Ngày 11/5/2018 thứ sáu


Ngày 11/5/2018 thứ sáu, trời Sơn Tây 32-27 độ, dự báo nắng nóng, trời oi bức. Theo kế hoạch 6:30 tôi vào nhà Hải Minh để nhận ca trông cháu cho các con đi làm ngày thứ hai, Hải Minh đã đỡ nhiều bệnh thủy đậu, 9h bà chủ vào thay để lên UBND phường NQ lấy thẻ BHYT cho vợ chồng Na-Phương, chị Hiền đề nghị để chị Quý ngoài BHXH thị xã thoái thu 1 cặp thẻ thừa cho hai cháu, Phương điện chị Quý đưa ra nhiều khó khăn thoái thác…9:30 tôi ra VNPT Sơn Tây lấy thẻ BHYT đổi của mình thì chưa có, tôi chủ động hẹn đến khi nhận lương lấy thẻ luôn; thấy Hòa ngõ Hậu Ninh làm việc ở tầng III Bưu điện, 11:30 trở lại nhà Minh nghỉ trưa đến 13h Minh dậy đi vệ sinh & xem tivi, tôi tranh thủ viết bài….
Thứ Năm, 10/05/2018 - 19:31

90.000 tỷ đồng quỹ lương hưu chưa biết đầu tư vào đâu

Dân trí Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phân tích bài toán quản lý để quỹ bảo hiểm xã hội có thể sinh lời hiện nay. Quỹ có 90.000 tỷ đồng nhưng các kênh đầu tư rất hạn chế, cần tạo điều kiện để có thể sinh lời tốt hơn, để quỹ phát triển bền vững.
 >> “Đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu không phải vì lo vỡ quỹ lương hưu”
 >> Đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi với nam, 60 tuổi với nữ

Tiếp tục chương trình nghị sự, hôm nay, 10/5, ngày làm việc thứ 4 Hội nghị Trung ương 4 thảo luận về đề án cải cách hành chính (buổi sáng các đại biểu thảo luận tại tổ, buổi chiều có phiên thảo luận toàn thể tại hội trường). Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng thay mặt Bộ Chính trị điều hành nội dung phiên thảo luận toàn thể. Vấn đề nâng tuổi nghỉ hưu, sử dụng quỹ lương hưu là những nội dung được các uỷ viên Trung ương Đảng tập trung phân tích.

