Ngày 10 tháng 7 năm 2017 thứ hai
Ngày 09 tháng 7 năm 2017 Chúa nhật, hôm nay Sơn Tây nhiệt độ là 25-30 nhiều mây không mưa, 6h mẹ
Quỳnh đi làm Hà Vy ở nhà chơi với bố Thao cùng ông bà nội, 16h vào Xuân Sơn với ông bà ngoại và tổ chức sinh nhật hai tuổi.
Nhà Hải Hạnh lên Tiên Phong chơi tối mới về, hai chúng tôi 19h 30’ cùng đi họp
tổ dân phố, bên tổ I không có kinh phí HN xong được biết 8 hộ theo quyết
định 22/TTg đã làm xong nhà mới…Nhờ Thao chụp ảnh hai chị em bà Tường để
lưu trên mạng. Ngày 10 tháng 7 năm 2017 thứ hai, hôm nay Sơn Tây nhiệt độ là 25-30 nhiều mây có mưa nhỏ, đóng
822k ba nhà tiền điện cho EVN Lê Lợi, lên cây Xoài dọn lá rơi trên nóc bếp, thu
hoạch vét quả Xoài cuối vụ. 8h gửi ông Ngọc tổ Hậu Ninh 4,1 triệu nộp cho UBND
phường LL ủng hộ 70 năm ngày TBLS
Tài sản 10 tỷ nhờ nuôi lợn gà: Không ai chấp nhận nổi
10/07/2017 03:04 GMT+7
- Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) Phạm Trọng Đạt cho rằng, tài sản 10 tỷ mà bảo đi nuôi lợn, nuôi gà là cách giải thích cho xong, không ai chấp nhận nổi.
Nói về cách giải thích của nhiều quan chức về khối tài sản kếch xù có được nhờ nuôi lợn, chăn gà, bán chổi đót… Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt nhấn mạnh: “Giải thích về nguồn gốc tài sản bất cứ trường hợp nào cũng phải hợp lý”.
Theo ông, quy định mỗi khi tài sản tăng giảm bất thường mới yêu cầu người kê khai phải giải trình nguồn gốc. Ví dụ tăng từ 50 triệu trở lên thì người kê khai phải giải thích.
Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt. Ảnh: Phạm Hải
|
“Tài sản của cán bộ công chức tăng lên có thể do kinh doanh hoặc làm việc này việc khác, cũng có thể do bán nhà đất, do bố mẹ để lại…
Dù vì lý do gì thì cũng phải giải trình rõ ràng để có căn cứ xem xét như thế thì có hợp lý không”, Cục trưởng phân tích.
“Anh có 10 tỷ mà bảo đi nuôi lợn, nuôi gà, lấy đâu ra mà lắm thế. Giải thích cho xong mà không hợp lý thì không ai chấp nhận nổi”, ông nhấn mạnh.
Nuôi lợn, gà mà giàu lên phải nhân điển hình
Ủy viên thường trực UB Các vấn đề xã hội của QH Lưu Bình Nhưỡng cho rằng cách giải thích của nhiều quan chức cho rằng tài sản khủng có được nhờ nuôi gà, nuôi lợn, bán chổi đót có 2 khía cạnh.
Một là có khả năng họ nói đúng. “Nếu người nào đó giàu lên từ nuôi lợn, nuôi gà thì phải xác nhận cho họ, thậm chí nhân rộng điển hình, đưa gương người tốt việc tốt. Ai lại để họ tồn tại ở góc khuất như vậy”, ĐB Nhưỡng nói, tuy nhiên ông lại cho rằng, khả năng này ít lắm, may ra được 0,1%.
Còn lại 99,9% dư luận không đặt lòng tin vào những kiểu thổ lộ như vậy.
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng |
“Giải trình như thế không thuyết phục, dư luận rất không đồng tình. Người ta nói giải thích như thế càng thể hiện sự không trung thực. Lần thứ nhất không trung thực về kê khai, lần thứ 2 không trung thực khi giải trình, như vậy là không trung thực kép”, ông Nhưỡng lưu ý.
Theo ông, những việc như nuôi lợn, nuôi gà… người dân làm nhiều lắm, ai cũng làm được.
“Thậm chí có người dân còn làm nhiều hơn thế, và có khi còn bị nghèo đi. Như cử tri của tôi ở Bến Tre vừa qua có những nhà nuôi lợn lỗ mất đôi trăm triệu”, ông kể.
Kê khai đến đâu chỉ biết đến đó
ĐB Nhưỡng cũng nêu thực tế, dư luận luôn đặt ra và rất dị nghị, là việc kê khai tài sản còn rất hình thức.
Người kê khai tài sản khai không đủ, không chính xác, thậm chí còn giấu giếm. Cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ đó lại không xác minh. Người đứng đầu không chịu trách nhiệm, bô phận tham mưu cũng không, tóm lại là hòa cả làng.
Chính vì thế mới dẫn đến sự lảng tránh, làm ngơ theo kiểu tôi không động đến anh, anh không động đến tôi. Từ đó hình thành nên những liên minh ngầm bảo vệ, che chắn cho nhau.
“Đảng xác định, kê khai tài sản vô cùng quan trọng vì tham nhũng thường gắn liền với vấn đề tài sản. Nhưng thực tế hiện nay người ta khá yên tâm với việc kê khai tài sản, vì họ khai đến đâu cũng chỉ biết đến đó”, ĐB Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.
Ông cũng lưu ý việc công khai bản kê khai tài sản và mức độ công khai tài sản đến đâu cần phải được xem xét. Bởi theo ông, việc công khai tài sản hiện nay còn hạn chế dẫn đến hiệu quả, hiệu lực chưa cao.
“Ai là người giám sát? Lấy gì để giám sát? Chính vì thế người ta mới gọi là “giám sát mò”. Nghĩa là, ông A có cái nhà ở chỗ này, nhưng hình như ông ấy còn mấy nghìn m2 đất ở chỗ kia. Hình như vợ ông này còn có công ty nọ, hình như con gái ông kia có cái xe rất đẹp…
Chúng ta thường nói, dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, nhưng dân không biết thì lấy gì mà bàn?”, ĐB Nhưỡng băn khoăn.
Kê khai không trung thực sẽ không được đề bạt
Theo Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, theo quy định, khi kê khai có dấu hiệu bất hợp lý, tài sản tăng bất thường mới có căn cứ để xem xét.
Hoặc khi có đơn tố cáo về tài sản, có vấn đề trong việc bổ nhiệm, đề bạt cán bộ mà cần xác minh, thẩm định để đánh giá cán bộ thì mới có căn cứ để kiểm tra.
Còn hầu hết việc kê khai tài sản đều do tự nguyện, tự giác nên không thể kiểm tra hết được.
“Vì vậy tới đây sửa luật Phòng chống tham nhũng, chúng tôi cũng đề nghị diện cán bộ trước khi được bổ nhiệm thì bắt buộc phải xác minh tài sản. Nếu không kê khai trung thực thì không đủ điều kiện để bổ nhiệm, đề bạt”, ông Đạt nói.
Nhiều cán bộ giải trình nguồn gốc tài sản từ nuôi lợn, gà
Qua kiểm tra thấy kê khai tài sản lớn chưa quy định về truy nguồn gốc, không giải đáp được lấy từ đâu, nên có chuyện cán bộ giải trình từ nuôi lợn, nuôi gà.
Phó Ban Nội chính tỉnh xây biệt thự bị cưỡng chế, vợ đòi tự tử
Ông Nguyễn Sĩ Kỷ cho rằng, quyết định cưỡng chế nhà xây dựng trên đất nông nghiệp của vợ chồng ông là chưa công bằng...
Tài sản Giám đốc Sở TN&MT Yên Bái kê khai gồm những gì?
Tài sản ông Phạm Sỹ Quý kê khai gồm nhà, đất ở TP Yên Bái, căn hộ chung cư Mandarin Garden ở HN, ô tô Camry...
Đà Nẵng kiểm tra lý do hồ sơ kê khai tài sản lãnh đạo lọt ra ngoài
Thường trực Thành ủy Đà Nẵng đã có chỉ đạo kiểm tra, rà soát để tìm lý do hồ sơ kê khai tài sản của lãnh đạo TP bị lọt ra ngoài.
Thu Hằng
Nhận xét
Đăng nhận xét