Ngày 18 tháng 10 năm 2018 thứ năm
Ngày 18 tháng 10 năm 2018 thứ năm, thời tiết thị xã với 19-24
độC độ ẩm 94% có mưa dầm bụi, sáng nghỉ thể dục do có mưa, gần bảy giờ Hà Vy
không dậy đòi mẹ ngủ tiếp khóc đến 20’ rồi ăn sáng, tôi sang nhà Hải sắt uống
trà, ông Ngọc thông báo sáng mai 8h đi họp thay bà Thịnh đi HN trông cháu. Vào
nhà Hải Minh cho cún ăn dọn nhà, đăng ảnh gặp bạn Nga từ Canada về lên
mạng xã hội. 11h sang Thịnh Cường mua 300k chiếc vòi nước rửa bát về thay do
các đầu không khớp, ren của vòi nhỏ hơn ống nước nên phải vẫn bị rỉ nước ra
ngoài nên Quỳnh gọi về làm lại.
Vì thành phố, làng quê an toàn, thân thiện cho nữ giới
Thứ Tư, 17/10/2018, 15:53:59
NDĐT- Từ cuối năm nay, mô hình thành phố, làng quê an toàn, thân thiện cho phụ nữ - trẻ em gái sẽ triển khai thí điểm tại một số địa phương và kéo dài tới hết năm 2019. Sau khi đánh giá thí điểm, dự án kỳ vọng mở rộng tới nhiều địa bàn.
Đây là thông tin từ Hội thảo tham vấn tài liệu hướng dẫn và triển khai mô hình thành phố, làng quê an toàn, thân thiện cho phụ nữ và trẻ em gái diễn ra ngày 17-10 tại Hà Nội. Chương trình là dự án hợp tác giữa Vụ Bình đẳng giới (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), tổ chức ActionAid Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV).
Chưa an tâm nơi công cộng
Tại Việt Nam, tỷ lệ dân số thành thị đang phát triển nhanh chóng. Chỉ tính đến năm 2015, có 35,7% dân số nước ta sống ở thành thị. Ước tính, con số này sẽ lên tới 40% vào năm 2020. Quá trình đô thị hóa mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức với nước ta. Đặc biệt, việc cung cấp và duy trì các dịch vụ công dễ tiếp cận, chi phí phù hợp, an toàn cho phụ nữ/trẻ em gái không hề dễ dàng.
Một nghiên cứu của Vụ Bình đẳng giới (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) và tổ chức ActionAid Việt Nam thực hiện gần đây cho thấy, hơn 63% phụ nữ và trẻ em gái cảm thấy lo lắng ở những địa điểm công cộng, đặc biệt là xe bus hay nhà vệ sinh công cộng. 51% trong số họ cảm thấy không an toàn trên xe bus và trạm dừng xe bus.
Bà Trần Thị Bích Loan, Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) nhận định, điều đáng lo ngại hiện nay là, tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái, vẫn diễn biến phức tạp, và trở thành vấn đề bức xúc trong xã hội. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và đang từng bước nỗ lực thúc đẩy thực hiện cam kết quốc tế thông qua việc xây dựng, hoàn thiện và thực thi hệ thống chính sách, pháp luật về bình đẳng giới. Mới đây, Chính phủ đã phê duyệt Đề án phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030 (hay Đề án 1464). Đây được coi là cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong công cuộc thúc đẩy bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.
Vì mục tiêu an toàn, thân thiện
Những thông điệp truyền cảm hứng vì phụ nữ, trẻ em gái.
Bà Trần Thị Bích Loan cho hay, theo Đề án 1464, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn triển khai thí điểm mô hình thành phố, làng quê an toàn, thân thiện cho phụ nữ và trẻ em gái (sau đây gọi tắt là mô hình). Trên cơ sở đó, cơ quan này sẽ hoàn thiện các văn bản hướng dẫn và áp dụng rộng rãi mô hình trên phạm vi toàn quốc. Đây cũng là một trong số những mô hình về bình đẳng giới cần được triển khai trong Dự án hỗ trợ thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới, thuộc Chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020.
