CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BĂC 38 năm 17/2/1979-17/2/2017
Ngày 17 tháng 02 năm 2017 thứ năm, sáng hôm nay Sơn Tây nhiệt độ là 18-26 độ C trời hửng nắng. Đã qua 38 năm chiến tranh biên giới phía bắc. Thứ 7, 17/02/1979 tức ngày 21/01/1979(AL) ngày Ất Mão, tháng:Bính Dần, năm:Kỷ Mùi, tại số báo Nhân Dân số 9290 ngày Chủ Nhật. Chính phủ Việt Nam tuyên bố chiến tranh xâm lược VN của những người cầm quyền Trung Quốc. Theo kế hoạch của hội NCT phường NQ tổ chức đi thăm Hoàng Thành Thăng Long & phủ Tây Hồ, người đi đóng phí 100k nộp trước 21/2/17 ăn uống tự túc, thời gian đi thăm 01/3/2017. Ngoài ngõ nhà số 06 ông Hiệu ốm nặng bệnh viện trả về thở ô xi.
Thời gian 17/02/2017 14:54:44 (GMT+7)
0923 457 788 (Hà Nội) | 0962 237 788 (TP.HCM)
Tháng 2/1979: Những ngày trong trại tập trung bên kia biên giới
17/02/2017 01:00 GMT+7
“Chuyến tàu chạy hết một ngày đêm, đến nơi nào đó trên đất Trung Quốc rồi tất cả bị đưa vào trại tập trung. Có cả nghìn người Việt Nam bị đưa vào đó.”
Buổi sáng hỗn loạn
Chiến tranh chống Mỹ kết thúc, quân nhân Hoàng Trọng Dương giải ngũ về quê, được bổ nhiệm là bí thư, chủ tịch xã Đại Đồng, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Nhưng sự bình yên bị gián đoạn bởi quân xâm lược. Khi tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới Việt - Trung, anh lại cầm súng chiến đấu bảo vệ từng tấc đất quê hương, bảo vệ từng người dân thân yêu trên đúng mảnh đất cha ông anh đã gây dựng từ ngàn đời.
Rạng sáng 17/2/1979, phía Trung Quốc đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Tại Lạng Sơn, quân Trung Quốc tràn vào cửa khẩu Đồng Đăng và thị xã Lạng Sơn, lửa đã cháy và máu đã đổ ở khắp nơi. Khu vực pháo đài Đồng Đăng hơn 400 quân và dân Việt Nam đã bị giết bởi pháo đạn của quân xâm lược.
Mời quí vị xem video ông Hoàng Trọng Dương kể chuyện sáng 17/2/1979. Cầu Bản Trại trên sông Kỳ Cùng, nơi anh Hoàng Dư nhìn thấy cả "dòng sông xác chết" trong buổi sáng 17/2/1979.
Chiến tranh chống Mỹ kết thúc, quân nhân Hoàng Trọng Dương giải ngũ về quê, được bổ nhiệm là bí thư, chủ tịch xã Đại Đồng, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Nhưng sự bình yên bị gián đoạn bởi quân xâm lược. Khi tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới Việt - Trung, anh lại cầm súng chiến đấu bảo vệ từng tấc đất quê hương, bảo vệ từng người dân thân yêu trên đúng mảnh đất cha ông anh đã gây dựng từ ngàn đời.
Rạng sáng 17/2/1979, phía Trung Quốc đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Tại Lạng Sơn, quân Trung Quốc tràn vào cửa khẩu Đồng Đăng và thị xã Lạng Sơn, lửa đã cháy và máu đã đổ ở khắp nơi. Khu vực pháo đài Đồng Đăng hơn 400 quân và dân Việt Nam đã bị giết bởi pháo đạn của quân xâm lược.
Mời quí vị xem video ông Hoàng Trọng Dương kể chuyện sáng 17/2/1979. Cầu Bản Trại trên sông Kỳ Cùng, nơi anh Hoàng Dư nhìn thấy cả "dòng sông xác chết" trong buổi sáng 17/2/1979.
Ông Hoàng Trọng Dương, khi đó là bí thư xã Đại Đồng, Tràng Định, cũng là thành viên đội dân quân xã không bao giờ có thể quên thời khắc: “rạng sáng 17, cả dải biên giới sáng rực đạn pháo. Tiếng ùng oàng liên tiếp. Người dân được lệnh di tản khẩn cấp, dân quân ở lại chiến đấu bảo vệ bản làng.
Người già phụ nữ trẻ em bồng bế nhau chạy, đằng sau, đạn pháo vẫn nã đuổi theo họ.
Anh Hoàng Dư, cũng người làng Đại Đồng kể, khi đó mới 17 tuổi và là thành viên đội dân quân xã. Anh là một trong những người cuối cùng rời bản làng.
Men theo bờ ruộng ven rừng, chạy ra đến cầu Bản Trại, anh tậm mắt nhìn thấy dòng sông Kỳ Cùng “đầy xác người” trôi nổi. Hầu hết là phụ nữ và trẻ em.
Người già phụ nữ trẻ em bồng bế nhau chạy, đằng sau, đạn pháo vẫn nã đuổi theo họ.
Anh Hoàng Dư, cũng người làng Đại Đồng kể, khi đó mới 17 tuổi và là thành viên đội dân quân xã. Anh là một trong những người cuối cùng rời bản làng.
Men theo bờ ruộng ven rừng, chạy ra đến cầu Bản Trại, anh tậm mắt nhìn thấy dòng sông Kỳ Cùng “đầy xác người” trôi nổi. Hầu hết là phụ nữ và trẻ em.
Từ trái sang, các nhân chứng: Hoàng Văn Ngọc, Hoàng Văn Đâu, Hoàng Văn Nghiệp và Hoàng Trọng Dương. Ảnh: Hoàng Hường |
Trong trại tập trung bên kia biên giới
Chạy được vài hôm, lương thực cạn kiệt. Nhiều người đàn ông can đảm ngược về làng tìm thực phẩm cho gia đình. Trong hoàn cảnh thiếu thốn, anh Nông Văn Láu đã cùng vài người về lấy lương thực, không may lọt vào ổ phục kích của quân Trung Quốc. Chúng nhận ra anh Láu là dân quân nên đã bắn chết tại chỗ.
Một nhóm ba người đàn ông và hai phụ nữ khác cũng không may bị lính Trung Quốc bắt được.
Ông Hoàng Văn Ngọc và ông Hoàng Văn Đâu là hai trong nhóm 5 người làng Đại Đồng bị bắt đưa đi kể lại: “Chúng tôi bị đánh, bịt mắt, trói giật cánh tay và bị buộc vào nhau theo hàng dọc rồi bị dẫn đi rất xa. Đi bộ như thế cả ngày. Cả nhóm bị giải lên huyện Đông Khê, Cao Bằng. Ở đó, chúng tôi gặp nhiều người khác cũng bị bắt từ nhiều nơi, rồi tất cả bị đẩy lên tàu hỏa. Chuyến tàu chạy hết một ngày đêm, đến nơi nào đó trên đất Trung Quốc rồi tất cả bị đưa vào trại tập trung. Có cả nghìn người Việt Nam bị bắt sang đây”.
Clip nhân chứng Hoàng Văn Ngọc và Hoàng Văn Đâu kể chuyện bị bắt sang TQ:
Chạy được vài hôm, lương thực cạn kiệt. Nhiều người đàn ông can đảm ngược về làng tìm thực phẩm cho gia đình. Trong hoàn cảnh thiếu thốn, anh Nông Văn Láu đã cùng vài người về lấy lương thực, không may lọt vào ổ phục kích của quân Trung Quốc. Chúng nhận ra anh Láu là dân quân nên đã bắn chết tại chỗ.
Một nhóm ba người đàn ông và hai phụ nữ khác cũng không may bị lính Trung Quốc bắt được.
Ông Hoàng Văn Ngọc và ông Hoàng Văn Đâu là hai trong nhóm 5 người làng Đại Đồng bị bắt đưa đi kể lại: “Chúng tôi bị đánh, bịt mắt, trói giật cánh tay và bị buộc vào nhau theo hàng dọc rồi bị dẫn đi rất xa. Đi bộ như thế cả ngày. Cả nhóm bị giải lên huyện Đông Khê, Cao Bằng. Ở đó, chúng tôi gặp nhiều người khác cũng bị bắt từ nhiều nơi, rồi tất cả bị đẩy lên tàu hỏa. Chuyến tàu chạy hết một ngày đêm, đến nơi nào đó trên đất Trung Quốc rồi tất cả bị đưa vào trại tập trung. Có cả nghìn người Việt Nam bị bắt sang đây”.
Clip nhân chứng Hoàng Văn Ngọc và Hoàng Văn Đâu kể chuyện bị bắt sang TQ:
Ở trại tập trung, những người dân Việt Nam hàng ngày bị buộc phải học về tình bạn bè giữa “hai nước là láng giềng cùng là đồng chí, cùng là anh em” và học cả về “tinh thần đoàn kết bền vững”…
Theo quan sát của những người bị bắt, hầu hết lính Trung Quốc “đều sống ở các vùng giáp biên Việt Nam” vì họ đều nói tốt tiếng Tày, Nùng, vốn là ngôn ngữ phổ biến tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng.
Sau vài tháng, nhờ sự tác động của Hội Chữ thập đỏ quốc tế và thỏa thuận giữa hai nước, những người dân Việt Nam hiền lành lương thiện đã được quân xâm lược trả về với quê hương qua cửa khẩu Hữu Nghị.
38 lần tháng 2 đã trôi qua. Hàng năm cứ đến ngày 17/2, những người dân biên giới lại cùng nhau kể về cái buổi sáng “đỏ rực trời đạn pháo”, khắp nơi tiếng khóc xé lòng của trẻ thơ… hình ảnh những người phụ nữ hoảng loạn tìm cách trốn chạy đạn pháo của quân Trung Quốc xâm lược và cả hình ảnh của những người con anh dũng đã nằm xuống cho biên giới mùa xuân xanh trở lại.
Hoàng Hường
Nhận xét
Đăng nhận xét