể sử dụng xe đạp như loại phương tiện chính để đi lại” - ông Thủy nhấn mạnh.
Theo ông Thủy, sớm nhất cũng phải tới năm 2025 - 2030 - khi hạ tầng giao thông công cộng đã hoàn thiện hơn, có tàu điện, xe buýt nhanh phát triển thì mới có thể tính tới việc sử dụng xe đạp để tham gia giao thông thường xuyên.
Hạn chế xe máy tại Hà Nội
Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Khuất Việt Hùng cho rằng đó là Đề án đúng đắn, tham gia giao thông không nhất thiết phải đi xe máy trong từng chuyến đi.
Tuy nhiên, ông Hùng mong muốn chính quyền Hà Nội cần có những cân nhắc kỹ lưỡng trước khi vận dụng quyết định nhằm tạo ra sự đồng thuận trong nhân dân. Với những khu vực mật độ giao thông lớn thì quy định vận tốc tối đa là 30km, lúc này xe máy và xe đạp đều có thể tham gia giao thông một cách ôn hòa và đảm bảo an toàn giao thông.
Châu Như Quỳnh
inh hoàng tại ubnd
tỉnh
tranh với ai, hợp quần với mọi người mà không bè đảng
Nhận xét
Đăng nhận xét