Ngày 04 tháng 01 năm 2020 thứ bảy


MINgày 04 tháng 01 năm 2020 thứ bảy, CHỊ VY vẫn Ở TRONG Z175 CHƠI, sáng rét mưa nhẹ, độ ẩm 95% 19-26 độ, 5h đi thể dục như mọi ngày, 6:00 tôi cho con Sói dạo quanh khu đô thị Phú Hà trong mưa bụi, về ăn sáng tổng vệ sinh trang phục, sang nhà Hải sắt uống trà, nói chuyện đổi chè gói to lấy gói nhỏ của Hải 107 Lê Lợi…ÔNG KHIỀM MỜI MỪNG THỌ 70 tại nhà văn hóa Hậu Ninh.16h sang đình Ông nhận lương 2020 rồi đón Minh về tắm gội như mọi ngày…Tìm hiểu tiêu dùng không tiền mặt qua: Mobile Money của VN hoặc ViettelPay không qua TK ngân hàng tiện cho người dân.
Thứ Bảy 04/01/2020 - 12:19

TPHCM: Dịch vụ đưa người say về nhà "nở rộ", 100.000 – 200.000 đồng/lần

Dân trí Nhiều nhà hàng, quán nhậu tại TPHCM đang triển khai dịch vụ đưa người say rượu bia về nhà với mức giá khá “mềm”.
>>Dân nhậu rủ nhau mua áo, mũ xe ôm để “né” đo nồng độ cồn
>>Lùng mua kẹo giải rượu để "né" phạt, dân nhậu ngậm ngùi nhận cái kết "đắng"

TPHCM: Dịch vụ đưa người say về nhà nở rộ, 100.000 – 200.000 đồng/lần - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Nhiều nhà hàng, quán nhậu tại TPHCM đã triển khai dịch vụ đưa khách say về nhà.
Ông Hoàng Anh Tuấn, chủ một nhà hàng trên đường số 2 (phường Tam Bình, quận Thủ Đức) cho biết, ngay sau khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1 thì vào ngày 2/1, nhà hàng của ông đã triển khai dịch vụ đưa khách về nhà.
“Nhà hàng chúng tôi có hai chiếc xe 7 chỗ và một chiếc xe 4 chỗ đưa khách say về nhà. Chúng tôi hỗ trợ khách là chính, chủ yếu lấy tiền xăng, tiền công tài xế. Giá dao động từ 100.000 – 200.000 đồng/lần”, ông Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, nếu khách đi xe hơi đến nhà hàng nhưng đã uống rượu bia, không lái xe về được thì nhà hàng đã có 3 – 5 tài xế túc trực để lái xe đưa khách về nhà. Tài xế sẽ lấy một khoản phí đủ để đi xe ôm về lại nhà hàng.
“Nếu nhu cầu đưa khách về nhà quá đông thì chúng tôi sẽ huy động các đơn vị đối tác của nhà hàng để đưa khách về. Giá cả sẽ do đối tác của chúng tôi và khách hàng tự thỏa thuận nhưng mức chênh lệch sẽ là không quá lớn”, ông Tuấn chia sẻ.
Không chỉ có nhà hàng của ông Tuấn, một số nhà hàng tại quận 1, quận 3 cũng đang “rục rịch” đưa dịch vụ đưa khách say về nhà.
Ông Ngô Hùng, quản lý một nhà hàng tại quận 1 cho biết, nhà hàng của ông cũng có một chiếc ô tô bán tải và một chiếc ô tô 4 chỗ ngồi. Hai chiếc xe này sẽ triển khai dịch vụ đưa khách say về nhà vào tuần sau.
“Chúng tôi đang tuyển thêm tài xế để đưa khách về nhà và lái xe ô tô của khách về. Nếu nhu cầu lớn thì bộ phận lễ tân của nhà hàng sẽ đón taxi hoặc gọi xe công nghệ cho khách. Nếu khách đi xe máy thì nhà hàng sẽ hỗ trợ giữ xe cho khách. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ Nghị định 100/2019. Chúng ta cần tham gia giao thông có ý thức, an toàn cho bản thân và an toàn cho cả những người xung quanh”, ông Hùng nói.
TPHCM: Dịch vụ đưa người say về nhà nở rộ, 100.000 – 200.000 đồng/lần - 2
Nhấn để phóng to ảnh
Người dân TPHCM đang hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân khi đến các nhà hàng, quán nhậu. Ảnh: Đại Việt
Theo ghi nhận của Dân trí, lượng khách đến các nhà hàng, quán nhậu không sử dụng xe cá nhân đang tăng lên rõ rệt. Nhiều người dân đã sử dụng xe công nghệ, taxi truyền thống để đến các cuộc gặp mặt, liên hoan, tiệc tùng.
Chị Thu Trà (ngụ quận 3) chia sẻ, mỗi khi đi dự tiệc chị thường uống 1 – 2 chai bia nên vẫn tỉnh táo và chạy xe máy về nhà. Tuy nhiên, khi Nghị định 100/2019 có hiệu lực thì chị đã đặt xe ôm công nghệ để di chuyển.
“Đôi khi mình nghĩ là mình tỉnh táo nhưng có hơi men trong người thì cũng không thể tỉnh táo 100% được. Cẩn thận và an toàn là vẫn hơn cả dù có thể tốn kém hơn chút đỉnh”, chị Trà vui vẻ.
TPHCM: Dịch vụ đưa người say về nhà nở rộ, 100.000 – 200.000 đồng/lần - 3
Nhấn để phóng to ảnh
Xe ôm công nghệ túc trực trước các nhà hàng, quán nhậu để chờ "nổ cuốc" đưa khách về nhà. Ảnh: Đại Việt
Theo đại diện một số hãng taxi truyền thống và ứng dụng gọi xe công nghệ, nhu cầu gọi xe của người dân đang tăng mạnh kể từ ngày 1/1. Tần suất gọi xe có vị trí là các nhà hàng, quán nhậu, quán bar, karaoke tăng đột biến. Một số nhà hàng lớn có mật độ gọi xe đạt 30 - 40 cuốc xe/buổi.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất, vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22 - 24 tháng. Người điều khiển ô tô sẽ bị phạt từ 30 – 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng nếu nồng độ cồn ở mức cao nhất.
Đại Việt

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm