Thứ ba, ngày 07 tháng 04 năm 2020,


Thứ ba, ngày 07 tháng 04 năm 2020, VN vẫn đối phó với SARS-CoV-2 trong đại dịch toàn cầu, độ ẩm 80% 18-21 vào 4:45 tôi đi thể dục theo các con đường  LL->PĐC->ĐTH->quanh thành cổ->về Phú Hà 7:35h có mưa nhẹ sang cho con Milu ăn rồi sang nhà Hải sắt uống trà nói chuyện tình tình Crona với sự ủng hộ, chấp hành của dân qua phát biểu cám ơn của ông PTT Vũ Đức Đam, 9h Hà Vy cùng Khiếu Quân tập xe đạp 2 bánh, tôi áp dụng bài  học qua video cách quay bằng máy điện thoại chiều qua vào thấy tốt hẳn, trời bắt đầu nắng đẹp sau cơn mưa, Hà Vy về sang chơi nhà Hải Đăng 07/40/3/LL. Học cách gửi video cho các bạn khá tiện, dễ nhưng cũng lại phải học qua mạng...Chiều 14:20 với 4 bạn Su, Đăng Quang, Hải Đăng, Hà Vy cùng bác Tuấn Chanh ra sân vườn cây Phú Hà đạp xe đua công thức 4 vui vẻ...

Thứ ba, 7/4/2020, 14:19 (GMT+7)

Việt Nam phản đối Trung Quốc lên LHQ

Phái đoàn của Việt Nam tại LHQ gửi công hàm bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông sau khi Bắc Kinh phản hồi công văn của Philippines và Malaysia.
Ngày 30/3, Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc (LHQ) đã gửi công hàm lên LHQ, phản hồi hai công hàm mà Trung Quốc đưa ra ngày 23/3 và ngày 12/12/2019. 
Hôm 23/3, Trung Quốc gửi công hàm lên LHQ phản hồi tài liệu của Philippines, cho rằng Trung Quốc "có chủ quyền với quần đảo Nam Sa và vùng biển gần kề", "có quyền chủ quyền và quyền tài phán với các vùng biển liên quan, với đáy biển và lòng đất". Bắc Kinh cũng cho rằng mình "có quyền lịch sử" ở Biển Đông, dựa trên "bằng chứng lịch sử và pháp lý".
Trong công hàm phản hồi tài liệu của Malaysia ngày 12/12/2019, Trung Quốc cho biết nước này "có chủ quyền" với quần đảo ở Biển Đông, "bao gồm quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa". Trung Quốc cũng nhắc đến "quyền lịch sử" ở Biển Đông.
Quần đảo Nam Sa và Tây Sa là cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Chiến sĩ Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. Ảnh: Baoquocte.
Một chiến sĩ Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. Ảnh: Baoquocte.
"Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại các công hàm trên. Các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông", công hàm ngày 30/3 của Việt Nam cho biết.
Phái đoàn Việt Nam tại LHQ nhắc lại Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.
Việt Nam cho rằng Công ước của LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS) là cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
"Việt Nam phản đối các yêu sách ở Biển Đông vượt quá những giới hạn được quy định tại UNCLOS, trong đó có yêu sách quyền lịch sử, các yêu sách này đều không có giá trị pháp lý", Công hàm ngày 30/3 cho biết.
Theo Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, lập trường nhất quán của Việt Nam về các vấn đề nêu trên đã được khẳng định trong nhiều văn bản lưu hành tại LHQ và các đệ trình, tuyên bố gửi các cơ quan quốc tế liên quan. Phái đoàn đề nghị Tổng Thư ký LHQ lưu hành công hàm ngày 30/3 của Việt Nam đến tất cả các quốc gia thành viên UNCLOS, cũng như tất cả các thành viên của LHQ.
Biển Đông là khu vực có tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. 
Việt Anh 




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm