Ngày 22/10/2020 thứ năm

 

Ngày 22/10/2020 thứ năm, độ ẩm 56%, 28-17 độ C, đêm tạnh ráo sáng trời nắng,(Thế giới vẫn trong đại dịch toàn cầu 215/254 quốc gia), sáng nay đi thể dục quanh sân vận động & bờ hào thành cổ, 6h cho con sói đi vệ sinh bên Phú Hà, 7h sang Lê Lai cho Mylu ăn vẫn buộc cơm ở cổng để Thu cho ăn sau, tôi về qua nhà Hải sắt nói chuyện thời sự ngách 40 với các ông Hình, Long, ngọc, Việt. Gửi file vào zalo tải xuống xem hoặc xóa khi cần...Chiều nay tổng vệ sinh cá nhân do nhiệt độ tăng, trời ấm. Traư nay bác Thao đi làm thông hai ca

"Ăn của rừng, rưng rưng nước mắt"

 
 07:56 - 22/10/2020

Ảnh minh họa. (nguồn internet)

(Dân sinh) - Lũ lụt hoành hành ở miền Trung gây nên những thiệt hại vô cùng to lớn về người và tài sản. Với tình hình thiên tai diễn ra phức tạp, dồn dập như hiện giờ, mức độ thiệt hại vẫn chưa dừng lại. Vào những ngày này, mối lo về các hồ thủy điện xả lũ ồ ạt, thậm chí có cả nguy cơ vỡ đập càng khiến người dân lo lắng khôn xiết!

Không riêng năm nay mà từ nhiều năm trước, cứ đến mùa mưa lũ, người dân, nhất là ở khu vực miền Trung, ngoài nỗi lo về thiên tai còn canh cánh trong lòng nỗi lo sợ về "nhân tai" do các hồ thủy điện xả lũ. Cùng với đó là tình trạng núi đồi sạt lở ngày càng phổ biến hơn. Ngoài nguyên nhân do lâm tặc hoành hành, việc phát triển thủy điện vừa và nhỏ tràn lan, tàn phá rừng đầu nguồn, kể cả vườn quốc gia cũng là tác nhân gây nên các hiện tượng lũ quét, lũ ống, sạt lở núi đồi... Nhiều nơi trước đây là những khu rừng rậm rạp, giờ là những khoảnh đồi, núi trơ trọi, hoang hóa, các liên kết trên bề mặt bị phá vỡ.

"Ăn của rừng, rưng rưng nước mắt" - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (nguồn internet)

"Địa chất khu vực từ Hà Tĩnh, Quảng Bình đến Quảng Nam là vùng địa hình dốc, đất yếu. Mưa lớn thì nguy cơ trượt đất, sạt lở rất cao. Bình thường đã thế, việc san đất, xẻ núi, làm đường, xây dựng cơ sở hạ tầng... lại càng tác động đến kết cấu địa hình khiến nguy cơ càng lớn hơn. Đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu, mưa lớn bất thường, nguy cơ càng cao hơn gấp bội", một chuyên gia về Thủy lợi chia sẻ.

Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam luôn tồn tại mâu thuẫn và nghịch lý. GS Nguyễn Ngọc Lung, Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, người đã gắn bó gần 60 năm với rừng, chia sẻ: Chúng ta đang để các nhà máy thủy điện nhỏ hoạt động kiểu tự phát. Các nhà máy lớn thì nhà nước xây dựng và quản lý. Các nhà máy vừa và nhỏ trong 20 năm qua được xã hội hóa, tư nhân làm thủy điện. Như vậy, ta đang phá vỡ quy hoạch của cả con sông. Chúng ta đang đánh đổi môi trường đổi lấy lợi ích kinh tế, hy sinh rừng để lấy năng lượng điện. Người ta gọi đây là buôn bán, đánh đổi với thiên nhiên.

"Ăn của rừng, rưng rưng nước mắt" - Ảnh 2.

Ảnh minh họa. (nguồn internet)

Chúng ta đang chứng kiến rất rõ sự trả giá vì mất rừng. Mất rừng, lũ lụt xảy ra ở ngay thượng nguồn chứ không phải hạ lưu. Cũng vì mất rừng mà những cơn lũ sẽ đổ thẳng từ thường lưu xuống hạ lưu mà không có gì ngăn cản càng khiến con người khó đề phòng, chống đỡ. Vì mất rừng mà thiệt hại do thiên tai gây ra ngày càng lớn…

Đây là điều không phải các nhà quản lý và nhà khoa học không biết. Rất nhiều người đã lên tiếng về tình trạng phá vỡ quy hoạch thủy điện, các hiểm họa nhãn tiền. Nhưng chưa có giải pháp khả thi, hữu hiệu nào được đưa ra để "xử lý" vấn đề, kể cả giảm số nhà máy thủy điện nhỏ hay bắt buộc các chủ đầu tư thủy điện phải trồng lại rừng…

Chúng ta đã lấy của rừng rất nhiều nhưng trả lại cho rừng được bao nhiêu? Lời nguyền tài nguyên có câu "ăn của rừng, rưng rưng nước mắt", ngẫm thật chuẩn xác vì đó là cái giá phải trả do đối xử tệ bạc với môi trường sinh thái tự nhiên.

KHÁNH NGUYỄN

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm