Chuyển đến nội dung chính

Ngày 12/4/2019 thứ sáu


Ngày 12/4/2019 thứ sáu. Trời Sơn Tây có mưa nhỏ 25-29 độ, độ ẩm 82%, 5h thực hiện vòng chạy quanh các phố để tránh hội chợ triển lãm cây cảnh, đồ gỗ mỹ nghệ, đã  đi bộ lùi ngay sau nhà văn hóa Hậu Ninh, 7:30 sang nhà Hải sắt uống trà, 8h vào nhà Hải Minh như mọi ngày, đao viber gọi & nhắn tin miễn phí dùng thử….Vietkids giỗ Tổ Hùng Vương:  ngày 15/04/2019 nghỉ học. Giải phóng Miền Nam & Quốc tế Lao động: nghỉ từ 29 đến 01/05/2019.

12/04/2019 14:27
print 
 
 
 

Cần chế tài mạnh hơn để giảm tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe cộng đồng

QĐND Online – Sáng 12-4, tiếp tục chương trình phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thảo luận ở tổ và hội trường về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Về cơ bản, cơ bản đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết, quan điểm xây dựng và một số nội dung lớn của dự án Luật.
Hiện dự án Luật được xây dựng với bố cục gồm 7 chương với 32 điều, quy định các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia, bao gồm: Biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho phòng, chống tác hại của rượu, bia; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Thảo luận về dự án luật, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tập trung cho ý kiến về những vấn đề lớn liên quan đến quy định quản lý quảng cáo, khuyến mại, tài trợ rượu, bia; các biện pháp quản lý rượu thủ công; thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia... Đồng thời nêu ra nhiều kiến nghị để dự án mang tính khả thi hơn, trong đó có các giải pháp về giảm cung, giảm cầu, giảm tiếp cận và giảm tác hại của rượu bia đối với sức khỏe cộng đồng.
Cần chế tài mạnh hơn để giảm tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe cộng đồng
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội.
Có nên cấm bán rượu, bia trên internet?
Liên quan đến các hành vi bị cấm, báo cáo dự kiến tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo luật cho biết, qua thảo luận tại kỳ họp thứ 6, một số ý kiến đại biểu đề nghị cân nhắc lại quy định cấm bán rượu, bia trên internet vì không khả thi, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và xu thế phát triển thương mại điện tử, tạo rào cản phát triển của các doanh nghiệp, làm mất quyền được thông tin của người tiêu dùng. Một số ý kiến khác đề nghị cấm có điều kiện như quy định về độ tuổi được mua, nhất là đối với độ tuổi vị thành niên.
Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội-cơ quan thẩm tra dự án luật cho rằng, internet là một giải pháp giúp hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như giúp người dân thực hiện hành vi mua sắm được đơn giản và thuận tiện hơn chỉ qua một số thao tác trên các thiết bị điện tử. Do vậy, để bảo đảm được mục tiêu của luật là giảm tính sẵn có và tính dễ tiếp cận rượu, bia, đồng thời kế thừa quy định của pháp luật hiện hành về kinh doanh rượu, tiếp thu một phần ý kiến của đại biểu, dự thảo luật quy định cấm bán rượu, bia từ 15 độ cồn trở lên trên mạng internet và quy định điều kiện bán rượu, bia dưới 15 độ cồn trên internet.
Không đồng quan điểm với ý kiến trên, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, bán rượu trên internet cũng chỉ là cách thức bán hàng; thời đại công nghệ hiện nay không nên cấm việc này. Theo Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển thì việc bán hàng trên internet giúp cho việc kiểm soát trở nên dễ dàng hơn.
Cho rằng dự luật đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm cung, giảm cầu, giảm tiếp cận, giảm tác hại rượu, bia song Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải vẫn đề xuất, dự thảo luật cần đưa ra những quy định, chế tài mang tính mạnh tay hơn nữa nữa để giảm tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe nhân dân.
Quản lý chất lượng của rượu thủ công
Theo Báo cáo dự kiến tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, hầu hết các ý kiến nhất trí quy định các biện pháp quản lý rượu thủ công song đề nghị cần bảo đảm tính khả thi, đơn giản hóa thủ tục hành chính; ý kiến khác đề nghị điều chỉnh với cá nhân, hộ gia đình nấu rượu để bán cho những người xung quanh; tiến tới mục tiêu rượu thủ công được kiểm soát và hạn chế tối đa tác hại đối với sức khỏe.
Tiếp thu ý kiến, Điều 12 và Điều 14 của dự thảo đã quy định về các phương thức quản lý rượu thủ công khác nhau theo các mục đích. Trong đó, quy định bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm là điều kiện xuyên suốt trong việc cấp phép kinh doanh và quản lý rượu, bia, bao gồm rượu thủ công. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị chấm dứt việc sản xuất rượu thủ công với mục đích kinh doanh.
Thường trực Ủy ban thấy rằng quy định chấm dứt việc sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh trong điều kiện hiện nay là chưa hợp lý, khó khả thi, nên đề nghị giữ quy định như dự thảo.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng, rượu thủ công hay không thủ công là vấn đề công nghệ; điều quan trọng nhất là phải bảo đảm an toàn thực phẩm. Đồng quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng quan trọng là quản lý đầu ra cũng như chất lượng của rượu thủ công để bảo đảm không có độc, không gây ảnh hưởng sức khỏe của nhân dân.
Đồng quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình đề nghị không nên đẩy xa khoảng cách, gây ra sự chênh lệch giữa rượu công nghiệp và rượu thủ công, mà thay vào đó nên kiểm soát đăng ký và chất lượng đầu ra.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng nhấn mạnh, luật ban hành không được ảnh hưởng đến đến sản xuất rượu thủ công truyền thống, tuy nhiên phải bảo đảm quản lý được chất lượng của rượu thủ công.
Cùng với đó, qua thảo luận cho thấy có nhiều ý kiến đề nghị cần tăng cường thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia một cách chính xác, khoa học, khách quan, đầy đủ. Nhấn mạnh, thông tin truyền thông để giáo dục về tác hại của rượu, bia rất quan trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị cơ quan soạn thảo phải tiếp tục nghiên cứu để cụ thể hóa trong các quy định của luật, hướng truyền thông tới tất cả các đối tượng có sử dụng rượu, bia, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ có thai, thanh niên.... "Phải để các đối tượng sử dụng nhận thức rõ được tác hại của rượu, bia và thay đổi hành vi tiêu dùng rượu, bia; nâng cao văn hóa trong sử dụng rượu, bia tại cộng đồng- đây là điều rất quan trọng, khi nào văn hóa đi lên, nhận thức được tác hại của rượu, bia thì đương nhiên cầu sẽ giảm. Luật ra đời để người dân không sử dụng theo hướng có hại, chứ không phải cấm thu hẹp sản xuất rượu, bia”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.
PHƯƠNG HẰNG

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm