Chuyển đến nội dung chính

Ngày 08/06/2021 thứ ba

 

Ngày 08/06/2021 thứ bađộ ẩm 6929-25 độC, VIETNAM-INDONESIA 4-0, chị Hà Vy chơi trong nhà ông bà ngoại Z175, trời có dịu mát do có mưa rào nhẹ, sáng nay nghỉ thể dục do mưa, 6:15 dùng xe mini cho con Sói đi dạo quanh sân vòng tròn đường Phú Hà nhặt khá nhiều sấu rụng đêm qua do có mưa & gió ở khu nhà Phú Thịnh, sau đó sang nhà Hải sắt uống trà & cho Milu ăn sáng, 8h về vào ngõ Vạn Xuân nhặt xoài rụng & xem công trình xây tường bao khép kín đối diện nhà Chính - Tân của anh Châu ngăn ranh giới các nhà Đường-Huy & chỗ để thùng nước giáp ngõ của chị Lợi, anh Giao chồng cũ đã tranh cãi với anh Châu để có được. Có thêm 1 cây chuối trổ hoa, ra quả giữa sân vườn nhà, trời đã tạnh mưa & hửng nắng nhẹ. Chiều gần 15h có cơn mưa lớn bác Thao vào Z175, bà chủ đi bán hàng, tôi vào trong nhà Hải - Hạnh dự kiến trẩy xoài thắp hương mùng một nhưng thấy các con đang bận làm việc trong nhà nên lại về để mai trẩy sau, cũng là lúc bác Lân Thủy gọi điện nói chuyện ông Triết ốm lại, trên bà Hạnh Sông Công hỏi việc đất đai quê cha…

TRƯỜNG EM

Năm nay Hà Vy vào lớp một

Học trường Trần Phú phường Ngô Quyền

Quãng đường đi học vài trăm mét

Qua khu Phú Thịnh, đến trường em...

                               Ngày 31/5/2021 VTH

Tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2022

15:19, 07/06/2021

(Chinhphu.vn) – Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2022-2024. Trong đó, dự thảo nêu rõ về dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng (phần NSNN đảm bảo), trợ cấp ưu đãi người có công.

Ảnh minh họa
Theo Dự thảo, năm 2022, tiếp tục thực hiện chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương, kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XII) về thực hiện cải cách chính sách tiền lương.

Các bộ, cơ quan Trung ương lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương từ nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2021 còn dư chuyển sang năm 2022 (nếu có); sử dụng tối thiểu 40% nguồn thu được để lại theo quy định (riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35% số thu, sau khi trừ đi một số khoản chi phí đã được kết cấu vào giá dịch vụ theo quy định); tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm so với dự toán năm 2021 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ).

Các cơ quan, đơn vị hành chính ở Trung ương đang áp dụng cơ chế đặc thù theo phê duyệt của cấp thẩm quyền tự cân đối nguồn thực hiện điều chỉnh tiền lương trong năm 2022 theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII, NSNN không hỗ trợ thêm.

Các địa phương lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương từ một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập (tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ; riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35% số thu, sau khi trừ đi một số khoản chi phí đã được kết cấu vào giá dịch vụ theo quy định); tiết kiệm 10% chi thường xuyên và nguồn cải cách tiền lương lũy kế đến hết năm 2021 chuyển sang để thực hiện (bao gồm nguồn 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương năm 2021 chưa sử dụng hết - nếu có).

Đối với kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng (phần NSNN đảm bảo), trợ cấp ưu đãi người có công, các bộ, cơ quan căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng được giao thực hiện lập dự toán chi theo chế độ Nhà nước quy định.

Ưu tiên bố trí dự toán năm 2022 để thanh toán nợ xây dựng cơ bản

Dự thảo cũng nêu rõ về xây dựng dự toán chi đầu tư phát triển. Theo đó, dự toán chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm cả nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, nguồn thu xổ số kiến thiết, nguồn thu tiền sử dụng đất…) được xây dựng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công… đồng thời phải phù hợp với phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025; nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán NSNN năm 2022.

Ưu tiên bố trí dự toán năm 2022 để thanh toán nợ xây dựng cơ bản theo quy định tại khoản 4 Điều 101 Luật Đầu tư công, thu hồi vốn ứng trước NSNN; các dự án đã hoàn thành nhưng chưa bố trí đủ vốn; các dự án chuyển tiếp, hoàn thành trong năm 2022; vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; bố trí vốn đầu tư nguồn NSNN thực hiện các dự án, công trình phát triển hạ tầng trọng điểm có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội, tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo hình thức đối tác công tư (PPP); cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách. Mức bố trí vốn cho từng nhiệm vụ phải phù hợp với tiến độ thực hiện và giải ngân trong năm 2022.

Đối với vốn nước ngoài, việc bố trí kế hoạch phải phù hợp với nội dung của Hiệp định thỏa thuận đã cam kết với nhà tài trợ; ưu tiên bố trí đủ vốn cho các dự án kết thúc năm 2022.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Lan Phương

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy