Ngày 23 tháng 10 năm 2019 thứ tư
Ngày 23 tháng 10 năm 2019 thứ tư thời
tiết & độ ẩm 85%, với 32-22 độ C, trời nắng, 4:35 tôi cho con Sói đi vệ
sinh khu bãi đất trống phía sau NVH Ninh Tĩnh,sau đó chạy thể dục trong SVĐ, về tập máy sau NVH Ninh Tĩnh. 19:30 tối nay UBND phường
NQ họp các tổ 1,3,4,5 bàn việc sáp nhập thành 2 tổ 1-2/5 tổ toàn phường, 8h anh
Chuyên gọi cho biết sáng thứ bảy xuống dự lễ 50 ngày bà Kỷ, 9h ra bến xe ST làm
thẻ xe Bus vẫn gần trăm người lại về không, 13:30 chiều nay cùng ông Ngọc ra
Tây Đô tiếp xúc BT-CT thị xã, gặp rất nhiều người quen cũ của 9 phường, trong
đó có anh Vũ đen. Hội nghị có trên chục kiến nghị. 19:30 lên UBND phường dự họp sáp nhâp tổ 1 với tổ 3 thành tổ 1 mới…
Mở rộng khung giờ làm thêm: Đại biểu tranh luận về tính nhân văn và sự tự nguyện
(HNMO) - Tranh luận trên hội trường, các đại biểu tập trung phân tích nguyên nhân khiến người lao động phải làm thêm giờ và mong muốn vấn đề này cần được tiếp cận hướng đến sự tiến bộ xã hội.
Sáng 23-10, bước sang ngày làm việc thứ ba, kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, các đại biểu dành cả ngày để thảo luận tại hội trường về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Hai nội dung về mở rộng khung giờ làm thêm và tăng tuổi nghỉ hưu tiếp tục nhận được nhiều ý kiến đóng góp và tranh luận thẳng thắn trước khi Bộ luật được thông qua tại kỳ họp này.
Các phương án xin ý kiến tăng tuổi nghỉ hưu, mở rộng khung giờ làm thêm
Tại báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề xuất 2 phương án trình Quốc hội cho ý kiến:
Phương án 1: Quy định theo hướng giữ khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa như Bộ luật hiện hành, nhưng cần ghi rõ nâng thời giờ làm thêm theo tháng là 40 giờ/tháng, thay vì 30 giờ/tháng và bổ sung quy định cụ thể về các trường hợp được tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm để người lao động biết, làm cơ sở cho việc giám sát tuân thủ, bảo vệ được quyền lợi, sức khỏe của người lao động.
Phương án 2: Nâng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa từ 300 giờ theo quy định hiện hành lên 400 giờ/năm theo đề xuất của Chính phủ. Quy định theo phương án này không khống chế thời gian làm thêm giờ theo tháng, nhưng Chính phủ phải tiếp tục nghiên cứu các kiến nghị của đại biểu Quốc hội, chuẩn bị danh mục cụ thể các ngành, nghề được mở rộng khung làm thêm từ trên 300 giờ đến 400 giờ, đánh giá tác động và bổ sung quy định trả lương lũy tiến làm thêm giờ kể từ giờ thứ 201 hoặc từ giờ thứ 301 trở đi và trình Quốc hội dự thảo Nghị định chi tiết.
Về tuổi nghỉ hưu (Điều 169), do cũng còn có ý kiến khác nhau và đây là vấn đề có tác động lớn đối với người lao động và thị trường lao động nên UBTVQH cũng trình ra các phương án:
Phương án 1: (Chính phủ trình quy định cụ thể lộ trình và tuổi):
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.
Phương án 2: (Quy định cụ thể tuổi nghỉ hưu của lao động nam và nữ nhưng giao Chính phủ quy định lộ trình):
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam và đủ 60 tuổi đối với nữ. Kể từ ngày 1-1-2021, căn cứ theo ngành nghề, tính chất công việc, môi trường và điều kiện lao động, địa bàn và cung, cầu của thị trường lao động, xu hướng già hóa dân số, Chính phủ quy định cụ thể lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động.
Trong phần lớn thời gian thảo luận sáng nay, các đại biểu tập trung thảo luận, tranh luận về nội dung mở rộng khung giờ làm thêm.
Mở rộng khung giờ làm thêm: Cần tiếp cận đa chiều
Đại biểu Ma Thị Thúy (Đoàn Tuyên Quang) ủng hộ phương án 1 vì cho rằng không có người lao động nào muốn làm thêm giờ nếu tiền lương làm đủ giờ đã đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Vì vậy, việc quy định giờ làm thêm là cần thiết, nhưng việc xem xét tăng giờ cần đặt trong mối quan hệ với các yếu tố khác như thất nghiệp, sức khỏe, an toàn lao động và xu hướng của thế giới hiện nay là giảm giờ làm, tăng thời gian nghỉ ngơi cho người lao động.
Để bảo đảm quyền lợi cho người lao động, đại biểu đề nghị Quốc hội bổ sung quy định người sử dụng lao động không được cắt giảm các khoản hỗ trợ hoặc tìm cách chấm dứt hợp đồng khi người lao động không chấp hành làm thêm giờ.
Bày tỏ sự ủng hộ phương án 2 với quy định nới rộng có chừng mực khung thỏa thuận làm thêm, đại biểu Vũ Tiến Lộc (Đoàn Thái Bình) cho rằng, đối với một số ngành, nghề đặc biệt, thời gian làm thêm sẽ không quá 400 giờ/năm. Người lao động có quyền lựa chọn làm thêm hoặc từ chối làm thêm và cũng chỉ giới hạn trong một số rất ít ngành, nghề đặc thù, ở thời vụ cao điểm.
"Làm thêm giờ là cực chẳng đã đối với các doanh nghiệp, nhưng là nhu cầu tự nguyện của người lao động. Kết quả khảo sát mới đây của Tổ chức Lao động quốc tế đã xác nhận, có tới 99% hợp đồng lao động ngoài giờ ở nước ta là có sự thỏa thuận tự nguyện của cả hai bên. Tổ chức Lao động quốc tế cũng cảnh báo hiện tượng 70% doanh nghiệp bị đánh giá không tuân thủ giới hạn tối đa 300 giờ/năm. Điều này phản ánh thực tiễn tăng giờ làm thêm là yêu cầu của cuộc sống, phù hợp với lợi ích của cả người lao động và người sử dụng lao động”, đại biểu Vũ Tiến Lộc nêu.
Đại biểu đoàn thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Quyết Tâm đặc biệt quan tâm đến quan điểm "nhu cầu tự nguyện” về làm thêm giờ được đại biểu Vũ Tiến Lộc nêu.
"Tôi lấy làm lạ và bất ngờ với nhận định này. Vì thực tế, người công nhân không muốn làm thêm giờ, mặc dù họ cần làm thêm giờ. Chúng ta cần trả lời câu hỏi vì sao người công nhân cần làm thêm giờ? Câu hỏi này quá dễ trả lời, đó là tiền lương, thu nhập hiện nay của người công nhân thực sự không đủ trang trải cuộc sống...”, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm nói.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm cũng mong muốn Quốc hội ban hành chính sách để người công nhân có thu nhập đủ trang trải cuộc sống, để họ có thời gian học tập, nâng cao tay nghề, chăm sóc bản thân, gia đình và thực hiện các quan hệ xã hội.
Cùng quan điểm này, đại biểu Bùi Văn Phương (Đoàn Ninh Bình) cho rằng, dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) được xây dựng lại đã đẩy khung giờ làm thêm tăng hơn so với Bộ luật Lao động năm 2012 là 100 giờ là khó lý giải và không phù hợp.
Theo đại biểu, "nội dung này không nên tiếp cận theo cách người lao động muốn làm thêm, chủ lao động cũng muốn như thế, mà phải tiếp cận theo cách vì sao họ muốn làm thêm. Nhiều công nhân lao động quá khổ, điều kiện thiết yếu nhất cho cuộc sống không bảo đảm được nên phải vắt kiệt sức để giải quyết những nhu cầu thiết yếu trước mắt của cuộc sống. Chúng ta phải tiếp cận để xây dựng Bộ luật Lao động hướng đến sự tiến bộ xã hội".
Nêu quan điểm dung hòa những ý kiến tranh luận trên, đại biểu Huỳnh Thành Chung (Đoàn Bình Phước) cho rằng, việc nên hay không nên mở rộng khung giờ làm thêm cần được nhìn nhận đa chiều hơn, cả ở phía người lao động, doanh nghiệp sử dụng lao động, nền kinh tế và các chính sách an sinh xã hội, các điều khoản về lao động mà Việt Nam đã ký cam kết với quốc tế...
Đề xuất Ngày Gia đình Việt Nam là ngày nghỉ lễ trong năm
Tại báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cũng nêu, một số ý kiến tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc tăng thêm một ngày nghỉ có hưởng lương nhưng không tán thành lựa chọn ngày 27-7, mà đề xuất chọn Ngày Gia đình Việt Nam (28-6) hoặc một ngày khác.
Trước kiến nghị trên, UBTVQH tiếp tục xin ý kiến đại biểu Quốc hội theo hai phương án: Phương án 1 là không bổ sung ngày nghỉ lễ; phương án 2 là bổ sung một ngày người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và chọn Ngày Gia đình Việt Nam (ngày 28-6).
Nhận xét
Đăng nhận xét