Chúa nhật, ngày 12 tháng 7 năm 2020
Chúa nhật, ngày
12 tháng 7 năm 2020, (Thế giới vẫn trong đại dịch toàn cầu 215/254 quốc gia, vùng lãnh thổ), độ ẩm 74% 25-33 độ, đỡ nóng
nhưng oi bức có vài hạt mưa nhỏ, vào 4:28 như mọi ngày tôi vào SVĐ tập thể dục,
về cho con Sói đi dạo quanh khu đô thị Phú Hà, 5:00 nhà chị Hà Vy đi xe máy xuống
VNPT chợ Nghệ để gửi xe đi du lịch Sầm Sơn, 7:30 sang nhà Hải sắt uống trà nói
chuyện gẫu với các ông cùng phố, 9:30 cùng ông Ngọc ra UBND phường dự buổi bầu lại tổ hòa giải Ninh Tĩnh &
ăn cơm trưa lần đầu sau sáp nhập TDP Ninh Tĩnh tại nhà hàng trong khu công nghiệp
Phú Hà, 11:30 đi nhờ xe anh Xuân về nghỉ trưa..
Nhân chứng vụ vỡ đê ở Trung Quốc: Nước ngập đến tầng 2 chỉ trong 30 phút
Dân trí Vụ vỡ đê ở Giang Tây, Trung Quốc đã khiến nhiều người dân bị “sốc” và sợ hãi khi chỉ trong 30 phút nước lũ dâng tới tầng 2 của ngôi nhà.
>>Sông dài nhất Trung Quốc “oằn mình” vì lũ lụt nghiêm trọng
>>Vỡ đê ở Giang Tây, Trung Quốc nâng cảnh báo lũ nhiều sông lên mức cao nhất
>>Nhiều thành phố Trung Quốc báo động đỏ vì mưa lũ
Vụ vỡ đê xảy ra vào chiều ngày 8/7. Huang Huoxiu đứng trên tòa nhà 3 tầng, nằm cách đó vài trăm mét và chứng kiến nước ồ ạt chảy về phía bà.
Ngay lúc đó, bà phát hiện một người hàng xóm cùng 3 trẻ nhỏ đang chạy ra khỏi ngôi làng. Huang hét lớn: “Đừng đi xa quá. Cẩn thận bị chìm bây giờ”.
Huang đưa cả 4 người vào nhà bà, nơi chỉ trong vòng nửa giờ, nước lũ đã dâng tới tầng 2. Họ chỉ biết trú tạm ở tầng 3, nhưng Huang cũng không có đủ thời gian để thu vén đồ đạc mang lên nơi khô ráo.
Người hàng xóm của Huang lúc này chưa hết bàng hoàng và bật khóc. “Thật đáng sợ quá”, người này liên tục nói trong khi Huang cố gắng trấn an cô.
Huang sinh sống tại làng Qiaotou, huyện Thượng Nhiêu, tỉnh Giang Tây. Đây là một trong số nhiều nơi bị nước lũ “tấn công” trong tuần này. Khoảng 20.000 người dân đã mắc kẹt trong tình trạng mất điện và không có nước sinh hoạt.
Huang kể lại ký ức đầy ám ảnh của bà với SCMP hôm 11/7, khi bà được con trai Huang Shuangxi và lính cứu hỏa cứu thoát sau 3 ngày bà sống dựa vào bánh quy và nước lọc.
Mưa lớn và lũ lụt ở miền trung và miền nam Trung Quốc đã kéo dài trong nhiều tuần, hiện gây ảnh hưởng tới hơn 30 triệu người ở 27 tỉnh thành, theo số liệu chính thức. Đợt lũ lớn này đã di chuyển về hướng đông dọc theo sông Dương Tử, rồi tới Giang Tây và lan ra những nhánh khác của con sông trên.
Làng nơi bà Huang sống là một trong nhiều làng nằm sát ngay hồ Bà Dương - hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc và là lưu vực của sông Dương Tử. Ngày 11/7, cơ quan tài nguyên nước sông Trường Giang (tên khác của Dương Tử) đã ban hành cảnh báo lũ lụt ở mức cao nhất với hồ Bà Dương.
Chính quyền địa phương cảnh báo lượng nước trong hồ trên có thể vượt quá mức cao kỷ lục 22,59 mét ghi nhận hồi tháng 7/1998. Trận lũ lụt năm đó, vốn kéo dài từ giưa tháng 6 tới đầu tháng 9, được xem trận lụt tệ nhất trong hơn 40 năm. Khoảng 4.000 người mất mạng và hàng chục triệu người bị ảnh hưởng từ Quảng Đông ở phía nam tới Hắc Long Giang ở phía đông bắc.
Tối 10/7, mực nước tại một điểm giám sát nằm gần hồ Bà Dương tiến tới lức 22 mét. Giới chức Trung Quốc đang hối hả chuẩn bị các phương án nhằm giảm thiểu thiệt hại.
Vào sáng 11/7 ở Qiaotou, rất khó để xác định được đâu là đường xá. Cả ngôi làng hóa thành một hồ nước khổng lồ và nhà cửa ngập trong nước lũ như những ốc đảo.
Trường học, bệnh viện ngập một trong nước. Bảy ngôi nhà đã bị hỏng nhưng may mắn là vụ vỡ đê không gây chết người. Công cuộc cứu hộ diễn ra hết sức vất vả vì rất khó xác định phương hướng giữa một khu vực mênh mông nước. Độ cứu hộ phải mang theo người dân làng để giúp hỗ trợ định vị.
Huang Meifeng, một người dân làng, chưa hết bàng hoàng vì đã mất đi căn nhà 3 tầng mới xây năm ngoái. Chị cũng trở nên đau khổ vì đất đai canh tác đã ngập trong nước, khiến người nông dân như Huang cảm thấy tương lai mờ mịt.
Chị nhớ lại trận lụt năm 1998, khi hầu hết các căn nhà ở Qiaotou bị ngập trong 3 tháng và nhà của chị cũng không phải ngoại lệ. “Đây là lần thứ 2 trong đời tôi”, Huang Meifeng cay đắng nói.
Đức Hoàng
Theo SCMP
Nhận xét
Đăng nhận xét