Thứ tư, ngày 08 tháng 04 năm 2020
Thứ tư, ngày 08 tháng 04 năm 2020, VN vẫn đối phó với SARS-CoV-2 trong đại dịch toàn cầu
254 quốc gia, vùng lãnh thổ,
độ ẩm 82% 19-23 10h trời đã hửng nắng; vào 4:45 tôi đi thể dục theo các con đường LL->PĐC->ĐTH->quanh thành cổ->về
Phú Hà
gặp cảnh sát đi tuần dừng thể dục, phải thả con Sói cho nó tự đi vệ sinh để tránh CS, 6:15h có mưa
nhẹ sang cho con Milu ăn rồi sang nhà Hải sắt uống trà nói chuyện tình tình
Crona với các chốt
kiểm dịch, xem tivi 45 năm GPMN trên Tây Nguyên, chị Hà Vy giao tiếp với mẹ trên điện thoại lúc 9:20 sau
đó sang nhà Đăng & Quang chơi, tối nay sinh nhật Quang 4 tuổi,
tôi vào các trang mạng đăng ảnh, video để chơi. HÔM NAY VŨ KHÁNH NGÂN TRÒN 6 THÁNG TUỔI.
Thứ Tư 08/04/2020 - 11:50
Tiền đâu hỗ trợ người dân nếu đại dịch kéo dài, tình huống khó khăn hơn?
Dân trí UB Các vấn đề xã hội của Quốc hội băn khoăn với đề xuất lấy tiền từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp để chi hỗ trợ người lao động vì lo ngại đại dịch có thể kéo dài, tình huống còn khó hơn hiện tại…
Trước cuộc họp sáng nay, 8/4, của UB Thường vụ Quốc hội để xem xét báo cáo số 121 (gửi ngày 6/4/2020) của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, UB Các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng gửi văn bản nêu ý kiến của thường trực UB về nội dung này.
Cùng với báo cáo thẩm tra của UB Tài chính – Ngân sách, ý kiến của các cơ quan liên quan sẽ thêm thông tin để UB Thường vụ Quốc hội quyết định các nội dung.
Ai bị giảm thu nhập sâu hơn do dịch?
Nhất trí cao nguyên tắc “hỗ trợ đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, không đảm bảo mức sống tối thiểu do tác động trực tiếp bởi dịch Covid-19” được Chính phủ xác định, song Thường trực UB Các vấn đề xã hội nêu băn khoăn về mức hỗ trợ.
Cụ thể, đối với nhóm đối tượng là người lao động, Chính phủ đề xuất theo 2 mức 1,8 triệu đồng (dành cho người phải tạm dừng hợp đồng, nghỉ không lương) và 1 triệu đồng (dành cho người bị mất việc). Theo Thường trực UB thì mức chênh lệch là khá lớn. Nếu phân chia các mức sẽ phụ thuộc vào tiêu chí xác định có quan hệ lao động (tham gia đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp…) và không có quan hệ lao động (lao động tự do, lao động khu vực phi chính thức) chứ không phải căn cứ vào nguyên tắc giảm sâu thu nhập, mất việc làm và bảo đảm mức sống tối thiểu….
Hơn nữa, theo UB Các vấn đề xã hội, trên thực tế, về cơ bản người lao động tự do, người lao động không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp là những người lao động yếu thế, dễ bị tổn thương, thuộc một trong những nhóm bị tác động nặng nề nhất trong bối cảnh đại dịch Covid-19 do mới tham gia thị trường lao động hoặc làm công việc giản đơn, có thu nhập không ổn định… cũng rất cần được bảo đảm mức sống tối thiểu không khác gì nhóm người lao động có quan hệ lao động khác.
Do đó, Thường trực UB đề nghị Chính phủ cân nhắc thêm về việc đề xuất mức hỗ trợ để có sự tương đồng trong thực hiện chính sách đối với người lao động, tương tự như hỗ trợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo (hai nhóm này được hỗ trợ như nhau).
Để bảo đảm tính tổng thể, Thường trực UB Các vấn đề xã hội cũng đề nghị Chính phủ cân nhắc thêm đối với các nhóm đối tượng yếu thế khác nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu như các đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội, người cao tuổi… để giúp họ ổn định cuộc sống, chống đỡ trong thời gian đại dịch còn diễn biến phức tạp.
Băn khoăn tiếp theo từ UB Các vấn đề xã hội là Chính phủ đề nghị UB Thường vụ Quốc hội thống nhất về nguyên tắc triển khai thực hiện ngay gói hỗ trợ nhưng chưa dự báo về số lượng đối tượng theo các nhóm, chưa nêu rõ các phương án triển khai thực hiện, vì vậy cần giải trình và dự báo cụ thể hơn.
Sử dụng quỹ bảo hiểm để chi gây khó khăn nếu đại dịch kéo dài
Ngoài hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách, Chính phủ còn đề xuất sử dụng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ người lao động.
Tuy nhiên, báo cáo chưa nêu rõ, đây là việc ngân sách Nhà nước vay từ Quỹ hay xin ứng trước và cụ thể hơn về phương án hoàn trả (chủ thể, thời hạn hoàn trả…).
Cơ quan cho ý kiến cũng nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm nguyên tắc khi huy động, sử dụng các quỹ trong lĩnh vực an sinh xã hội phải tính tới dài hạn, ổn định vĩ mô và tính chủ động bởi các quỹ này chính là một trong những điểm tựa vững chắc cho cả quốc gia trong bối cảnh đặc biệt khó khăn, tình trạng khẩn cấp, nếu sử dụng ngay cho ngắn hạn mà không có phương án cho tình huống khó khăn hơn hiện nay sẽ gây khó khăn trong trường hợp đại dịch có thể kéo dài.
Nếu Chính phủ trình Quốc hội “cho phép người sử dụng lao động và người lao động tạm dừng đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp tối đa không quá 12 tháng” thì theo Thường trực UB, cần đặt trong tổng thể các quy định của Luật Việc làm và việc xử lý kết dư của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Đồng thời, Chính phủ cần giải trình cụ thể hơn các phương án khác nhau khi đề xuất việc sử dụng nguồn từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ cho người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương với người sử dụng lao động từ 14 ngày làm việc trở lên và người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Phương Thảo
Nhận xét
Đăng nhận xét