Ngày 27 tháng 7 năm 2017 thứ năm
Ngày 27 tháng 7 năm 2017 thứ năm kỷ niệm 70 NĂM NGÀY
TBLS VN, hôm nay Sơn Tây nhiệt độ là 26-35 trời nắng gắt, sang nhà Hải
sắt uống trà bàn về việc thắp nến tri ân tại NTLS & 4 đường cầu truyền hình
tối hôm qua. Viết lời cám ơn ông bà Phát
& hai bác Chuyên cùng ảnh được lưu…Hạnh gọi cho thịt bò ăn trưa…Từ
tháng 8 các ngân hàng thu tiền điện với các hộ dân tại các chi nhánh của họ. Thao
sửa xe trên Mía 500.000k
Những thay đổi lớn của dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
(GDVN) - Đã có sự thay đổi lớn về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đặc biệt là ở tên gọi các môn học cũng như thời lượng học tập ở từng cấp học.
Kiến nghị 12 điểm cho chương trình phổ thông mớiSáu lưu ý cho Dự thảo Chương trình tổng thể mớiMôn trải nghiệm sáng tạo nhìn từ góc độ nhà trường phổ thông
Trong dự thảo mới nhất (bản dự thảo ngày 21/7) của Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể có khá nhiều điểm thay đổi so với dự thảo cũ ở cả 3 cấp học từng được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố hồi đầu tháng 4/2017.
Theo đó, sự thay đổi lớn nhất nằm ở kế hoạch giáo dục, đặc biệt là ở tên gọi các môn học cũng như thời lượng học tập ở từng cấp học.
Để quý bạn đọc tiện theo dõi những thay đổi của Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể phiên bản mới nhất, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xin giới thiệu một số phân tích, so sánh dưới đây:
Đối với cấp Tiểu học
Điểm thay đổi lớn nhất là các môn học chỉ còn phân chia thành 2 loại: Môn học, hoạt động bắt buộc và môn học tự chọn chứ không phân thành nhiều loại như trước đây (môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn, nội dung giáo dục của địa phương).
Ở cấp Tiểu học, các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc nội dung và thời lượng các môn Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ (ở lớp 3, 4, 5) không có sự thay đổi.
Môn Giáo dục Lối sống trong dự thảo cũ được đổi tên thành môn Đạo đức, đồng thời giảm thời lượng từ 70 tiết ở các lớp 1, 2, 3 xuống còn 35 tiết.
Môn Cuộc sống quanh ta (ở các lớp 1, 2, 3) được gộp chung thành một môn Tự nhiên và Xã hội.
Theo đó, sự thay đổi lớn nhất nằm ở kế hoạch giáo dục, đặc biệt là ở tên gọi các môn học cũng như thời lượng học tập ở từng cấp học.
Để quý bạn đọc tiện theo dõi những thay đổi của Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể phiên bản mới nhất, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xin giới thiệu một số phân tích, so sánh dưới đây:
Đối với cấp Tiểu học
Điểm thay đổi lớn nhất là các môn học chỉ còn phân chia thành 2 loại: Môn học, hoạt động bắt buộc và môn học tự chọn chứ không phân thành nhiều loại như trước đây (môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn, nội dung giáo dục của địa phương).
Ở cấp Tiểu học, các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc nội dung và thời lượng các môn Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ (ở lớp 3, 4, 5) không có sự thay đổi.
Môn Giáo dục Lối sống trong dự thảo cũ được đổi tên thành môn Đạo đức, đồng thời giảm thời lượng từ 70 tiết ở các lớp 1, 2, 3 xuống còn 35 tiết.
Môn Cuộc sống quanh ta (ở các lớp 1, 2, 3) được gộp chung thành một môn Tự nhiên và Xã hội.
Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục ở tiểu học và trung học cơ sở ở bản dự thảo công bố vào tháng 4/2017 (Ảnh chụp tài liệu) |
Ở các lớp 4, 5, môn Tìm hiểu Tự nhiên được đổi thành môn Khoa học.
Còn môn Tìm hiểu Xã hội được đổi thành môn Lịch sử và Địa lý. Thời lượng học tập không thay đổi.
Môn Thế giới Công nghệ dự kiến dạy ở lớp 1 đến lớp 3 trong dự thảo cũ thì trong dự thảo lần này đã bị bỏ.
Hai môn Tìm hiểu Công nghệ và Tìm hiểu Tin học ở lớp 4 và lớp 5 được thay thế bằng môn học Tin học và Công nghệ với thời lượng bằng thời lượng của 2 môn (70 tiết/năm).
Môn Thế giới Công nghệ dự kiến dạy ở lớp 1 đến lớp 3 trong dự thảo cũ thì trong dự thảo lần này đã bị bỏ.
Hai môn Tìm hiểu Công nghệ và Tìm hiểu Tin học ở lớp 4 và lớp 5 được thay thế bằng môn học Tin học và Công nghệ với thời lượng bằng thời lượng của 2 môn (70 tiết/năm).
Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục ở tiểu học vừa được công bố ngày 21/7 (Ảnh chụp tư liệu) |
Các môn Giáo dục thể chất, Nghệ thuật vẫn giữ nguyên như dự thảo cũ (công bố tháng 4/2017).
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở phiên bản trước được đổi tên thành Hoạt động trải nghiệm, nhưng thời lượng không thay đổi.
Bên cạnh đó, dự thảo mới quy định rõ, nội dung môn học Giáo dục Thể chất được thiết kế thành các học phần (mô-đun); nội dung Hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề; học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
Ngoài ra, hoạt động Tự học có hướng dẫn chiếm thời lượng khá lớn trong dự thảo trước đây bị loại bỏ trong dự thảo mới nhất. Nội dung giáo dục địa phương được đưa vào Hoạt động trải nghiệm.
Bên cạnh đó, môn Ngoại ngữ được đưa vào một trong 2 môn học tự chọn cho học sinh ngay từ lớp 1 (cùng với tiếng dân tộc thiểu số).
Bên cạnh đó, dự thảo mới quy định rõ, nội dung môn học Giáo dục Thể chất được thiết kế thành các học phần (mô-đun); nội dung Hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề; học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
Ngoài ra, hoạt động Tự học có hướng dẫn chiếm thời lượng khá lớn trong dự thảo trước đây bị loại bỏ trong dự thảo mới nhất. Nội dung giáo dục địa phương được đưa vào Hoạt động trải nghiệm.
Bên cạnh đó, môn Ngoại ngữ được đưa vào một trong 2 môn học tự chọn cho học sinh ngay từ lớp 1 (cùng với tiếng dân tộc thiểu số).
Với các tổ chức kế hoạch giáo dục mới, tổng số tiết trong năm học ở các lớp Tiểu học giảm đi so với dự thảo trước, từ 62-132 tiết/năm.
Dự thảo mới cũng nêu rõ, ở cấp tiểu học, thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học. Mỗi tiết học từ 35 phút đến 40 phút giữa các tiết học có thời gian nghỉ.
Đối với các cơ sở giáo dục chỉ có điều kiện tổ chức dạy học 6 buổi/tuần sẽ không bố trí dạy học các môn học tự chọn.
Cơ sở giáo dục chỉ có điều kiện tổ chức dạy học 5 buổi/tuần thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đối với cấp Trung học cơ sở
Ở cấp Trung học cơ sở các môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1 không có thay đổi so với dự thảo.
Đối với cấp Trung học cơ sở
Ở cấp Trung học cơ sở các môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1 không có thay đổi so với dự thảo.
Với môn Giáo dục Công dân, thời lượng ở các lớp 8, 9 giảm từ 52,5 tiết/năm xuống còn 35 tiết năm, giống các lớp 6, 7.
Môn Tin học giảm từ 52,5 tiết/năm giảm xuống còn 35 tiết.
Môn Công nghệ và Hướng nghiệp đổi tên thành môn Công nghệ. Thời lượng ở các lớp 6, 7 giảm từ 52,5 tiết/năm xuống 35 tiết/năm, ở các lớp 8, 9 giảm từ 70 tiết/năm xuống 52 tiết/năm.
Thời lượng các môn Giáo dục thể chất, Nghệ thuật không thay đổi. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đổi tên thành Hoạt động trải nghiệm.
Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục ở bậc trung học cơ sở theo bản dự thảo mới nhất ngày 21/7(Ảnh chụp tư liệu) |
Mỗi môn học Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất được thiết kế thành các học phần; Hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề; học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
Thời lượng Nội dung giáo dục địa phương ở cấp Trung học cơ sở được tách riêng với khoảng 35 tiết/năm. Các môn tự chọn gồm Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 2 với thời lượng là 105 tiết/năm.
Đặc biệt, nội dung hướng nghiệp được đưa vào từ cấp Trung học cơ sở.
Cụ thể, trong dự thảo mới quy định rõ, các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc đều tích hợp nội dung giáo dục hướng nghiệp; ở lớp 8 và lớp 9, các môn học Công nghệ, Tin học, Khoa học tự nhiên, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Hoạt động trải nghiệm và Nội dung giáo dục của địa phương có học phần hoặc chủ đề về nội dung giáo dục hướng nghiệp.
Đặc biệt, nội dung hướng nghiệp được đưa vào từ cấp Trung học cơ sở.
Cụ thể, trong dự thảo mới quy định rõ, các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc đều tích hợp nội dung giáo dục hướng nghiệp; ở lớp 8 và lớp 9, các môn học Công nghệ, Tin học, Khoa học tự nhiên, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Hoạt động trải nghiệm và Nội dung giáo dục của địa phương có học phần hoặc chủ đề về nội dung giáo dục hướng nghiệp.
Như vậy, thời lượng giáo dục của cấp Trung học cơ sở giảm từ 58-78 tiết/năm so với dự thảo cũ.
Đối với cấp Trung học phổ thông
Cấp Trung học phổ thông được gọi là giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp có sự thay đổi khá lớn.
Nổi bật nhất là dự thảo mới không tách cấp học này thành 2 giai đoạn với 2 tính chất (dự hướng và định hướng nghề nghiệp) như dự thảo trước mà gộp thành một giai đoạn chung, thông suốt từ lớp 10 đến lớp 12.
Cụ thể, giai đoạn này bao gồm các môn học bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm, Nội dung giáo dục địa phương.
Đối với cấp Trung học phổ thông
Cấp Trung học phổ thông được gọi là giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp có sự thay đổi khá lớn.
Nổi bật nhất là dự thảo mới không tách cấp học này thành 2 giai đoạn với 2 tính chất (dự hướng và định hướng nghề nghiệp) như dự thảo trước mà gộp thành một giai đoạn chung, thông suốt từ lớp 10 đến lớp 12.
Cụ thể, giai đoạn này bao gồm các môn học bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm, Nội dung giáo dục địa phương.
Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục ở trung học phổ thông theo bản dự thảo mới nhất ngày 21/7 (Ảnh chụp tư liệu) |
Trong đó, môn Giáo dục thể chất được thiết kế thành các học phần; Hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề; học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
Các môn học được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp gồm 3 nhóm môn:
- Nhóm môn Khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật.
- Nhóm môn Khoa học tự nhiên: Vật lý, Hóa học, Sinh học.
- Nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật.
Nội dung mỗi môn học thuộc nhóm này được thiết kế thành các học phần, học sinh được lựa chọn học phần phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường. Học sinh chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn.
Các chuyên đề học tập: Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học giúp học sinh tăng cường kiến thức và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.
Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập từ 10 đến 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn là 35 tiết.
Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và điều kiện tổ chức của nhà trường.
Dự thảo mới cũng quy định, các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường.
Học sinh có thể đăng ký học ở một cơ sở giáo dục khác những môn học và chuyên đề học tập mà trường học sinh đang theo học không có điều kiện tổ chức dạy.
Tổng số tiết học của cấp Trung học cơ sở là 1015 tiết/năm, trung bình 29 tiết/tuần.
Các môn học được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp gồm 3 nhóm môn:
- Nhóm môn Khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật.
- Nhóm môn Khoa học tự nhiên: Vật lý, Hóa học, Sinh học.
- Nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật.
Nội dung mỗi môn học thuộc nhóm này được thiết kế thành các học phần, học sinh được lựa chọn học phần phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường. Học sinh chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn.
Các chuyên đề học tập: Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học giúp học sinh tăng cường kiến thức và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.
Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập từ 10 đến 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn là 35 tiết.
Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và điều kiện tổ chức của nhà trường.
Dự thảo mới cũng quy định, các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường.
Học sinh có thể đăng ký học ở một cơ sở giáo dục khác những môn học và chuyên đề học tập mà trường học sinh đang theo học không có điều kiện tổ chức dạy.
Tổng số tiết học của cấp Trung học cơ sở là 1015 tiết/năm, trung bình 29 tiết/tuần.
Thùy Linh
Nhận xét
Đăng nhận xét