Ngày 14 tháng 8 năm 2017 thứ hai

Ngày 13 tháng 8 năm 2017 Chúa nhật Sơn Tây nhiệt độ là 27-31 nhiều mây có dấu hiệu mưa của oi bức, 7h vào cửa hàng Hải Loan đoán Hải chữa xe máy, 14h hai bố con vào lấy xe; 9h cùng Hà Vy xuống Lanchi mart để chơi trò xúc cát…15h cháu vào Xuân Sơn với ông bà ngoại, 17h cùng ông Sức đi giao GCN số nhà mới của tổ Hậu Ninh khu vực nhóm 7, thu phí mỗi hộ 45k, nhà tôi cũ là số 05 tập thể kho bạc, nay là số 08/40/3 Lê Lợi số mới 19h tư vấn cho bà Lý về số nhà mới 04 của bà & cách vay tiền học đại học cho cháu Vũ. Ngày 14 tháng 8 năm 2017 thứ hai Sơn Tây nhiệt độ là 27-31 nhiều mây có dấu hiệu mưa của oi bức, nghe bà Nghĩa nói chuyện sức khỏe của CT nước Trần Đại Quang, 9:48’ bà Nghĩa tranh luận với bà Hải về chỗ để rác tồn đọng, Số: 3340/BHXH-ST, Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2017 V/v cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo mã số BHXH

Từ hôm nay, Hà Nội bắt đầu phun hóa chất diệt muỗi trên diện rộng

ĐỜI SỐNG | 07:31 Thứ Hai ngày 14/08/2017
(HNM) - 5h sáng 13-8, Đoàn kiểm tra của Sở Y tế Hà Nội đã thực hiện kiểm tra việc phun thuốc diệt muỗi phòng, chống sốt xuất huyết tại chợ, trường học, cơ sở y tế, các hộ dân trên địa bàn phường Láng Thượng (quận Đống Đa). 

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế quận Đống Đa, trên địa bàn quận đã ghi nhận hơn 1.200 ca mắc sốt xuất huyết tại 21/21 phường (tăng 21,6 lần so với cùng kỳ năm 2016) với 214 ổ dịch. Hiện toàn quận đã thành lập 250 tổ triển khai vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy.

Trực tiếp kiểm tra tại khu vực chợ Láng Thượng, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền lưu ý, lực lượng chức năng của quận Đống Đa nói chung và phường Láng Thượng nói riêng cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các chợ, trường học, cơ sở y tế trên địa bàn để làm tốt việc tuyên truyền, vận động người dân hiểu và tự giác chấp hành việc phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Ngoài ra, cần phối hợp tốt với các trường đại học trên địa bàn để thực hiện việc tổng vệ sinh môi trường, phun thuốc diệt muỗi trước khi bắt đầu năm học mới.

Liên quan đến công tác phun thuốc diệt muỗi phòng dịch, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, hiện 9 máy phun thuốc diệt muỗi có vòi phun khổng lồ được mượn từ 9 tỉnh, thành phố lân cận đã được đưa về Hà Nội. Bắt đầu từ sáng sớm ngày 14-8, Hà Nội sẽ tổ chức phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng bằng các máy này.

Trong đợt phun này, ngành Y tế Hà Nội chú trọng đến các khu vực trọng điểm như: Bệnh viện, chợ, trường học, khu vực nhà trọ tập trung nhiều công nhân, công trường xây dựng… Trước khi phun thuốc, Trung tâm Y tế dự phòng của phường sẽ thông báo để người dân có sự chuẩn bị trước. Ngành Y tế Hà Nội sẽ làm việc với ban giám hiệu các trường đại học để tổ chức phun thuốc cả ở khu ký túc xá, giảng đường và toàn bộ môi trường xung quanh.

 
Thu Trang

Cần người dân chung sức chặn sốt xuất huyết

ĐỜI SỐNG | 06:28 Thứ Hai ngày 14/08/2017
(HNM) - Dịch sốt xuất huyết đang “nóng” lên từng ngày tại Hà Nội. Số lượng bệnh nhân đến khám, điều trị sốt xuất huyết tăng nhanh. Bắt đầu từ hôm nay (14-8), TP Hà Nội tổ chức phun hóa chất diệt muỗi trên diện rộng nhằm ngăn chặn dịch lan rộng. Tuy nhiên, cùng với sự vào cuộc quyết liệt và tích cực của các cấp chính quyền, người dân cần chung sức, nâng cao nhận thức, chủ động phòng ngừa...
Phun thuốc diệt muỗi tại một hộ gia đình trên địa bàn quận Đống Đa. Ảnh: Ngọc Thành

Ông Nguyễn Ngọc Phương - Phó Chủ tịch UBND phường Trung Tự: Thực hiện “gia đình không có bọ gậy”

UBND phường Trung Tự đã thành lập 7 nhóm giám sát và 24 tổ vận động tuyên truyền phòng dịch sốt xuất huyết nhằm tổ chức tuyên truyền, vận động, giám sát các hộ gia đình thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Bên cạnh tăng cường tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết cho cộng đồng dưới nhiều hình thức, nội dung: Tổ chức họp tổ dân phố, loa tuyên truyền lưu động... UBND phường cũng phối hợp tổ dân phố đến từng nhà, tổ chức ký cam kết thực hiện “Gia đình không có bọ gậy”.

Hằng tuần, các hộ tự tìm và loại bỏ nơi đẻ trứng của muỗi: Vệ sinh nhà cửa, không để tồn tại các đồ vật, phế thải có thể đọng nước ở trong và xung quanh nhà; bỏ muối vào các bể chứa nước trong nhà vệ sinh; thả cá vào bể nước không có nắp đậy kín, hòn non bộ; thu dọn nhà cửa gọn gàng, không treo quần áo bừa bãi trong nhà để hạn chế nơi đậu nghỉ của muỗi, khi ngủ mắc màn; tham gia thường xuyên các buổi tổng vệ sinh hằng tuần tại tổ dân phố…

Bà Trần Thị Tuyết - Phó Chủ tịch UBND phường Láng Thượng: Hệ thống chính trị vào cuộc, người dân
cần chung sức


Láng Thượng nằm trong số các phường có tỷ lệ mắc sốt xuất huyết cao của quận Đống Đa, với hàng chục ổ dịch. Do đó, phường Láng Thượng đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc với sự phân công, phân nhiệm cụ thể. Cán bộ Mặt trận Tổ quốc, cấp ủy và cán bộ cơ sở gương mẫu đi đầu, phát huy vai trò tuyên truyền vận động người dân nâng cao nhận thức phòng, chống dịch bệnh. Phường đã tổ chức các đợt phun hóa chất diệt muỗi tại các khu dân cư với tỷ lệ đạt hơn 92,5% hộ dân, đã tổ chức 6 đợt vệ sinh tăng cường và tổng vệ sinh toàn diện diệt bọ gậy vào ngày 12-8-2017. Sáng 13-8, Đoàn kiểm tra của Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra việc phun thuốc diệt muỗi phòng, chống sốt xuất huyết tại chợ, trường học, cơ sở y tế, các hộ dân trên địa bàn phường.

Tuy nhiên, với đặc điểm địa bàn phường có nhiều nhà thuê trọ và nhiều công trình xây dựng đang thi công, tập trung số lượng lớn người lao động, nhưng đa số thờ ơ và cho rằng chỉ cần phun thuốc muỗi là hết dịch mà không quan tâm thau rửa đồ dùng chứa nước trong nhà… Nếu người dân không nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh thì khó ngăn chặn nguồn dịch lây lan.

Anh Nguyễn Lam Sơn (Khu đô thị Văn Phú - Hà Đông): Cần quan tâm vệ sinh những khu biệt thự bỏ hoang
Không chỉ những mảnh đất bỏ hoang mới là nơi tập trung côn trùng gây bệnh, những căn nhà biệt thự chưa có người sử dụng cũng có nguy cơ trở thành ổ dịch. Dù sống ở khu đô thị mới, trong những ngôi nhà khang trang sạch đẹp, nhưng nhiều người dân không khỏi nơm nớp lo lắng bị mắc sốt xuất huyết khi xung quanh còn nhiều biệt thự bỏ hoang với cây cỏ dại mọc um tùm. Chưa kể tới những dự án còn dang dở, thiếu đường nội bộ, mất nắp cống thoát nước, hố ga kỹ thuật, trơ nền móng… cũng trở thành nơi chứa côn trùng gây bệnh.

Hầu hết các dự án bất động sản đều tập trung thành một khu riêng biệt, nên khi chủ đầu tư thiếu quan tâm đến công tác phòng, chống dịch bệnh nói chung và dịch sốt xuất huyết nói riêng thì chính quyền địa phương cần quan tâm tuyên truyền tới chủ đầu tư và cư dân công tác phòng, chống dịch bệnh.

Bà La Thị Bảng (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm): Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Vừa qua, trên địa bàn phường Phúc Diễn đã có một số trường hợp bị mắc sốt xuất huyết, nên người dân khu vực cũng khá lo lắng. Mặc dù ngay sau đó, UBND phường, cán bộ y tế phường đã cho người đi phun thuốc, xử lý ổ dịch, đồng thời nhắc nhở các hộ chủ động dọn dẹp vệ sinh, phát quang cây cỏ, bụi rậm, lấp bể nước không sử dụng, rắc vôi bột ở hòn non bộ trồng cây cảnh, diệt bọ gậy… song nhiều người vẫn còn khá thờ ơ, chủ quan với phòng, chống dịch.

Là một trong những hộ có khu nhà trọ cho sinh viên thuê, gia đình tôi cũng phải thường xuyên nhắc nhở các cháu giữ gìn vệ sinh, quét dọn, đổ rác hằng ngày, cần mắc màn trước khi đi ngủ để tránh muỗi đốt. Đặc biệt, với các lọ hoa, cốc nước, xô chậu đựng nước để lâu ngày cần chú ý thau rửa, tránh phát sinh bọ gậy, muỗi lây bệnh. Thực tế, người thuê trọ phần lớn đều có tâm lý chủ quan, thờ ơ với dịch bệnh nên ngày nào gia đình tôi cũng phải qua lại nhắc nhở nêu cao tinh thần phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Ngân - Khánh (lược ghi)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy