Ngày 29/7/2019 thứ hai


Ngày 29/7/2019 thứ hai, thời tiết Sơn Tây độ ẩm 94% với 33-25 độ trời nắng nóng  đến, 4:40 tập thể dục chạy 3 vòng xung quanh sân vận động rồi ra đi bộ qua chợ Nghệ về nhà, tổng vệ sinh rồi vào nhà Hải Minh 7h để 8h xuống làng Tân dự buổi kỷ niệm 49 ngày mất bác Phùng Khải Phát, sau ăn trưa cùng vợ chồng bác Sơn Phương sang nhà cậu Khôi chơi, có vợ chồng ông Khải & hai cháu Đức - Quang con ông Ngư về thăm nhà mới của ông bà Sơn Phương, 13h chia tay về 14:15 rẽ vào Ái Mỗ CA thị xã lấy giấy chuyển khẩu cho cháu Hằng, 15h vào nhà Hải Minh viết bài.
Thứ hai, 29/7/2019, 15:05 (GMT+7)

   

10 thương hiệu dẫn đầu Việt Nam trị giá gần 7 tỷ USD

Thực phẩm đồ uống và viễn thông là hai ngành có nhiều đại diện nhất trong top 10 thương hiệu có giá trị dẫn đầu tại Việt Nam năm nay.
Forbes Việt Nam vừa công bố danh sách 50 thương hiệu dẫn đầu trong các lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam. Tổng giá trị thương hiệu của danh sách 2019 đạt hơn 9,3 tỷ USD, tăng 1,2 tỷ USD so với danh sách lần thứ ba.
Trong đó, 10 thương hiệu dẫn đầu gồm các tên tuổi quen thuộc là Vinamilk, Viettel, Sabeco, Vinhomes, Masan Consumer, MobiFone, VinaPhone, Vietcombank, FPT và Vincom Retail, với tổng giá trị hơn 6,9 tỷ USD.
Đứng đầu danh sách năm nay là Vinamilk, với giá trị thương hiệu hơn 2,2 tỷ USD, tiếp theo sau là Viettel (2,1 tỷ USD). Vinamilk và Viettel cũng là 2 thương hiệu có giá trị vượt trội so với phần còn lại, trong đó Viettel là thương hiệu có giá trị thăng tiến nhanh nhất, từ 1,397 tỷ USD năm ngoái lên 2,163 tỷ USD năm nay.
Theo thống kê, có 20 thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam có giá trị trên 100 triệu USD. Xét theo lĩnh vực, nhóm ngành hàng thực phẩm và đồ uống có 10 đại diện, chiếm tỷ trọng nhiều nhất xét theo số lượng. Các lĩnh vực hàng tiêu dùng, ngân hàng, viễn thông, bất động sản, bán lẻ chiếm tỷ trọng cao xét theo giá trị. Các ngành phụ trợ nông nghiệp, chứng khoán, du lịch và dịch vụ lưu trú chỉ có một đại diện. 
Danh sách 10 thương hiệu dẫn đầu theo giá trị
STTThương hiệuNgành
Giá trị (triệu USD)
1VinamilkThực phẩm đồ uống2.239
2ViettelViễn thông2.163
3SabecoThực phẩm đồ uống486
4VinhomesBất động sản411
5MobiFoneViễn thông393
6Masan ConsumerThực phẩm đồ uống305
7VinaPhoneViễn thông301
8VietcombankNgân hàng246,5
9FPTCông nghệ215,2
10Vincom RetailBất động sản155,6
Forbes Việt Nam thực hiện danh sách này theo phương pháp đánh giá của Forbes (Mỹ), tính toán vai trò đóng góp của thương hiệu vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những thương hiệu giá trị nhất là thương hiệu đạt mức doanh thu lớn trong các ngành mà thương hiệu đóng vai trò chủ đạo.
Sau khi lập danh sách sơ bộ hơn 100 công ty có thương hiệu mạnh, sản phẩm có độ phủ và mức độ nhận biết cao với người tiêu dùng, Forbes Việt Nam tính toán thu nhập trước thuế và lãi vay, sau đó xác định giá trị đóng góp của tài sản vô hình. Việc thu thập số liệu của các doanh nghiệp dựa trên báo cáo tài chính của các công ty. Một số công ty chưa niêm yết đồng ý cung cấp dữ liệu tài chính, một số công ty kiểm định qua các nguồn độc lập, tin cậy để tính toán.
Thu nhập thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp được xác định từ giá trị đóng góp của tài sản vô hình sau khi đã áp thuế thu nhập doanh nghiệp và phân bổ tùy theo mức độ đóng góp của thương hiệu trong từng ngành. Giá trị thương hiệu chung cuộc được xác định dựa trên chỉ số P/E trung bình ngành trong khu vực. Với công ty chưa niêm yết, Forbes Việt Nam áp dụng phương pháp so sánh với công ty cùng ngành, cùng quy mô đã niêm yết để xác định giá trị thương hiệu.
Do phương pháp tính toán đòi hỏi dựa trên các số liệu tài chính, nên danh sách vắng bóng thương hiệu của một số doanh nghiệp nhà nước lớn không công bố số liệu tài chính hoặc các công ty tư nhân lớn không hợp tác cung cấp số liệu.
Viễn Thông

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm