Ngày 26/5/2018 thứ bảy


Ngày 26/5/2018 thứ bảy, trời Sơn tây 37-27 độ không mưa cùng nắng gắt…, bà chủ đi tiểu ít, không còn bọt nổi như hôm trước do đọc, học, uống thuốc, uống đủ nước như bài báo SỨC KHỎE viết;  7h ông Ngọc mời sang nhà Hải sắt uống trà, 8h Thao đi làm, tôi ở nhà ngõ Rau vì hôm nay Hạnh vẫn nghỉ dưỡng bênh thủy đậu. Đã giao đủ các hộ về phiếu ke khai thong tin nhà, đất, chủ đất, hẹn 1/6/18 nhận lại…

Thứ bảy, 26/5/2018, 08:00 (GMT+7)
    

Tranh luận gay gắt về vụ án bác sĩ Hoàng Công Lương

Phiên thảo luận về kinh tế - xã hội trên nghị trường sáng nay 26/5 có sự đăng đàn của 3 bộ trưởng: Lao động Thương binh Xã hội, Công Thương và Tài chính.

  • 9h50
    Quốc hội dành trọn ngày làm việc hôm qua 25/5 và sáng nay 26/5 để thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước. Đến chiều qua đã có 42 đại biểu đăng đàn, 8 ý kiến tranh luận. "Không khí thảo luận khá thẳng thắn, có chiều sâu, có tính tranh luận và phản biện cao, ít nội dung trùng lắp", Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhận xét.
    Sáng nay, Đoàn chủ tịch sẽ mời 3 bộ trưởng: Lao động, Thương binh và Xã hội, Công Thương và Tài chính tham gia phát biểu.
  • 9h15
    Tranh luận vụ bác sĩ xử bác sĩ Hoàng Công Lương
    Đề cập đến việc xét xử vụ án bác sỹ Hoàng Công Lương, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội, bày tỏ băn khoăn: "Nếu kết tội thế này rất ảnh hưởng đến ngành y tế, đề nghị Bộ trưởng Y tế nên nói thêm vấn đề này, cá nhân tôi nghĩ rằng bác sỹ Lương có thể vô tội".
    Giơ biển tranh luận, ông Nguyễn Tiến Sinh - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hoà Bình cho rằng, sự quan tâm của đại biểu về vụ án xử bác sĩ Hoàng Công Lương đang diễn ra ở Hoà Bình là cần thiết, thể hiện trách nhiệm trước nhân dân. Nhưng theo ông Sinh, "nếu đại biểu Quốc hội cứ nói vụ án này có oan, sai trong lúc toà đang xử thì sẽ là cảm tính, mang tính dẫn dắt dư luận". 
    "Tòa án đang trong quá trình tranh tụng, luận tội chứ chưa kết án, những phát ngôn như vậy không mang lại sự thuận lợi và nhận thức đúng đắn trong xét xử nhân danh pháp luật, Nhà nước", ông Sinh nói.
    Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh - Hoà Bình
     
     
     
    Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh
    Không đồng tình với ý kiến của ông Sinh, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Viện Tim Hà Nội cho rằng, thực tế không như đại biểu Sinh nói. Với tư cách giáo sư trong ngành y và cũng là đại biểu Quốc hội, ông Tuấn cho rằng cử tri quan tâm tới sự minh bạch, khách quan và công tâm của phiên xử.
    "Chúng ta không thể xử một người về trách nhiệm mà họ không được giao; không thể truy tội cho mội người thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng khi họ thực hiện quy trình mà quy trình đó không có, đúng ra vừa có vào tháng 4/2018", ông Tuấn nói.
    Theo ông Tuấn, "không thể quy trách nhiệm bác sĩ chỉ biết cứu người, trách nhiệm về những công việc họ không được giao, kỹ năng họ không được đào tạo đó là chuẩn hoá nguồn nước RO trong thành phần chạy thận nhân tạo".
    Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn
     
     
     
    Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn
    Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan giơ biển tranh luận với ý kiến đại biểu Nguyễn Tiến Sinh. Theo bà Lan, chưa đề cập đến chuyện đúng hay sai, nhưng khi đại biểu nêu ý kiến là thể hiện quyền của người đại biểu nhân dân. "Ở đây không phải chuyện định hướng cho toà án, tất cả sẽ được xét xử theo pháp luật. Vì vậy phải được nhìn nhận toàn diện. Chúng tôi nghĩ tất cả đều là con người, toà cũng có thể sai lầm hoặc chưa lắng nghe được ý kiến tất cả các bên. Thông qua nghị trường Quốc hội và ý kiến từ báo chí, chúng tôi phát biểu và chịu trách nhiệm về phát biểu cũng mình", bà Lan nói.
  • 8h30
    Năm 2017 có 200.000 sinh viên ra trường thất nghiệp.
    Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho hay, với cơ cấu dân số hiện nay, mỗi năm có 1,6 triệu người được giải quyết việc làm, 134.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài; chuyển dịch lao động theo hướng tích cực hơn. Hết tháng 4/2018, lao động nông, lâm nghiệp giảm còn 38%, số lao động làm công ăn lương có quan hệ lao động tăng dần; tỷ lệ lao động thất nghiệp thành thị thấp hơn so với chỉ tiêu.
    dung-4084-1527301191.png
    Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung. Ảnh: QH
    Tuy nhiên, theo ông, tính bền vững việc làm không cao, thị trường lao động chưa đồng bộ, thiếu nhân lực quản lý, chất lương cao, chủ yếu lao động phổ thông. Đặc biệt tỷ lệ thanh niên sinh viên ra trường thất nghiệp cao, riêng năm 2017 tỷ lệ thất nghiệp tăng hơn 7% với trên 200.000 sinh viên ra trường thất nghiệp.
    Ông Dung nói, năm 2018 ngành Lao động Thương binh Xã hội chọn giáo dục nghề nghiệp là khâu đột phá và coi đây là cách tạo ra việc làm bền vững. Tập trung quy hoạch mạng lưới giáo dục nghề nghiệp, giảm cơ sở, trường giáo dục nghề nghiệp không hiệu quả. Đặc biệt, ngành chuyển hẳn sang giáo dục có địa chỉ với 150.000 lao động trong ba năm. Một xu hướng khác là ngành tập trung thực hiện lộ trình cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội, giao quyền tự chủ cho doang nghiệp nâng cao năng suất lao động; tập trung đổi mới nâng cao giáo dục nghề nghiệp.
  • 8h15
    Nghịch lý tốc độ tăng lương cao hơn tăng năng suất lao động
    Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội đề cập tới chủ trương cải cách tiền lương vừa được Trung ương thông qua. Theo ông, hiện có nghịch lý là tốc độ tăng tiền lương bình quân tăng nhanh hơn tăng năng suất lao động. Trong khi năng suất lao động tăng 4,4%, nhưng tiền lương khu vực công tăng 8% và khu vực khác tăng trên 12%.
    anh-loi-8af0a-8545-1527299163.jpg
    Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội. Ảnh: QH
    Theo ông Lợi, đất nước có 53,7 triệu lao động đang làm việc nhưng 70% lại đang làm việc trong khu vực phi kết cấu (khu vực không có quan hệ lao động, dễ rủi ro cho người lao động). Trong đó tỷ lệ làm việc không bền vững chiếm 2/3 - 3/4 lao động; tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ chiếm 7,5%.
    "Lao động Việt Nam vẫn thiếu rất nhiều kỹ năng cần thiết. Vì thế, phải tập trung giải pháp nâng cao trình độ, chuyển dịch cơ cấu từ ngành có năng suất thấp sang cao; đồng bộ giải pháp tăng năng suất lao động... ", ông nói.
    Đề cập đến vụ xét xử bác sỹ Hoàng Công Lương, đại biểu Lợi bày tỏ băn khoăn: "Nếu kết tội thế này rất ảnh hưởng đến ngành y tế, đề nghị Bộ trưởng Y tế nên nói thêm vấn đề này, cá nhân tôi nghĩ rằng bác sỹ Lương có thể vô tội".
    Ông Lợi cũng đề nghị Chính phủ và các cơ quan chức năng có giải pháp ngăn chặn tình trạng bạo hành bác sỹ và nhân viên y tế, bạo lực trong học đường và xâm hại tình dục trong nhà trường.
  • 8h05
    "Đình chỉ ngay cán bộ thăng tiến thần tốc, nâng đỡ không trong sáng"
    Là đại biểu đầu tiên đăng đàn trong sáng nay, ông Lưu Bình Nhưỡng tán thành Chính phủ đề ra phương châm 10 chữ “kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”, trong đó kỷ cương được đặt lên hàng đầu.
    Theo ông, điều này là hoàn toàn phù hợp vì hành pháp là nhánh quyền lực rất mạnh, đa hệ, đa năng. Nếu không có kỷ cương, kỷ luật chặt chẽ trong điều hành thì sẽ rơi vào tình trạng “sai một ly, đi một dặm”. 
    “Chính phủ là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp về sự giàu mạnh hay hèn yếu của đất nước, hạnh phúc của nhân dân, nếu không có kỷ cương, liêm chính thì sẽ không thể trụ vững trước yêu cầu ngày càng cao về tăng trưởng, về phòng chống tham nhũng...", ông nhấn mạnh. 
    Luu-Binh-Nhuong-1160-1527297321.jpg
    Ông Lưu Bình Nhưỡng, Uỷ viên thường trực Uỷ ban các vấn đề xã hội. Ảnh: QH
    Đại biểu Nhưỡng cũng đề nghị Chính phủ nâng cao chất lượng tăng trưởng, tập trung vào xây dựng tầng kết nối như sân bay, bến cảng, đường xá... “Cùng với đó là xây dựng thương hiệu Việt thông qua xây dựng một nền kinh tế nhân văn, một nền sản xuất kinh doanh có đạo đức”, đại biểu Nhưỡng nói.
    Khẳng định cá nhân mình luôn dõi theo, đồng hành, chia sẻ với Thủ tướng, ông Nhưỡng nhận định việc một thời gian dài đi sâu, đi sát cơ sở, người đứng đầu Chính phủ đã đem đến sự động viên rất lớn đối với nông dân, công nhân, các nhà khoa học và nhiều người dân. 
    Thời gian tới, ông đề nghị Thủ tướng quan tâm hơn đến công tác chỉ đạo chính sách, rà soát việc thực hiện của cấp dưới; truy trách nhiệm cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ để hạn chế tình trạng “trên nóng, dưới nóng, giữa lạnh” như hiện nay. 
    Đại biểu Nhưỡng cũng ủng hộ cao việc Thủ tướng sử dụng thẩm quyền được nhân dân và Quốc hội trao để kiên quyết xử lý các cán bộ dưới quyền có sai phạm, trước hết, đình chỉ ngay những cán bộ hành dân, hành doanh nghiệp, thiếu trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, tham nhũng lãng phí nhất là trong thu chi ngân sách nhà nước, bằng giả, thăng tiến thần tốc, nâng đỡ không trong sáng, các dự án nghìn tỷ đắp chiếu...
    "Nhân dân rất mong chờ sớm có sự chuyển biến trong vấn đề này”, ông nhấn mạnh.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm