Sáng nay 30/6/2021 thứ ba

 

Sáng nay 30/6/2021 thba, nhiệt độ 28-37 độ, độ ẩm 66%, nắng nóng đã giảm nhưng vẫn oi, quạt điện cơ thống nhất chạy tốt, ngủ đến gần 2h sáng nên dậy  xem trận Ukaraina 2- Thụy Điển 1, sau đó 5:30 đã cho con Sói đi vệ sinh bên Phú Thịnh, tranh thủ sang ngõ một Lê Lai cho Mylu ăn & tưới cây, NVH HẬU NINH chở một xe cây bạch đàn & ván cốp pha chuẩn bị cho làm móng nhà mới, (vẫn nằm im nhiều ngày nay), 8h bố Thao đi làm, tôi sang nhà anh Hải sắt uống trà nói chuyện phiếm. Hai bà cháu đi mua đồ ăn & xem tivi, 9h hai ông cháu đạp mấy vòng xe quanh khu biệt thự cửa hàng cháo lòng Tùng-Oanh, hôm nay Phan Đăng, Quang ở nhà có Su sang chơi. Chiều nay oi bức 37 độ C Vy lại muốn tắm bồn cùng bạn…

 

TÂM SỰ CON TRẺ

Vẫn biết mẹ cùng bà không ghét

Nhưng con không thích mắng, dọa đâu

Ăn cũng nẹt, rồi chơi bị cấm

Chưa vào lớp một, học bù đầu

 

Đâu phải em khóc vì lỗi chị

Để mọi người tưởng chị trêu em

Khổ tâm lắm, nói thì bảo hỗn

Nhìn bạn chơi mà chị thấy thèm...

                         Ngày 28/6/2021 VTH

 

                       

ĐÔI BẠN

Hai bạn Su-Vy có chút thân

Bởi hai nhà bạn, khoảng cách gần

Ngồi trong hiên, gọi to nghe thấy

Mỗi ngày sang nhau cũng vài lần

Su mập cao còn Vy gày cao

Đạp xe, thả diều khoái biết bao

Chơi vui đến mức ăn chẳng thiết

Chủ nhà không quý, bạn vẫn vào...

Vui  thì có vui, buồn cũng buồn

Chưa hiểu được nhau, lại giận luôn

Nhưng chỉ lát sau là xin lỗi

Lại cười, lại chơi, lại quên luôn...

                    Ngày 24/6/2021 VTH

LỜI KHUYÊN

Chuyên gia giáo dục có lời khuyên

Dạy trước con trẻ là không nên

Cha mẹ suốt ruột, cầu con tiến

Ghép vần, cộng trừ được ưu tiên

Tháng chín này mới vào lớp một

Điện thoại, tivi bạn đều hay

Chưa biết chữ, thì nghe để nhớ

Điều khiển tivi luôn trên tay

Thoát ra khi có bạn đến chơi

Chạy, nhảy, nô đùa các bạn ơi

Vận động cho tăng thêm thể chất

Sự học với bạn có cả đời…

                  Ngày 23/6/2021 VTH

CHUYỆN BẠN GÁI

Điểm vui chơi có năm bạn gái

Cùng cầm tinh cái tuổi Ất Mùi

Hai bạn cao, lớn như người mẫu

Có bạn thấp như bốn tuổi thôi

Cá tính cũng mỗi người một vẻ

Bạn thì khéo nịnh để ăn quà

Đứa lại cậy ông làm cán bộ

Bắt nạt bạn chơi cả gần, xa

Văn hóa xấu độc len vào ngõ

Phân biệt giàu, nghèo với gái, trai

Tháng chín các bạn vào lớp một

Với cuộc ngầm đua ai hơn ai…

                            Ngày 16/6/2021Thứ tư, 30/6/2021, 14:54 (GMT+7)

Bộ Y tế sẽ xem xét cách ly F1 tại nhà trên toàn quốc

Sau thời gian triển khai thí điểm tại TP HCM, Bộ Y tế sẽ đánh giá lại tính khả thi của việc cách ly F1 tại nhà để quyết định chủ trương tiếp theo.

