Ngày 23 tháng 12 năm 2017 thứ bảy
Ngày 23 tháng 12 năm 2017 thứ bảy, trời Sơn Tây sáng đêm qua & sáng nay trời đã
ấm hơn,
nhiệt độ 15-19, 5:30 đi thể dục cùng Sói
đến gần hàng phở Hùng béo thấy ánh đèn & tiếng xe máy chạy từ lối rẽ Cẩm An
đến trên xe có hai người, đứa ngồi sau đeo một bình ác quy lớn rẽ vào sát vỉa hè nơi con Sói đang
chạy, rất may Sói không dính roi điện
của Cẩu tặc, trong khi có nhiều người cùng đi thể dục, chúng còn quay lại
định chộp lại “con mồi”, nhìn tôi nó nói câu cộc lốc MƯỢN, tôi hô chó đẻ, chúng
nói thế thì thôi; Sáng nay anh Lợi vẫn mở loa công xuất lớn, sáng không sang
nhà Hải sắt mà chỉnh lại kênh FPT trên tivi BOX, vào nhà Minh chỉnh trang Opera
để dùng hằng ngày, chiều nay đi thu nốt mấy hộ tiền phúng cụ Thục, 17h 30 dự
LIÊN HOA HỘI CỰU CHIẾN BINH TỔ I ở 13 Phùng Hưng. Dự báo, đêm 25 rạng sáng
26/12, bão Tembin số 16/2017 sẽ đổ
bộ vào khu vực Nam Bộ, sơ tán hàng ngàn hộ dân.
Thứ Bảy, 23/12/2017 - 12:53
Bão Tembin được dự báo sẽ rất mạnh khi vào khu vực Nam Bộ
Dân trí Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, dự kiến đêm 25 đến rạng sáng 26/12, bão Tembin sẽ đổ bộ vào đất liền khu vực Nam Bộ của nước ta ở cấp 10-11, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4. Nhưng rất có thể, trong trường hợp xấu, khi vào bờ, bão sẽ ở cấp 12, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 5 - đây là cấp độ cảnh báo rất nguy hiểm.
Sáng nay (23/12), Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai (PCTT) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến ứng phó với bão Tembin. Hội nghị do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì.
Quang cảnh Hội nghị.
Tại Hội nghị, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, hồi 7h ngày 23/12, vị trí tâm bão Tembin ở vào khoảng 7,7 độ Vĩ Bắc, 120,4 độ Kinh Đông, cách đảo Pa-la-oan (Philippines) khoảng 320km về phía Đông Đông Nam.
Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 13. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 150km tính từ vùng tâm bão.
Vị trí và hướng di chuyển của bão Tembin. (Ảnh: NCHMF).
Ông Hoàng Đức Cường cho biết, dự báo, đêm nay (23/12), bão sẽ vào Biển Đông và duy trì ở cấp độ 10-11, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây và hướng vào đất liền khu vực Nam Bộ của nước ta (từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau).
"Đêm nay xuất hiện một đợt không khí lạnh yếu và lệch Đông nên không ảnh hưởng nhiều đến quỹ đạo, cấp độ của bão Tembin. Nhận định mưa do bão Tembin sẽ tập trung nhiều ở phía Bắc của tâm bão. Khi bão vào khu vực quần đảo Trường Sa sẽ mạnh lên cấp 12, giật cấp 15. Nhưng khi bão di chuyển vào bờ sẽ suy yếu thêm, vào bờ khu vực Nam Bộ sẽ ở cấp 10-11, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4. Nhưng trong trường hợp xấu, bão vào bờ vẫn duy trì ở cấp 12, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 5 - đây là cấp độ cảnh báo rất nguy hiểm" - ông Hoàng Đức Cường nói.
Ông Hoàng Đức Cường cho biết: "Trong vòng 30-40 năm qua đã ghi nhận được 5-6 cơn bão đổ bộ vào Biển Đông ở thời điểm này, nhưng chưa có cơn nào vào đất liền nước ta. Do đó, bão Tembin vào đất liền lần này là rất đặc biệt".
Về lượng mưa, ông Hoàng Đức Cường cho biết, do bão di chuyển nhanh và có khả năng suy yếu nên lượng mưa không lớn, khoảng 100-200mm ở vùng trung tâm bão, khu vực xa hơn là 100-150mm. Ngoài ra, đến ngày 26-27/12, xuất hiện một đợt không khí lạnh mạnh kết hợp với hoàn lưu bão xa nên sẽ gây ra một đợt mưa diện rộng, từ Quảng Bình đến Phú Yên từ 150-250mm; gây ra đợt rét đậm, rét hại ở miền Bắc.
Phát biểu tại cuộc hợp, ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT lưu ý, bão Tembin được cảnh báo đổ bộ vào khu vực Nam Bộ rất mạnh, đây là khu vực bão ít đổ bộ vào nên kinh nghiệm ứng phó với bão lũ của người dân cũng như chính quyền địa phương chưa nhiều nên rất dễ gặp rủi ro. Mặt khác, lượng tàu thuyền hoạt động trên vùng biển khu vực này rất nhiều, thời gian qua đã có nhiều sự cố xảy ra trên biển và có thiệt hại về người. Do đó, ông Hoài đề nghị các địa phương được dự báo nằm trong vùng ảnh hưởng của bão Tembin cần tập trung cao độ trong công tác ứng phó, căn cứ vào tình hình cụ thể có thể ban hành ngay lệnh cấm biển và đặc biệt lưu ý trong công tác di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận xét: Bão Tembin được dự báo sẽ đổ bộ vào Nam Bộ, xảy ra trong phạm vi ảnh hưởng lớn. Đây là vùng có ngư trường hoạt động rầm rộ, lưu thông tàu thuyền phát triển kinh tế nhiều, có nhiều huyện đảo, xã đảo, địa hình bằng phẳng nên tác động do bão lớn. Đồng thời, đây là khu vực bão vào ít nên thiết chế hạ tầng công cộng, nhà dân thích ứng với thiên tai thường kém hơn các khu vực khác. Ngoài ra, bờ biển khu vực này đã bị tổn thương lớn với hơn 200km, 23 điểm trọng yếu, nếu xuất hiện gió mạnh, nước biển dâng sẽ rất nguy hiểm.
"Khu vực này phát triển nuôi trồng thủy sản lớn, có quy mô kinh tế, đặc điểm dân cư, hoạt động trên biển dễ bị tổn thương. Bão Tembin lớn cả về cường độ, trái mùa, lại đổ bộ vào vùng dễ bị tổn thương nên chúng ta cần hết sức chú ý. Đề nghị thông tin dự báo truyền thông thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến bão Tembin; lưu ý những vùng sâu, vùng sa, biển đảo cần phải có thông tin để người dân nắm được" - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đề nghị.
Bộ trưởng đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT cần tập trung chức năng của mình điều hành, đôn đốc các địa phương ứng phó với bão Tembin. Lực lượng Biên Phòng, Bộ Công an cần tập trung hỗ trợ nhân dân ứng phó với bão Tembin; Bộ Ngoại giao cần có những công hàm với nước ngoài để ngư dân của chúng ta có thể vào tránh trú an toàn.
Một vấn đề nữa mà Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý đó là tàu vãng lai, tàu hoạt động kinh tế nếu không được cảnh báo, nhắc nhở thì rất dễ bị tổn thương khi có bão.
Nguyễn Dương
Nhận xét
Đăng nhận xét