Ngày 01 tháng 10 năm 2018 thứ hai


Ngày 01 tháng 10 năm 2018 thứ hai với 24-30 độC, độ ẩm 51% trời nắng, 5h sáng đi thể dục về như mọi ngày, 7h sang nhà Hải sắt uống trà, 8h vào nhà Hải Minh đi mua tấm sàn cho con Giôn mẹ nằm ở phố Hàng, 9h về đổi địa điểm KCBBĐ cho hai chị em Vy-Minh ở BHXH, 10h đã cắm lại để sử dụng tiviBox với Morem TRƯỜNG LÂM của hai nhà đều dùng được…Chiều Hạnh gọi đóng học phí cho Hải Minh; ông Ngọc gửi 150k phụ cấp quý ba, Chỉnh lại thế nằm cho con Giôn mẹ, giúp mấy con cún ăn chiều, tuy vậy con Giôn đã chia tay lúc 14:50 chiều nay, hai chúng tôi tổng vệ sinh & gửi nó xuống Tích Giang hà, mấy con con đưa xuống sân dưới tắm nắng để lau khô sân trên giúp chúng ngủ tối nay…

 Kinh tế 9 tháng giữ đà tăng trưởng tích cực
9 tháng năm 2018, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 6,98% - con số kỷ lục trong 8 năm trở lại đây, cho thấy nền kinh tế vẫn giữ được đà tăng trưởng tích cực.
Kinh tế vẫn giữ đà tăng trưởng
Thông tin tích cực được Tổng cục Thống kê công bố ngay trước thềm phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra sáng nay (1/10), đó là trong 9 tháng năm 2018, GDP ước tính tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng kể từ năm 2011 đến nay.
Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất sữa nước của Nestlé tại Hưng Yên. Ảnh: Đ.T
Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất sữa nước của Nestlé tại Hưng Yên. Ảnh: Đ.T
“Các ngành nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến chế tạo và xuất khẩu tiếp tục là động lực phát triển kinh tế của đất nước. Năng lực sản xuất của nền kinh tế được mở rộng, tạo đà cho kinh tế nước ta phát triển trong những năm tới. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm dần. An sinh xã hội được quan tâm thực hiện…”, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh.
Theo Tổng cục Thống kê, GDP quý III/2018 ước tính tăng 6,88% so với cùng kỳ năm trước, tuy thấp hơn mức tăng 7,45% của quý I, nhưng cao hơn mức tăng 6,73% của quý II, cho thấy nền kinh tế vẫn giữ được đà tăng trưởng. 
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng 9 tháng năm nay (3,65%,) cao nhất trong giai đoạn 2012-2018, từng bước khẳng định xu thế chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả. Mặt khác, giá bán sản phẩm ổn định cùng với thị trường xuất khẩu được mở rộng là động lực chính thúc đẩy sản xuất của khu vực này.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp duy trì mức tăng trưởng khá với 9 tháng tăng 8,98%, đóng góp 2,91 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục khẳng định là điểm sáng của khu vực này và là động lực chính của tăng trưởng kinh tế với mức tăng cao 12,65%, tuy thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2017, nhưng cao hơn nhiều so với mức tăng 9 tháng các năm 2012 - 2016, đóng góp 2,56 điểm phần trăm.
Về hoạt động của doanh nghiệp, trong 9 tháng, cả nước có 96.611 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký 963.400 tỷ đồng, tăng 2,8% về số doanh nghiệp và tăng 6,7% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.
Bên cạnh đó, còn có 22.897 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 9 tháng năm nay lên hơn 119.500 doanh nghiệp.
Chỉ số CPI trong tầm kiểm soát
Mặc dù số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng, nhưng doanh nghiệp “khai tử”, dừng hoạt động cũng không hề nhỏ. Theo Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 9 tháng năm 2018 là 73.100 doanh nghiệp, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 23.053 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 24,6% và 50.050 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, tăng 62,3%.
Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 9 tháng năm 2018 là 11.536 doanh nghiệp, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chủ yếu doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng.
Trong mức tăng trưởng 9 tháng của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,65%, đóng góp 8,8% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,89%, đóng góp 48,7%; khu vực dịch vụ tăng 6,89%, đóng góp 42,5%.
Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2018 tăng 0,59% so với tháng trước, dẫn tới CPI bình quân 9 tháng năm 2018 tăng 3,57% so với bình quân cùng kỳ năm 2017. Điều này dẫn tới lo ngại về khả năng không hoàn thành chỉ tiêu đặt ra cho cả năm là dưới 4%.
Tuy nhiên, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá sáng 28/9, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho rằng, diễn biến lạm phát 9 tháng năm 2018 nằm trong khả năng dự báo và dự kiến năm 2018 sẽ kiểm soát được CPI theo mục tiêu Quốc hội đề ra. Bà Hồng dự báo lạm phát cơ bản năm 2018 sẽ duy trì trong tầm kiểm soát, ở mức 1,44 - 1,5%, dự báo CPI năm 2018 ở mức  3,71 - 3,97%.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao năm nay, nhưng vẫn kìm giữ lạm phát dưới 4%, theo ông Nguyễn Bích Lâm, cần rà soát, bổ sung và hoàn thiện thể chế, cắt giảm thực chất điều kiện kinh doanh đang là rào cản với hoạt động doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cá thể. Chính sách tiền tệ cũng cần được điều hành linh hoạt, thận trọng; lãi suất và tỷ giá phù hợp với diễn biến thị trường.
Về phía các bộ, ngành, địa phương, cần theo dõi sát tình hình giá cả, thị trường trong nước và thế giới, diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung để có ứng phó kịp thời. “Bên cạnh củng cố, phát triển thị trường trong nước, cần đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu chính ngạch cho hàng nông sản; kiểm soát chặt hàng nhập khẩu, nhất là hàng tạm nhập, tái xuất, phế liệu làm nguyên liệu sản xuất”, ông Lâm nói.
Thanh Huyền

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm