Ngày 11 tháng 11 năm 2017 thứ bảy
Ngày 11 tháng 11 năm 2017 thứ bảy nhiệt độ là 22-30 trời ấm, cơn bão số 13 Haikui vào biển Đông đang hướng lên phía bắc.
Ngày mai (12/11) bão sẽ đổi hướng
theo hướng Tây Tây Nam .
7h Cậu Đạo chuyển 3 con gà cho bà Lý 3 con gà giá 550k. Sáng nay Hải Minh ở nhà
với ông bà, 8:30 ra Y tế phường tiêm thuốc phòng cúm…khóc, 9h xem cắt cây phố
Đinh Tiên Hoàng, Phó Đức Chính đến tiệm
hớt tóc Hưng ngõ Rau để làm đẹp về nhà ngõ vườn hoa chơi, 11h về ngõ Rau ăn
trưa chơi đến 15h hai ông bà cho cháu về lại 15 PĐC ngủ. Tôi xem lại luật KN số
02/2011 ngày 11/11/11 hiệu lực 1/7/12 cùng NĐ 75 ngày 10/3/12 của CP quy định
chi tiết.
9 bệnh “tiêu hoang – xài sang” mà chỉ người VN mới có – Hèn gì nghèo mãi không ngóc lên nổi
Kinh tế khó khăn, đời sống chật vật, nhưng dường như thói “tiêu hoang, xài sang” đã ngấm vào máu của một bộ phận không nhỏ người Việt Nam.Người Việt cứ mở mồm ra là nói tiết kiệm, khuyên người ta phải tiết kiệm nhưng hầu như ai cũng đều mắc phải 9 thói tiêu hoang, tính sĩ diện này ăn sâu vào máu và khó từ bỏ rồi nè
Ảnh minh họa
Phải công nhận là người Việt mình quá sĩ diện. Người giàu sĩ diện, người nghèo cũng sĩ diện. Vì sĩ diện nên chi tiêu, ăn uống hoang phí, làm gì cũng lãng phí. Mình đọc được bài này trên mạng thấy hay cũng đúng y chang ý kiến của mình và muốn lên tiếng thêm:
Thứ nhất là mua đồ đạc không đúng với nhu cầu sử dụng. Điện thoại chỉ cần để nghe gọi nhưng cứ phải mua loại cảm ứng đắt tiền. Có máy tính bàn, máy tính xách tay vẫn mua thêm máy tính bảng. Có iphone vẫn cứ sắm thêm ipad, trong khi ipad chỉ dùng để chơi game. Người giàu có tiền còn đỡ, đằng này nhiều người lương ba cọc ba đồng, thậm chí các em sinh viên chưa làm ra tiền cũng chạy đua, mục đích chỉ để khoe mẽ.
Hoặc mua rồi, lại đổi. Đang xài ip5 thấy ip6 tung ra thì đổi. Sau đó có 6S thì đổi sang 6S hoặc cùng lắm thì chờ ra ip7 rồi đổi. Trong khi thời gian và mục đích sử dụng cũng chẳng gì khác nhau cho lắm
Hoặc mua rồi, lại đổi. Đang xài ip5 thấy ip6 tung ra thì đổi. Sau đó có 6S thì đổi sang 6S hoặc cùng lắm thì chờ ra ip7 rồi đổi. Trong khi thời gian và mục đích sử dụng cũng chẳng gì khác nhau cho lắm
Thứ hai là ăn uống vô cùng lãng phí. Đi ăn hàng thì gọi đủ món rồi để thừa mứa, ăn không hết thì đổ đi chứ không bao giờ gói gém đem về. Trong khi các nước tư bản giàu có, họ chỉ gọi đủ ăn, ăn vét sạch đĩa, thừa gói mang về. Ngay cả chuyện chợ búa nấu nướng trong gia đình, nhiều người vẫn có thói quen cứ đi siêu thị là mua đủ thứ, về tống hết vào tủ lạnh, ăn không hết thì bỏ đi.
Thứ ba là sử dụng điện nước hoang phí. Có gia đình chỉ hai vợ chồng và đứa con nhỏ mà dùng hơn 1 triệu tiền điện mỗi tháng. Nhu cầu thiết yếu cần phải dùng không nói làm gì, đằng này đi vệ sinh xong không tắt điện, điện để sáng choang từ tầng trên xuống tầng dưới ra ban công, ti vi, máy tính bật song song, nóng cũng điều hòa, lạnh cũng điều hòa, nóng lạnh để rửa tay, rửa bát, rửa rau luôn.
Thứ tư là thích chơi hàng hiệu, đắt tiền. Mua xe máy phải xe tay ga mới đẳng cấp. Quần áo, giày dép phải thương hiệu nước ngoài, vài triệu một bộ hay thậm chí vài chục triệu, trăm triệu một bộ. Không phải giới nghệ sĩ mới chịu chi khoản này đâu nhé, dân thường cũng nhiều kẻ chịu chơi lắm, không tin các bạn cứ thử vào mấy trung tâm mua sắm hạng sang như Tràng Tiền, Parkson, The Garden, Royal City…thì biết.
Thứ năm là thích tiệc tùng, ăn chơi nhảy múa. Người Việt mình nghèo nhưng rất thích tiệc, lên lương ăn tiệc, thăng chức ăn tiệc, sinh nhật cũng tiệc, thôi nôi con cũng tiệc, 8/3 tiệc, 20/10 tiệc…thậm chí chả cần lý do gì cũng tiệc vì “tụ tập cho vui”. Mỗi lần tiệc là mỗi lần tốn kém. Có những người lương tháng chỉ đủ sinh hoạt mà vẫn không chịu vắng mặt bất cứ buổi tiệc nào. Thử hỏi còn đâu ra mà tích lũy.
Thứ sáu là thích ăn mừng kỷ niệm hoành tráng. Chẳng hạn như tiệc tất niên, tiệc chia tay, tiêc cưới hỏi,…dù là nghèo giàu cũng thích làm rình rang. Hôm qua có đọc 1 cmt trên webtretho thấy chị gì bảo là ở vùng quê của chị ấy mỗi lần đám cưới phải mời tầm 80 bàn. Hỏi ra thì ai tổ chức xong cũng lỗ và thậm chí còn mang nợ.
Mình thấy cưới chỉ để là tương trưng và công bố cho mọi người chung vui thôi. Cần gì làm lớn đến thế, mời nhiều tốn kém mà khách đông mình cũng tiếp không xuể làm buồn lòng bà con xóm giềng.
Mình thấy cưới chỉ để là tương trưng và công bố cho mọi người chung vui thôi. Cần gì làm lớn đến thế, mời nhiều tốn kém mà khách đông mình cũng tiếp không xuể làm buồn lòng bà con xóm giềng.
Thứ bảy là lãng phí năng lượng- nhiên liệu
Người VN không thích đi các phương tiện công cộng, không thích đầu tư vào các phương tiện công cộng mà chỉ đi xe máy, đi xe máy không bao giờ tắt máy xe khi thời gian chờ còn nhiều, xài bếp thì quên tắt bếp,…
Người VN không thích đi các phương tiện công cộng, không thích đầu tư vào các phương tiện công cộng mà chỉ đi xe máy, đi xe máy không bao giờ tắt máy xe khi thời gian chờ còn nhiều, xài bếp thì quên tắt bếp,…
Thứ tám là không chăm lo cho sức khỏe: Người VN mình ít có trách nhiệm với bản thân, không chịu đi khám bệnh hoặc kiểm tra sức khỏe thường xuyên cho nên tới chừng đợi phát hiện bệnh thì tình hình quá nặng lúc đó chi phí lại quá nhiều. Tiền để dành dù nhiều bao nhiêu thì cũng hết thậm chí còn phải vay thêm.
Thứ chín là luôn thích “thà dư còn hơn thiếu”: Mua sắm hay bất cứ làm việc gì cũng vậy.Kể sơ sơ cho nghe nè: Đi ăn thì vào quán gọi cho thật nhiều rồi ăn bỏ bớt, ngày tết sắm cho thật nhiều bánh mứt rồi qua tết cũng bỏ, đồ ăn mua về đầy tủ lạnh rồi hết hạn đem quăng thùng rác,….
Vì sao dân mình nghèo? Có hàng trăm hàng ngàn lý do. Nhưng một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo là không biết tiết kiệm, chi tiêu hoang phí. Tôi viết bài này chỉ muốn mọi người ý thức rõ về điều này. Nhất là khi Tết đang đến gần, dịp mà nhu cầu mua sắm của gia đình lớn nhất trong năm. Tiết kiệm có nghĩa là sử dụng đồng tiền và các nguồn tài nguyên hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ và có ích. Mong mọi người đóng góp ý kiến để xây dựng ý thức tiết kiệm cho dân ta.
Theo webtretho
CHIA SẺ DÀNH CHO BẠN
Nhận xét
Đăng nhận xét