Ngày 07 tháng 6 năm 2017 thứ tư
Ngày 07 tháng 6 năm 2017 thứ tư, hôm nay Sơn Tây
nhiệt độ là 23-31 vào 1h sáng trời có mưa to kéo dài, hôm nay
Minh đi lớp bình thường, tuy chiều hôm qua ho nhẹ; 7h sang nhà Hải sắt uống
trà, theo kế hoạch thì 11/6/17 nhóm đi thu ủng hộ 70 năm ngày TBLS & khuyến
học 2017, vào 23/6/17 ĐH chi bộ Hậu Ninh, lại bị trừ TK chính 878 là 4,500k hỏi
9191 thì do cài đặt nhạc chờ mặc định/tháng, đã nhắn 9194 gửi tin hủy
thành công. …“bãi rác Xuân Sơn chưa
thông, phố, ngõ đã mấy hôm nay rác vẫn nằm trên đường…”
Hà Nội ưu tiên việc giữ lại hoặc dịch chuyển cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng
Thứ Ba, 06/06/2017, 18:20:02
NDĐT - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho biết, thành phố ưu tiên việc giữ lại và dịch chuyển các cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng, chỉ chặt hạ những cây ở những vị trí không thể đánh bầu để dịch chuyển được hoặc những cây xấu, thân cong, vặn vẹo.
Chiều 6-6, tại giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức họp báo thông tin chính thức về việc dịch chuyển, giải tỏa cây xanh phục vụ thi công mở rộng đường Phạm Văn Đồng thuộc vành đai 3 đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long.
Tiếp tục lấy ý kiến người dân, nhà khoa học về 1.300 cây xanh
Ông Võ Nguyên Phong, Phó giám đốc Sở Xây dựng khẳng định: “Nhu cầu, số liệu dịch chuyển, giải tỏa cây xanh trên tuyến đường đến nay mới là theo phương án đề xuất của đơn vị tư vấn và chủ đầu tư”.
Theo đó, để triển khai dự án, ngoài các công trình nhà, công trình hạ tầng dọc tuyến thì một số lượng cây xanh đáng kể cũng cần phải tính toán, xử lý, phục vụ công tác triển khai làm đường. Căn cứ phương án do đơn vị tư vấn lập, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội thống nhất phương án dịch chuyển, giải tỏa và cắt tỉa cây xanh trên tuyến với tổng số 1.315 cây.
Trong đó, giữ nguyên vị trí 142 cây gồm xà cừ, phượng..., dịch chuyển 158 cây gồm xà cừ, sấu, hoa sữa..., giải tỏa, chặt hạ 1.015 cây gồm xà cừ, bàng, cau vua...
Với quy hoạch và hồ sơ thiết kế mở rộng đường Phạm Văn Đồng, hàng cây cần di chuyển, giải tỏa nằm trong phạm vi mở rộng đường, các đường dẫn lên xuống đường trên cao.
Quá trình thực hiện, đơn vị tư vấn là Tổng Công ty tư vấn giao thông vận tải TEDI (Bộ GTVT) đã thiết lập hồ sơ cây xanh, xây dựng tiêu chí đánh giá và lựa chọn theo phương án giữ lại, di chuyển hoặc chặt hạ đối với mỗi cây.
Quanh vấn đề này, Sở Xây dựng cũng thông tin, ngày 15-5, đơn vị đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến về phương án đánh chuyển, cắt tỉa, giải tỏa cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng.
Sau cuộc họp, Sở đã yêu cầu Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội hoàn thiện hồ sơ, phương án dịch chuyển, giải tỏa cây xanh trên tuyến đường này, đồng thời, xác định các tiêu chí về giải tỏa, chuyển cây xanh...
Sở Xây dựng Hà Nội cũng nhấn mạnh, quan điểm nhất quán của lãnh đạo thành phố trong phương án quy hoạch đầu tư xây dựng là tránh tối đa vùng cây xanh, công viên hồ nước.
Trong trường hợp bắt buộc dịch chuyển, giải tỏa cây xanh nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng thực hiện dự án phải được tính toán chặt chẽ, chọn phương án tối ưu với ưu tiên hàng đầu là bảo tồn, di chuyển dù có thể phát sinh chi phí, trong điều kiện không thể dịch chuyển mới thực hiện giải pháp giải tỏa, chặt hạ.
Đối với cây phải xử lý trong dự án này, thành phố giao các cơ quan, đơn vị liên quan lên danh sách, hồ sơ cây xanh, phương án cụ thể với từng cây, có sự giám sát chặt chẽ việc xử lý cây xanh khi di dời hay chặt hạ.
Cũng theo Sở Xây dựng, việc di chuyển, giải tỏa cây xanh trên theo đề xuất của đơn vị tư vấn và chủ đầu tư là vấn đề nhạy cảm, được nhiều người quan tâm nên cần tiếp tục được thảo luận, lấy ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học, người dân để tạo sự đồng thuận.
Chặt hạ cây xanh không phải là giải pháp hàng đầu
Trả lời câu hỏi của báo chí, ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho hay: “Tôi xin khẳng định ưu tiên hàng đầu của thành phố trong xử lý 1.300 cây xanh là dịch chuyển, giữ nguyên vị trị, bất khả kháng mới chặt hạ. “Dịch chuyển, giữ nguyên vị trí”, tôi dùng sáu chữ đó để nói rằng cây xanh quý như thế nào. Vừa rồi, chúng ta dùng nhiều từ “chặt hạ” xem chặt hạ như một giải pháp hàng đầu. Tôi xin khẳng định chặt hạ cây không phải là giải pháp hàng đầu mà đánh chuyển mới là giải pháp hàng đầu.Với công nghệ cao như hiện nay thì việc đánh chuyển cây có tỷ lệ sống rất cao.Trường hợp bất khả kháng mới chặt hạ.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về trường hợp cụ thể nào là bất khả kháng, ông Lê Văn Dục cho biết: “Bất khả kháng là những cây không thể đánh bầu được, nằm dưới các công trình ngầm, các cây già cỗi, xấu xí. Ưu tiên đánh chuyển những cây có thể tái sử dụng, thân thẳng, dáng đẹp. Chúng tôi đã đi đến tận nơi, đánh giá khảo sát từng cây, cây nào giữ nguyên, tại sao giữ nguyên đều có hồ sơ cả. Những cây đánh chuyển sẽ được tái sử dụng ở những con đường và công viên phù hợp. Cho đến nay, thành phố vẫn rất thận trọng với vấn đề xử lý thế nào đối với 1.300 cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng, vẫn đang tiếp tục xin ý kiến nhân dân. Việc giải tỏa cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng chỉ là đề xuất của đơn vị tư vấn và chủ đầu tư, đề xuất vẫn chỉ là đề xuất. Nhiều nhà báo nhắc tôi về bài học Hà Nội chặt 6.700 cây xanh năm 2015. Tôi xin khẳng định, nhờ có bài học này mà Hà Nội chưa động gì đến 1.300 cây trên đườn Phạm Văn Đồng”.
Lãnh đạo Sở Xây dựng nhấn mạnh, trong dự án này, thành phố yêu cầu cao hơn về quy hoạch, cảnh quan kiến trúc, cây xanh được trồng mới trên tuyến đường này sẽ được thiết kế tương tự như hệ thống cây xanh đã trồng trên đường Võ Chí Công. Cụ thể, sẽ thiết kế ba tầng cây, gồm tầng cây cao, tầng cây bụi và tầng thảm cỏ, góp phần làm đẹp cảnh quan, cải thiện môi trường thành phố.
Nhận xét
Đăng nhận xét