Để mô hình được triển khai hiệu quả, ngoài sự tham gia và vào cuộc một cách đồng bộ, sự cam kết mạnh mẽ của chính quyền các cấp, các ngành, người dân trong cộng đồng, Vụ Bình đẳng giới và ActionAid Việt Nam tập trung xây dựng tài liệu hướng dẫn và triển khai mô hình thành phố, làng quê an toàn, thân thiện cho phụ nữ và trẻ em gái, với tiêu chí bài bản, khoa học để có thể áp dụng vào thực tế.
Trưởng phòng Chính sách và truyền thông của ActionAid Việt Nam Nguyễn Phương Thúy chia sẻ, việc biên soạn tài liệu tạo cơ hội để người dân, cộng đồng và các bên liên quan cùng tham gia góp ý kiến xây dựng chỉ tiêu cộng đồng an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái. Đặc biệt, phụ nữ có thể góp tiếng nói quan trọng về chính vấn đề thiết thực của nữ giới.
Bà Nguyễn Phương Thúy nhấn mạnh, trước khi triển khai mô hình tại địa phương, các cơ quan thực hiện sẽ tổ chức tham vấn của các cấp, các ngành và các vùng dự án. Mô hình thành phố, làng quê an toàn, thân thiện cho phụ nữ và trẻ em gái dự kiến triển khai thí điểm từ cuối năm nay tới hết năm 2019. Sau đó, các cơ quan thực hiện sẽ tổ chức đánh giá, xem xét các tiêu chí áp dụng cho mô hình phù hợp với thực tế nhất. Những kết quả của mô hình kỳ vọng sẽ được trình lên cơ quan cấp trên và áp dụng rộng hơn trên toàn quốc.
Với các tổ chức quốc tế như ActionAid Việt Nam, Plan International tại Việt Nam, những vùng dự án thực hiện mô hình thí điểm sẽ có nguồn ngân sách. Vụ Bình đẳng giới cung cấp tài liệu kỹ thuật trong hoạt động hướng dẫn, triển khai mô hình. Một số địa bàn như Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Đác Lắc, Lâm Đồng… sẽ triển khai mô hình trước tiên. Do đối tượng hưởng lợi của dự án chủ yếu là phụ nữ, trẻ em gái, các địa phương cần có chương trình hoạch định chính sách để đưa các dịch vụ công phù hợp với nhóm đối tượng này. Cụ thể như, có trạm xe bus an toàn, hệ thống chiếu sáng công cộng phù hợp. Sau khi ký cam kết thực hiện chương trình, địa phương sẽ phải phân bổ ngân sách để triển khai.
Bà Thúy nhấn mạnh, chương trình hướng tới mục tiêu xây dựng môi trường an toàn, thân thiện cho phụ nữ và trẻ em gái, nhưng rõ ràng, việc tiếp cận thông tin với nhóm đối tượng này ở nông thôn sẽ khó hơn. Vì vậy, dự án cần được truyền thông rộng rãi để cộng đồng biết thêm về mô hình đầy ý nghĩa này. Hy vọng, đến năm 2020, chương trình sẽ được mở rộng phạm vi trong cả nước.
* Thành phố, làng quê an toàn, thân thiện cho phụ nữ và trẻ em gái cần:
+ An toàn (về mặt xã hội): Không bị xâm hại, hoặc có nguy cơ xâm hại về thể chất hoặc tinh thần vì lý do giới tính
+ Thân thiện (Về mặt vật chất): Thuận tiện, dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công cộng theo nhu cầu
+ Các yếu tố tác động: cơ sở hạ tầng; nhận thức và thái độ; thiết chế và cơ chế hỗ trợ, bảo vệ; sự tham gia của phụ nữ/ trẻ em gái
NGÂN ANH
Ảnh: Plan International Việt Nam
Ảnh: Plan International Việt Nam
Nhận xét
Đăng nhận xét