Ngày 15 tháng 03 năm 2017 thứ tư
Ngày 15 tháng 03 năm 2017 thứ tư TRỜI hết NỒM hôm nay Sơn Tây
nhiệt độ là 19-24 sáng
mưa bụi trời ấm, cùng mấy thành viên tổ dân phố đi họp tổng kết đời sống văn
hóa năm 2016, tranh thủ cùng ông Ngọc-Hùng ĐC vào ngõ I Hậu Ninh làm biên bản
sử dụng đất cho mấy hộ, Hạnh-Hải muốn gửi thăm dò Minh ở Vietkids nhưng bà nội
Minh thì không tin tưởng trường này do mới thành lập. 14h bà Tháp xin mấy dây
trầu không để trồng giáp tường nhà vệ sinh của cụ Nhượng XÂY 01/1/1985; 15h về
Minh Hoàng đổ xăng qua nhà Hải sắt mượng máy mài xử trí cánh cửa phía sát tường
nhà bằng cách mài bớt mối hàn sát bản lề dưới chống trộm cửa để nâng hai cánh
cửa bằng nhau cho dễ đóng then; ông Hồng bí thư chi bộ hẹn tối làm việc gì đó…
Từ ngày 16-3: Hà Nội ra quân tổng rà soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu
ĐỜI SỐNG | 14:22 Thứ Tư ngày 15/03/2017
(HNMO) - Tại cuộc họp đánh giá tình hình triển khai các giải pháp khẩn cấp phòng chống ngộ độc methanol (cồn công nghiệp) diễn ra sáng 15-3, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết, từ ngày 16-3 đến 15-4, toàn thành phố sẽ ra quân đồng loạt tổng rà soát, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ rượu tại các cửa hàng, nhà hàng, quán nước… để bảo đảm an toàn cho sức khỏe người dân Thủ đô.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu chủ trì cuộc họp triển khai các giải pháp khẩn cấp phòng chống ngộ độc methanol sáng 15-3 |
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung cho biết, từ ngày 22-2 đến 14-3, thành phố ghi nhận 25 ca ngộ độc rượu methanol (cồn công nghiệp), trong đó 3 bệnh nhân đã tử vong, 4 bệnh nhân hiện đang được điều trị tại Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai). Số người ngộ độc rượu tập trung nhiều ở quận Đống Đa (10 ca) và Cầu Giấy (10 ca). Cơ quan chức năng đã tiến hành xét nghiệm nhanh 429 mẫu rượu, trong đó lấy 46 mẫu xét nghiệm tại Labo và kết quả có 5 mẫu có hàm lượng methanol vượt giới hạn cho phép. Ngoài ra, trong 2 tuần qua, các đoàn kiểm tra liên ngành từ thành phố đến quận/huyện đã tiến hành kiểm tra gần 1.600 cơ sở, niêm phong gần 20 nghìn lít rượu, tiêu huỷ 140 lít không rõ nguồn gốc và xử phạt 149 cơ sở với số tiền gần 500 triệu đồng.
Tại cuộc họp, các đại biểu thống nhất, cần quản lý chặt chẽ việc kinh doanh, buôn bán cồn công nghiệp tại các cửa hàng, khu chợ... Bên cạnh đó, cần tuyên truyền, kiểm soát việc tiêu thụ rượu tại các khu vực đông dân cư, trường đại học, công trường xây dựng và tại các quận như: Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Đống Đa bởi đây cũng là những địa bàn tập trung đông sinh viên, người lao động…
Đại diện Phòng Cảnh sát hình sự (Công an TP Hà Nội) cho biết, sau khi xảy ra các vụ ngộ độc rượu, Giám đốc Công an TP đã chỉ đạo chuyển tất cả hồ sơ về các vụ ngộ độc rượu về phòng Cảnh sát hình sự để xem xét, nếu cần sẽ tiến hành khởi tố vụ án, xử lý những trường hợp liên quan đến rượu methanol.
Chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu yêu cầu, từ ngày mai (16-3), toàn thành phố sẽ ra quân đồng loạt tổng rà soát, kiểm tra từ khâu sản xuất đến tiêu thụ rượu, các cửa hàng, nhà hàng, quán nước… Đợt ra quân này sẽ kéo dài trong 1 tháng (từ ngày 16-3 đến 15-4). Các sở, ngành, quận/huyện cũng phải tổ chức đoàn kiểm tra. Phó Chủ tịch UBND các quận/huyện/thị xã của thành phố phụ trách ATVSTP phải trực tiếp đi kiểm tra ít nhất 2 lần/ tháng; Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn phải đi kiểm tra ít nhất 1 lần/ tuần; Phó Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn phải trực tiếp đi kiểm tra ít nhất 2 lần/tuần, ghi rõ biên bản ngày giờ đi kiểm tra.
“Công tác kiểm tra không chỉ tiến hành trong giờ hành chính mà cả đêm, tối. Đích thân tôi sẽ kiểm tra đột xuất việc triển khai, xem các Chủ tịch, Phó Chủ tịch quận/huyện, xã/phường có đi kiểm tra hay không”, Phó Chủ tịch nhấn mạnh.
Cũng theo Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Sửu, đợt ra quân lần này phải được thực hiện quyết liệt, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chỉ tập trung cao điểm trong những ngày đầu. Ngoài việc kiểm tra những cơ sở kinh doanh, sản xuất rượu thủ công, nhỏ lẻ, cần phải tăng cường quản lý các nhà máy sản xuất rượu, cơ sở sản xuất. Qua kiểm tra, nếu phát hiện cơ sở bán rượu không rõ nguồn gốc, nhãn mác, cơ quan chức năng phải tịch thu hết, gửi mẫu về Sở Y tế để kiểm nghiệm. Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Sửu giao Sở Y tế, Sở Công thương xây dựng dự thảo chế tài quản lý rượu trên địa bàn, trình lãnh đạo thành phố trước ngày 31-3.
Cùng ngày, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký công văn hỏa tốc số 1136/UBND-KGVX về việc khắc phục hậu quả ngộ độc rượu và tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm gửi Giám đốc các sở, ban, ngành TP, Chủ tịch UBND các quận/huyện/thị xã. Theo đó, UBND TP yêu cầu các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận/huyện/thị xã khẩn trương thực hiện nghiêm nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 371/CĐ-TTg về việc khắc phục hậu quả ngộ độc rượu và tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND TP Hà Nội tại Hội nghị giao ban chỉ đạo công tác ATVSTP (ngày 9-3). UBND TP Hà Nội giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các quận/huyện/thị xã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra toàn diện các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xử lý nghiêm các vi phạm về sản xuất, kinh doanh rượu không nhãn mác, không nguồn gốc xuất xứ. UBND TP cũng yêu cầu Công an TP Hà Nội tổ chức điều tra, làm rõ những trường hợp tử vong do ngộ độc rượu trong thời gian qua, đồng thời kết hợp tuyên truyền, vận động, ngăn chặn việc sản xuất, kinh doanh rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Nhận xét
Đăng nhận xét