Phiên thảo luận toàn thể tại hội trường về đề án cải cách tiền lương chiều 10/5
Phiên thảo luận toàn thể tại hội trường về đề án cải cách tiền lương chiều 10/5
Được hỗ trợ 30% người nghèo vẫn chưa thể tham gia bảo hiểm
Nhận định chung được đưa ra trong đề án, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) bao gồm bảo hiểm hưu trí - tử tuất; bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm ốm đau, thai sản và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, với vai trò là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm phát triển và coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực đối với sự phát triển bền vững đất nước cũng như thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Trong thời gian qua, hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH đã không ngừng được bổ sung, hoàn thiện, ngày càng phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; góp phần quan trọng vào nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội để phát triển bền vững đất nước trong quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế.
Đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội được xây dựng và trình Hội nghị Trung ương lần này hướng tới mục tiêu để BHXH thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc tiến tới thực hiện BHXH toàn dân. Phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và thực hiện chính sách BHXH tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, tin cậy và minh bạch.
Phát biểu tại phiên thảo luận, các đại biểu đánh giá cao Đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội lần này, cho rằng đề án được xây dựng công phu, bài bản, khoa học, có tính thực tiễn và khả thi cao. Nội dung đề án thể hiện được tính nhân văn, bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa. Đây là một Đề án lớn cần được triển khai đồng bộ với nhiều đề án, chương trình khác, mới đảm bảo sự thành công.
Các ý kiến tập trung phân tích những giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề án đề ra, đặc biệt là việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm, bảo đảm cân đối thu chi bền vững của quỹ.
Nêu ý kiến tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh & xã hội Đồng chí Đào Ngọc Dung nêu con số, hiện cả nước còn 15,6 triệu số hộ kinh doanh cá thể và cần phải phát triển bảo hiểm xã hội trong khu vực này. Theo đó, nhà nước cần ban hành chính sách nâng cao tính hấp dẫn của bảo hiểm xã hội đồng thời có chủ trương hỗ trợ cho người khó khăn có thể tham gia bảo hiểm.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, hiện tại, các hộ nghèo đang được hỗ trợ 30%, hộ cận nghèo 25% và người bình thường 10% để tham gia bảo hiểm xã hội. Nhưng thực tế những chính sách vẫn chưa thực sự hấp dẫn vì đã là người nghèo, nhà nước có hỗ trợ 30% thì cũng khó có thể mua bảo hiểm.
Ông Dung so sánh, một số nước như Indonesia, Trung Quốc, nhà nước thực hiện hỗ trợ mua bảo hiểm đối với hộ nghèo tới 60%. Ông Dung khuyến cáo nên học theo cách làm của bảo hiểm y tế để có độ bao phủ lớn, chiếm tỷ trọng lớn từ đầu tư của nhà nước vào lĩnh vực này.
Tăng tuổi nghỉ hưu là tất yếu
Về vấn đề nâng tuổi nghỉ hưu, các đại biểu cho rằng, viẹc điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu là xu thế tất yếu, trong bối cảnh nước ta hiện nay, việc này nhằm hướng tới nhiều mục tiêu như đối phó với già hóa dân số, biến đổi của thị trường lao động, đảm bảo cân đối quỹ Bảo hiểm xã hội.
Bộ trưởng Bộ trưởng Lao động, Thương binh & Xã hội thông tin tiếp, tuổi nghỉ hưu thực tế của Việt Nam hiện nay thấp nhất trong khu vực (bình quân là 54,3 tuổi, trong đó nam là 55,6 tuổi, nữ 52,6 tuổi. Mức đóng bình quân hiện là 22%, mức hưởng 70% trung bình.
Như vậy, một lao động nam đóng bảo hiểm hiện nay là 28 năm và sống hưởng lương hưu là 22,5 năm, lao động nữ đóng 23 năm nhưng hưởng tới 27 năm.
“Bài toán cân đối quỹ, vì thế, nếu để tự thân nó thì rất khó khăn. Vì vậy, đề nghị Trung ương có quyết tâm chính trị rất lớn. Đây là thời cơ vàng để quyết định chủ trương này. Trước hết, về chọn thời điểm trong tờ trình Trung ương xin cho phép bắt đầu điều chỉnh từ năm 2021 và người hưởng như phụ nữ là 56 tuổi hưu là từ 2026, thời điểm bắt đầu dân số già” – ông Dung nói.
Bộ trưởng cũng cảnh báo, các chuyên gia kinh tế đánh giá Việt Nam là 1 trong những quốc gia có quá trình già hoá dân số nhanh nhất thế giới mà nếu không hành động nhanh thì thế hệ này sẽ chuyển gánh nặng sang cho con cháu. Ông Dung đề nghị tăng dần tuổi nghỉ hưu theo phương án mỗi năm tăng 3 tháng. Như vậy, sau 20 năm mới hoàn thành mức tăng dự kiến (nữ lên 62 tuổi và nam lên 65 tuổi).
Đồng tình với quan điểm này, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà đề nghị tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình.
Bà Hà lưu ý, cần phải nghiên cứu để xem xét các quy định nghỉ hưu phù hợp với đối tượng, trong đó tính đến các đối tượng do đặc thù nghề nghiệp, lao động độc hại, một số ngành nghề có thể do tính chất lao động thời gian làm việc, thời gian lao động rất sớm. Theo Chủ tịch Liên hiệp hội Phụ nữ, nhà nước nên giữ nguyên việc nghỉ hưu sớm theo độ tuổi như hiện nay đối với một số đối tượng, ngành nghề như diễn viên múa, vận động viên thể thao hay những ngành nghề như dưới hầm lò, cầu đường…
Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc góp ý kiến, trên thế giới hiện nay tuổi nghỉ hưu dao động trong khoảng 60-67 tuổi. Ở Mỹ, tuổi nghỉ hưu bình quân là 63 tuổi, Malaysia là 60 tuổi, Trung Quốc là 60 với nam và 55 với nữ. Thái Lan cũng đang tăng dần tuổi nghỉ hưu, đến năm 2022 là 61 tuổi và đến 2024 là 63 tuổi...
Theo ông Phớc, ở Việt Nam, tuổi nghỉ hưu với lao động nam có thể 62 đối với các lĩnh vực công chức, viên chức trong đơn vị hành chính sự nghiệp, 60 tuổi đối với các lĩnh vực khác, đặc biệt là lĩnh vực lao động nặng nhọc. Chia tuổi với từng ngành nghề, theo ông Phớc hợp lý hơn.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển góp ý về vấn đề kinh doanh với quỹ bảo hiểm. Ông Hiển nêu con số, hiện có 90.000 tỷ đồng tiền quỹ bảo hiểm xã hội hiện chưa biết đầu tư vào đâu. Luật quản lý quỹ quy định chỉ được phép dùng tiền mua trái phiếu Chính phủ, đầu tư vào 5 ngân hàng quốc doanh. Theo đó, với một nguồn vốn lớn như quỹ lương hưu mà mức sinh lợi rất hạn chế.
Ông Hiển gợi ý, cần ưu tiên cho việc sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, tạo điều kiện cho quỹ phát triển. Đã là một quỹ tài chính, theo ông Hiển, phải có thu, có chi và phải sinh lời.
P.Thảo



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm