Ngày 01 tháng 6 năm 2017 thứ năm, NGÀY TẾT THIẾU NHI, hôm nay Sơn Tây nhiệt
độ là 27-39 trời nắng nóng; 7:15’ quay xe về
uống trà nhà Hải sắt sau khi có lời mời từ máy của ông Ngọc, theo chương trình
thì 16h15’ đón Minh đi uống VITAMIN A & cân đo kiểm tra sức khỏe cho
trẻ > 3 tuổi tại TYT phường Lê Lợi.
Thứ năm, 1/6/2017 | 12:23 GMT+7
1.300 cây xanh trước ngày chặt hạ để làm đường ở Hà Nội
Để mở rộng đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội sẽ đánh chuyển, chặt hạ 1.300 cây xanh, phần lớn là xà cừ lâu năm trong 3 tháng tới.
Nằm trong dự án đầu tư mở rộng đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Cầu Thăng Long, 1.300 cây xanh nằm hai bên đường Phạm Văn Đồng từ chân cầu Mai Dịch đến cầu Thăng Long sẽ được chặt hạ, đánh chuyển trước ngày 30/9.
Theo kế hoạch, đơn vị thi công sẽ chặt hạ hơn 1.000 cây, di chuyển 158 cây, cắt tỉa 142 cây. Trong số này có 986 cây xà cừ đường kính từ 0,4 m đến 1,2 m; còn lại là sấu, hoa sữa, phượng vĩ...
Nhiều cây xà cừ trên tuyến đường Phạm Văn Đồng có tán rộng hàng chục mét vuông, thân cây đường kính 80-100 cm, tuổi đời hàng chục năm.
Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh là nhà thầu thực hiện việc cắt tỉa, di chuyển, chặt hạ số cây này.
Sở Xây dựng Hà Nội, đã mời các chuyên gia, giảng viên Đại học Nông nghiệp để tham vấn ý kiến, tuy vậy vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Đại diện Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội khẳng định việc di chuyển, chặt hạ cây xanh là bắt buộc, trong khi nhiều người dân bày tỏ tiếc nuối.
Anh Nguyễn Thanh Hùng ở Đan Phượng làm nghề xe ôm trên đường Phạm Văn Đồng bày tỏ: "Những cây xanh lớn như thế này phải vài chục năm mới có được, Hà Nội cần nghiên cứu kỹ hoặc có thể vẫn giữ hàng cây thay cho dải phân cách ôtô, xe máy".
Sáng 1/6, đường Phạm Văn Đồng đã được giải phóng mặt bằng khoảng 90%. Công nhân và máy móc đang đổ đất, xử lý mặt đường.
Trước đó, vào sáng 5/10/2016, UBND thành phố Hà Nội khởi công dự án mở rộng đường Vành đai 3, đoạn từ cầu vượt Mai Dịch đến chân cầu Thăng Long. Tuyến đường dài 5,5 km được mở rộng mặt cắt ngang từ 56 lên 93 m, mỗi bên 6 làn xe cơ giới và 5 cầu vượt đi bộ.
Dự án có tổng mức đầu tư 3.100 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng, thiết bị 820 tỷ đồng; giải phóng mặt bằng 1.820 tỷ đồng; quản lý dự án, tư vấn và chi phí khác 100 tỷ đồng. Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư.
Để mở rộng tuyến đường, Hà Nội phải thu hồi trên 390.000 m2 đất.
Đường vành đai 1.500 tỷ đồng một km ở Thủ đô. Đồ họa: Tiến Thành - Bá Đô.
Nhận xét
Đăng nhận xét