Ngày 05/10/2020 THỨ HAI
Ngày
05/10/2020 THỨ HAI, độ
ẩm 89% 7h có mưa nhỏ 8h có mưa rào cả ngày đan xen mưa nắng,
30-23 độ C, PHÁT LƯƠNG HƯU THÁNG
10/2020 (Thế giới vẫn trong đại dịch toàn cầu 215/254 quốc gia), sáng nay 4:41 đi thể dục quanh thành
cổ & sân vận động như mọi ngày, 6h cho con Sói đi dạo phố Phú Hà 1 vòng
sang nhà Hải sắt uống trà nói chuyện thời sự ngách 40, cùng các ông Long, Ngọc,
8h mang cơm cho con Mylu treo ngoài cổng cho bạn Thu & bà Vân Anh cho ăn
sau, về nhắc bố Thao cho Hà Vy đến lớp hôm nay có BA LÔ mới mẹ Quỳnh mua chiều
qua...
NGÁCH BỐN MƯƠI
Lũ trẻ trong
ngách số bốn mươi
Mẫu giáo, tiểu
học có trên mười
Phan Đăng lớp bốn
chỉ huy chính
Chạy, nô đùa, khi
khóc lúc cười
Cô Mỵ cố vấn các
cuộc chơi
Bạn gái Khanh-Vy
có một đôi
Bạn trai gấp
nhiều lần bạn gái
Xe đạp khi đua,
lượn khắp nơi
Điểm chơi đã ba
chục năm rồi
Vẫn dưới cột đèn
gữa ngách chơi
Lũ trẻ ngày xưa,
nay bố mẹ
Măng non Ổi,
Bống, cặp sinh đôi...
Ngày 03/10/2020 VTH
TÔI YÊU XE BUS
Xe Bus Hà Nội bổ
sung thêm
Điểm chờ kho bạc xuôi
mọi miền
Bên kia công
chứng phòng số tám
Xe số chín hai ngược
Nhổn lên...
Ngày 01/10/2020 VTH
KÝ ỨC HỌA MY
Ngày đầu nhập học
trường Họa My
Khóc đòi dời lớp
bà Phượng đi
Sang lớp bà Ngân
là cháu nín
Bác hiệu trưởng
Chung giúp Hà Vy
Ngày 30/9/2020 VTH
Xưa và nay
Ngày xưa mong mẹ để nhận quà
Nay thì mong vợ sớm thay ca
Chơi cùng, trông, dạy đàn cháu nhỏ
Hơn cả ngày xưa mong mẹ ta.
08/3/2019 VTH
KHOE
Trưa nay Hà Vy thăm em
Khoe ông bà được cô khen cả tuần
Lên lớp cháu bớt đái dầm
Về nhà ít khóc, tăng cân, ăn nhiều…
Ngày 08/9/2018
XE ÔM
Chiều đến tôi đón hai chị em
Học trường mầm non ở phố bên
Về qua quầy vé hai bà nội
Nhận quà cùng với những lời khen…
Mùa xuân 2019 VTH
CHỊ CẢ
Từ ngày Vy sang ngủ với bà
Thay cho quấy nhè bằng lời ca
Nhỏ to tâm sự hai bà cháu
Đi lớp học ngoan chẳng đòi quà…
Ngày 16/3/2019 VTH
LỄ VU
QUY
Sơn Tây nóng bốn mốt độ C
Mặc cho trời đổ lửa nắng hè
Giang –Bích thổi vào
luồng gió mới
Làm mát ngõ Rau, tiễn người đi...
Ngày
21/6/2019 VTH
HAI CHỊ EM
Hà Vy thích đi đón Hải Minh
Về nhà mỗi bạn một chương trình
Chi thì lên gác, em ở dưới
Thỉnh thoảng chiến tranh, chủ yếu bình.
Ngày 02/8/2019
VŨ TẢN HỒNG
Làng ở Việt Nam giàu có nức tiếng nhờ "mua thứ của người chán, bán cho người cần"
Dân làng đã tìm được hướng đi cho riêng mình và kiếm được nhiều tiền.
Khi đến làng Đông Bích (Đông Thọ, Yên Phong, Bắc Ninh), đi dọc đường làng ai cũng ngỡ ngàng với những ngôi nhà 4-5 tầng, không hiếm nhà có cả xế hộp đắt tiền.
Không phải từ trồng lúa, làm cây màu mà làng Đông Bích giàu lên chính là nhờ nghề bán tóc. Không chỉ phát triển kinh tế mà làng có cuộc sống yên bình, không ô nhiễm môi trường, không tệ nạn, làng nghề rất sạch sẽ.
Trong một lần chia sẻ cách đây không lâu, trưởng thôn Đông Bích cho hay, cả thôn có 400 hộ, trong đó có 90% làm nghề buôn tóc. Ông nói: “Nếu không có nghề buôn tóc, chắc chắn cả làng không thể có được cuộc sống như bây giờ”.
Còn Bí thư chi bộ làng Đông Bích từng chia sẻ, biệt thự, ô tô có được là nhờ tóc. "Tỷ phú ở thôn này rất trẻ, đa số 8X, thậm chí có những cháu 9X cũng trở thành tỷ phú nghề tóc”, vị này cho hay.
Nhiều người dân trong làng đã lập công ty để mở rộng buôn bán, giao dịch với nhiều bạn hàng ở các nước trên thế giới.
Họ ví nghề này như "mua của người chán, bán cho người cần". Ở nơi đâu có tóc là dân làng Đông Bích đến mua.
Nghề này ở làng Đông Bích có từ năm 1996. Giai đoạn 1998-2000 là lúc phát triển mạnh. Ngày nay có cơ ngơi khang trang, nhà cửa bề thế, đời sống người dân ấm no nhưng không ai ngờ cách đây độ vài chục năm nơi đây nghèo, dân chủ yếu đi thu mua phế liệu. Sau đó, có người đi thu mua tóc và những người khác cũng theo nghề.
Không chỉ thu mua về là xong, muốn bán được giá cao, dân làng còn phải trải qua quá trình chăm sóc, làm đẹp cho từng lọn tóc. Họ sẽ phân loại, chỉnh trang theo gội, duỗi, chải, sấy khô...
Từ tóc thu mua được, người dân sẽ phân loại, "lên đời" rồi bán chính ngạch sang nhiều nước. Đây là nguyên liệu để sản xuất tóc giả.
Trước đây, các công đoạn được làm bằng tay thì hiện nay có máy móc xử lý, không chỉ tiết kiệm được công sức mà còn nâng cao chất lượng phân loại tóc.
Giá các loại tóc được xem là bí mật của dân làng. Người dân thu mua tóc không tiết lộ vì nếu tiết lộ sẽ khó thu mua.
Tuy nhiên, những tài sản mà họ có chỉ là tảng băng nổi. Đằng sau thành công đó là sự cố gắng, nỗ lực, ngược xuôi vất vả ở khắp nơi để tìm mua được tóc, sau đó là quá trình "lên đời" không kém quan trọng.
Nguồn: https://danviet.vn/lang-o-viet-nam-giau-co-nuc-tieng-nho-mua-thu-cua-nguoi-chan-ban-cho...
Nhận xét
Đăng nhận xét