Thứ bảy, ngày 04 tháng 07 năm 2020
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Thứ bảy, ngày 04 tháng 07 năm 2020, 8h
HAI ÔNG CHÁU VÀO ÔNG BÀ NGOẠI CH[I, (Thế giới vẫn trong đại dịch toàn cầu 215/254 quốc gia, vùng lãnh thổ), độ ẩm 80% 32-26 độ, 4:28
tôi dậy thể dục buổi sáng như mọi ngày về cho con Sói đi dạo quanh khu Phú Hà,
7h sang nhà ông Chiến cho MyLu ăn & quét dọn sân,7:30 sang nhà Hải sắt uống
trà Hà Vy gọi về cùng cháu đi vào Z175 đến 9h xin phép về, được biết ngày mai
bà ngoại cùng Hà Vy sang cụ bên Việt Trì chuẩn bị lễ ăn hỏi của dì An, sáng thứ
hai ông ngoại cùng mẹ Quỳnh sang dự lễ đính hôn, Hoàng Kiên ở nhà với ông bà
nội. 9:30 có sấm chớp mây đen một vùng & dấu hiện của cơn mưa lớn trên đất
Sơn Tây...nhưng rồi chỉ rơi vài hạt & sau đó là nắng lên.
Tiền Phong Marathon 2020: Thổn thức Lý Sơn
TP - Trong quá khứ, đảo Lý Sơn không có những ruộng tỏi xinh đẹp và vuông vắn như hiện nay. Toàn bộ bề mặt đảo là cánh đồng đá vốn bị quăng ra từ những ngọn núi lửa phun trào.
Những năm 60 của thế kỷ trước, cả làng đói, đang loay hoay tìm hướng mới, trồng cây gì, nuôi con gì thì cây tỏi được mang về. Cũng thời ấy, trên đảo có một lễ tục gọi là lễ phát hỏa chém tướng thế mạng đầy màu sắc huyền bí.
Cây tỏi ngày xưa
Đảo Lý Sơn thập niên 60 được người đất liền gọi là Lao, Cù Lao Ré. Đó là một nơi xa xôi và không mấy ai tự giày vò thân xác để lên chiếc thuyền cọc cạch chạy ra thăm đảo. Lao Lý Sơn vào thập niên 60 buồn tẻ vì “các nhà tư bản” ở đảo đang lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Cơn bão vào mùa hè năm 1956 được gọi là bão trăm năm có một, đã quét qua đảo cuốn bay toàn bộ những chiếc thuyền chèo, thúng chèo và cả “chiến thuyền” vận tải ở đảo.
“Chiến thuyền” là cách ví von của người dân ở Lao Lý Sơn khi nói về những chiếc thuyền bầu. Đường thông thương từ đất liền ra đảo đã có những chiếc thuyền buồm. Nhưng con đường thông thương từ đảo vào Nam bộ và ra Bắc bộ thì chỉ trông chờ vào đội thuyền bầu. Đó là những chiếc thuyền trọng tải có thể lên tới 100 tấn. Đảo Lý Sơn vốn là một “khu công nghiệp” sản xuất lưới. Cả làng hàng ngày vào núi hái cây gai về ngâm nước, tước sợi, se, cuộn, sau đó dệt thành loại lưới gai và “xuất khẩu” đi các vùng miền.
Những chiếc thuyền bầu còn làm một nhiệm vụ rất quan trọng nữa, đó là vào các tỉnh Nam bộ để chở gạo về cung cấp cho dân đảo. Cứ cuối năm, khi gió bấc thổi vù vù, cây cối trên đảo nghiêng ngả về phía nam thì chiếc thuyền bầu bắt đầu chở lưới gai rời đảo, xuôi vào phương Nam. Đến tháng 3, khi gió nam nổi lên thì những chiếc thuyền bầu chở đầy gạo lại nương theo gió về đảo. Ngày chiến thuyền cập đảo, cả đảo vui như hội. Mỗi người dân đến mua gạo sẽ được cấp cho chiếc thẻ tre, ứng với số lượng của chiếc lường gạo được bán. Mỗi lường gạo 30 lon, tương ứng 8 kg.
Năm 1960, cả đảo vẫn xơ xác, vì toàn bộ những chiếc thuyền bầu neo đậu ở đảo đều đã bị bão nhấn chìm. Ông Nguyễn Tể, có con là Nguyễn Cao, giữ chức Cả Cao của làng. Tới giờ này, những người già trên đảo cũng còn nhắc đến cái tên ông, gắn với vị thế là nhà “tư bản”. Ông Tể giao lại chiếc thuyền bầu cho người con trai nối nghiệp, nhưng tới đời con thì bị mất thuyền bầu, vậy là ông Cao không còn phương tiện để giao lại cho người con kế. Trong lúc cả làng đang loay hoay tìm hướng mới, trồng cây gì, nuôi con gì, thì cây tỏi được mang về đảo Lý Sơn, khoảng 4 năm sau thì tới lượt cây hành.
Ông Nguyễn Ngọc Thanh, cháu của ông Cao nhớ lại rằng, thời đó, người ta không trồng tỏi trên những cánh đồng được rải cát trắng tinh và xinh đẹp như hiện nay. Những người nông dân mất phương tiện đi lại đã đào đất, vun luống và trồng tỏi lên đó giống như trồng khoai lang. Những luống đất đỏ trộn với đá núi lửa nhấp nhô giữa cánh đồng cỏ cháy nắng. Nông dân trồng tỏi là vì 10 kg tỏi thì đổi được 50 kg gạo trắng. Cây tỏi đã cứu đói cho cả đảo thời ấy. Thời điểm khai sinh ấy, tỏi được trồng từ đầu tháng 6 âm lịch, đến tháng 11 mới thu hoạch. Còn hiện nay, nông dân trồng tỏi từ tháng 10 và thu hoạch sau 4 tháng.
Tỏi trồng ở đảo đã nhanh chóng được ưa chuộng, bởi hương vị thơm, ngon, khác hẳn với đất liền. Ông Thanh so sánh, nếu trước đây, 500 m2 ruộng thu hoạch chỉ được chừng 100 kg tỏi, thì hiện nay, cũng với diện tích trên thu được hơn 400 kg. Dù sản lượng tỏi cao hơn, thời gian trồng được rút ngắn hơn, nhưng so sánh về chất lượng thì tỏi Lý Sơn trồng 5 tháng vẫn có hương vị vượt trội tỏi hiện nay. Củ tỏi trong quá khứ có màu tím nhạt, sau khi thu hoạch có thể lưu trữ được 1 năm mà không hư hỏng. Còn tỏi hiện nay để 1 năm sẽ bị xốp và hương vị chỉ còn một nửa.
Sau gần 20 năm, người nông dân bắt đầu cải tiến cách trồng để tăng năng suất. Bà con không trồng tỏi theo kiểu vun luống như trồng khoai lang, mà san phẳng ruộng, rải một lớp cát mỏng. Những tảng nham thạch phun ra từ miệng núi lửa vốn ngổn ngang trên đảo dần dần biến mất. Bà con nông dân dồn đá thành hàng rào ruộng tỏi hoặc chở đi chôn lấp để lấy diện tích. Toàn bộ cánh đồng nham thạch màu đen đã biến thành cánh đồng cát trắng được ngăn ô. Rừng mù u bạt ngàn trên đảo, trước đây người dân vẫn thu hái, ép dầu làm nhiên liệu thắp đèn đã dần dần biến mất, thay vào đó là tỏi.
“Chém tướng thế mạng”
Từ 50 năm về trước, đảo Lý Sơn có một lễ tục mà hiện nay đã biến mất hoàn toàn, đó là lễ “phát hỏa chém tướng thế mạng” đầy màu sắc huyền bí với mục đích trừ dịch bệnh. Và cụm từ “thế mạng” có lẽ được biến hóa từ hình nhân thế mạng trong Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa.
Ở miền núi, thầy cúng thường mổ heo, gà để cúng đuổi “con ma về bắt người và trâu bò”. Còn ở đảo Lý Sơn, khi có người ốm hoặc gia đình dòng họ nào có người nối tiếp nhau chết ngoài biển, chết bệnh thì được các thầy trong làng làm nghi lễ “phát hỏa chém tướng thế mạng”. Đây là một lễ cúng rất lạ. Lễ cúng quy tụ toàn bộ con cháu trong làng đến, dần dần trở thành một sinh hoạt cộng đồng vui nhộn.
“Dòng tộc mình phải “thượng tinh hạ trùng làm lễ phát hỏa chém tướng”. Thời đó, mỗi khi nghe bàn chuyện này, cả tộc vào cuộc mới lo nổi thủ tục cúng hết sức rườm rà, ly kỳ và rất tốn kém. Đầu tiên, bà con phải đi đốn cây làm một chiếc giàn cao khoảng 15 mét chia làm 3 tầng như nhà giàn. Diện tích mỗi mặt giàn rộng khoảng 24 m2. Tầng một dành cho người bệnh hoặc một người trong tộc họ lên nằm. Người này phải mặc áo nhuộm nghệ vàng, lưng áo vẽ bùa, cổ đeo bùa chú. Tầng 2 đặt con lợn quay. Tầng 3 dành cho xác đồng nhập cốt.
Đã 60 năm trôi qua, giờ đây đảo Lý Sơn rầm rập bước chân và muôn sắc áo của du khách. Du khách ra đảo thường mua tỏi về đất liền quà cho người thân. Duy chỉ có một món đặc sản từ cây tỏi mà giờ đây đã thất truyền, đó là rượu hoa tỏi. Thời 60 năm trước, tỏi trồng trên luống đất, cứ sau 5 tháng sẽ trổ ra những bó hoa màu tim tím và gia đình nào cũng hái về ngâm rượu. Những ngày đông giá, khi tuyến đường giữa đảo và đất liền bị sóng gió cắt đứt, những nông dân lại ngồi bên nhau dưới mái nhà lá, nâng ly rượu tỏi và kể về những chuyến “đi Quảng” (vô thành phố Quảng Ngãi).
Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 61- năm 2020 chính thức khai mạc tại đảo Lý Sơn vào lúc 6 giờ ngày 5/7/2020, xuất phát từ hang Câu theo lộ trình dọc biển. Các VĐV chuyên nghiệp và phong trào sẽ thi đấu tranh giải cá nhân ở các cự ly: 42,195km marathon nam, nữ hệ tuyển và hệ phong trào; 21,1km bán marathon nam, nữ tuyển và phong trào; 10km nam tuyển, nam trẻ, nam, nữ phong trào; 5km nữ tuyển, nữ trẻ.
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét
Đăng nhận xét