Ngày 29 tháng 10 năm 2019 thứ ba
Ngày 29 tháng 10 năm 2019 thứ ba KỴ NHẬT CỤ HOÀNG THỊ CỌN, thời tiết & độ ẩm 88%, với 28-17 độ C, trời nắng,
4:35 tôi cho con Sói đi vệ sinh khu bãi đất trống phía sau NVH Ninh Tĩnh,sau đó
tập thể dục trong SVĐ, về tập máy sau NVH Ninh
Tĩnh, tổng vệ sinh trang phục, sang nhà Hải sắt uống trà, vào nhà Chiến Anh cho
MILU ăn, quét sân hót quả ngái rụng đầy. Đánh máy chương trình điều hành ngày
hôi đại đoàn kết vào 19:45 ngày 15/11/19 tại NVH Hậu Ninh. Như đã hẹn 14:30 bác
Mỹ lại chỉnh sửa vài bài thơ, đơn & chuyển cả trang W ông Mỹ sang emai của
bác mới lập để sử dụng, bác gợi ý sơn lại nhà 08/40/3/LL đã qua 15 năm sử dụng
khoảng trên 30tr vnđ.
Chính phủ trình Quốc hội về thí điểm không tổ chức HĐND tại các phường thuộc quận, thị xã của TP Hà Nội
(HNMO) - Sáng 29-10, tiếp tục kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân tại các phường thuộc quận, thị xã của thành phố Hà Nội.
Tại Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ khẳng định, việc trình Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết về thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026 là cần thiết để từng bước đổi mới mô hình tổ chức chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Khi thực hiện thí điểm thì mô hình tổ chức chính quyền địa phương các cấp của thành phố Hà Nội đã có sự phân biệt giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, cụ thể:
Chính quyền đô thị (khu vực nội thành, nội thị) thực hiện thí điểm chính quyền đô thị hai cấp, đó là cấp chính quyền thành phố Hà Nội và cấp chính quyền quận, thị xã (đều có HĐND và UBND). Mô hình tổ chức cấp chính quyền của thành phố Hà Nội và quận, thị xã cơ bản như hiện nay, nhưng có đổi mới các cơ quan chuyên môn trực thuộc phù hợp với tính chất đô thị; đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền giữa chính quyền cấp thành phố cho chính quyền cấp quận, thị xã.
Khi thực hiện thí điểm, UBND phường là cơ quan hành chính trực thuộc UBND quận, thị xã đặt tại địa bàn phường. Nhiệm vụ chính của UBND phường là thực hiện một số công việc cụ thể về quản lý hành chính nhà nước và cung ứng một số dịch vụ công theo phân cấp, ủy quyền của UBND quận, thị xã; hướng dẫn tổ dân phố thực hiện các nhiệm vụ có tính chất tự quản của cộng đồng dân cư trên địa bàn phường.
Chính quyền nông thôn (huyện, xã) sẽ giữ nguyên mô hình chính quyền nông thôn 3 cấp, đó là cấp chính quyền thành phố Hà Nội, cấp chính quyền huyện, thị xã và cấp chính quyền xã, thị trấn (đều có HĐND và UBND). Mô hình tổ chức cấp chính quyền của thành phố Hà Nội và huyện, thị xã, xã, thị trấn cơ bản như hiện nay, nhưng có rà soát để thực hiện các giải pháp nhằm củng cố cấp chính quyền tại các xã, thị trấn thuộc các huyện và các xã thuộc thị xã Sơn Tây theo quy định của pháp luật.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm gồm 10 điều, quy định việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND phường tại Hà Nội bắt đầu từ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tại những phường thực hiện thí điểm, HĐND phường chấm dứt hoạt động khi nhiệm kỳ 2016 - 2021 kết thúc, UBND phường nhiệm kỳ 2016 - 2021 tiếp tục hoạt động cho đến khi UBND phường nhiệm kỳ 2021 - 2026 được thành lập.
Dự thảo cũng quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương quận, thị xã và phường; về áp dụng pháp luật, điều khoản chuyển tiếp và tổ chức thực hiện.
Về hiệu lực thi hành: Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày 1-6-2020.
Xác định UBND phường làm việc theo chế độ thủ trưởng, không theo chế độ tập thể
Tại báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật tán thành với việc tổ chức 2 cấp chính quyền ở đô thị và 3 cấp chính quyền ở nông thôn như đề xuất của Chính phủ.
Việc tổ chức chính quyền địa phương ở thành phố Hà Nội như trên là phù hợp với chủ trương của Đảng, phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về việc tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Để phù hợp với nội dung, tính chất của việc thí điểm này, một số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật đề nghị xác định lại tên gọi và nội dung của dự thảo Nghị quyết là “Nghị quyết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội” theo đúng nội dung đề xuất trong Đề án của UBND thành phố Hà Nội.
Ủy ban Pháp luật cũng nêu một số đề xuất cụ thể về một số nội dung của dự thảo Nghị quyết như, đề nghị Chính phủ rà soát thật kỹ để bảo đảm tính thống nhất giữa dự thảo văn bản với quy định trong các văn bản khác của hệ thống pháp luật, tránh bỏ sót, bỏ trống nhiệm vụ hoặc xử lý không thỏa đáng trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác ở địa phương.
Về tên gọi của UBND phường, đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật cho rằng, tuy UBND phường nơi thực hiện thí điểm có sự khác biệt cơ bản về địa vị pháp lý, tính chất và cơ cấu tổ chức, nhưng nhất trí vẫn giữ tên gọi là UBND với những lý do nêu trong Tờ trình của Chính phủ.
Về cơ cấu tổ chức của UBND phường, để có cơ sở xác định cơ cấu tổ chức của UBND phường ở nơi thực hiện thí điểm thì cần làm rõ tính chất và địa vị pháp lý của cơ quan này. Đây là cơ quan hành chính thuộc UBND quận, thị xã đặt tại phường (do UBND quận, thị xã quản lý biên chế, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức) để thực hiện vai trò của chính quyền địa phương ở phường.
Với cách tiếp cận này thì việc dự thảo Nghị quyết vẫn duy trì cơ cấu UBND ở nơi thực hiện thí điểm như cơ cấu của UBND nơi không thực hiện thí điểm là không phù hợp. Ủy ban Pháp luật đề nghị xác định cơ cấu tổ chức của UBND phường gồm chủ tịch, các phó chủ tịch và các công chức của UBND (không có chức danh Ủy viên UBND như hiện nay).
Với cơ cấu tổ chức nêu trên, Ủy ban Pháp luật đề nghị xác định UBND phường làm việc theo chế độ thủ trưởng, không phải theo chế độ tập thể như UBND phường ở những nơi không thí điểm.
Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị Chính phủ làm rõ địa vị pháp lý của cán bộ, công chức của phường khi thực hiện thí điểm và nghiên cứu bổ sung quy định về việc thí điểm áp dụng cơ chế quản lý, xác định biên chế, thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật,… đối với đội ngũ cán bộ, công chức phường.
Sau khi nghe hai báo cáo trên, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ theo nội dung được Ủy ban Pháp luật đề xuất chủ trương Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp này Nghị quyết về việc thí điểm không tổ chức HĐND phường tại thành phố Hà Nội; việc điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND và chủ tịch UBND quận, thị xã và UBND phường nơi thực hiện thí điểm cùng các vấn đề đại biểu quan tâm.
TIN LIÊN QUANThí điểm không tổ chức HĐND cấp phường tại Hà Nội: Đổi mới là cấp thiết!
(HNMO) - Trao đổi với HNMO bên hành lang Quốc hội ngày 28-10, hai Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đều bày tỏ sự đồng tình, …
Nhận xét
Đăng nhận xét