Trả lời VnExpress ngày 30/6, bà Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), cho hay thời gian tới, trên cơ sở đánh giá thí điểm tại TP HCM, Bộ Y tế sẽ xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương để quyết định việc áp dụng hướng dẫn này trên phạm vi toàn quốc.

Theo đại diện Bộ Y tế, việc cách ly F1 tại nhà có một số thuận lợi cho địa phương, như giảm tải cho các khu vực cách ly tập trung.

Đối với F1 có nhà đáp ứng điều kiện đã đề ra, việc cách ly tại nhà giúp họ giảm thiểu được nguy cơ lây nhiễm chéo khi phải cách ly trong các cơ sở bị quá tải hoặc khu cách ly được cải tạo từ trường học, khu nhà văn phòng phải sử dụng nhà vệ sinh chung không đạt yêu cầu phòng, chống dịch. Ngoài ra, cách ly tại nhà còn tạo điều kiện sinh hoạt tốt hơn cho F1.

Bà Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Quản lý môi trường y tế. Ảnh: MOH

Bà Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Quản lý môi trường y tế. Ảnh: MOH

Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Liên Hương cũng nêu lên một số khó khăn. Biến chủng virus mới khả năng lây lan nhanh, nếu người cách ly không tuân thủ nghiêm các quy định phòng chống dịch, sẽ lây nhiễm cho người ở cùng và lan ra cộng đồng.

Mặt khác, việc cách ly F1 tại nhà cần sự giám sát rất chặt chẽ của chính quyền địa phương. Các trường hợp là F1 không ở tập trung một nơi mà rải rác trên địa bàn, sẽ cần phải bố trí nhiều cán bộ y tế, cán bộ chính quyền địa phương hơn để theo dõi. "Đặc biệt là khâu giám sát, nếu không đủ người và không làm chặt chẽ thì khi F1 không tuân thủ quy định, tự ý ra khỏi nhà và tiếp xúc với người khác trong quá trình cách ly, nguy cơ lây nhiễm rất cao", bà Hương phân tích.

Hướng dẫn của Bộ Y tế nêu điều kiện để F1 được cách ly tại nhà là có nhà ở riêng biệt (biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập); có phòng riêng khép kín, tách biệt với khu sinh hoạt gia đình. Trả lời câu hỏi những điều kiện này có "khắt khe" quá so với điều kiện của đại bộ phận người dân hay không, bà Hương lý giải điều kiện để F1 được cách ly tại nhà tương tự điều kiện cách ly đối với trẻ em đã được triển khai từ tháng 2/2021.

Qua hơn 4 tháng thực hiện quy định cách ly đối với trẻ em, cho thấy các điều kiện này khả thi, không xảy ra lây nhiễm và hiện cũng chưa địa phương nào phản ánh về khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện. Hơn nữa, với biến chủng virus mới, nguy cơ lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình là rất lớn. "Vì vậy, nhà cách ly phải đáp ứng các điều kiện chặt chẽ để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong quá trình cách ly", Cục trưởng Quản lý môi trường y tế nhấn mạnh.

Theo bà, sau khi thí điểm, Bộ Y tế và UBND TP HCM sẽ tổng kết những điểm vướng mắc, thiếu sót, chưa phù hợp thực tế để sửa đổi, bổ sung hướng dẫn và áp dụng chính thức.

Đồng tình quan điểm sớm nhân rộng cách ly F1 tại nhà trên toàn quốc, PGS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, băn khoăn quy định bắt buộc người dân phải có nhà riêng độc lập, "vì ít người đáp ứng được, nhất là ở các thành phố lớn như TP HCM".

Ông Nhung cho rằng mục đích quan trọng nhất của cách ly F1, dù tập trung hay tại nhà, đều nhằm tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh sang người khác. Vì vậy, ông đề xuất nới lỏng quy định, chỉ cần F1 có phòng riêng khép kín, cam kết không vi phạm, lắp camera giám sát... thì được ở nhà.

Đồng thời, ngành y tế cần mở rộng cho phép cách ly F1 tại nhà với các khu chung cư. Rủi ro lớn nhất ở chung cư là dễ lây nhiễm qua thang máy, điều hòa trung tâm. Vì vậy, với các chung cư có điều hòa trung tâm, sẽ không áp dụng biện pháp này. Còn lại, các hộ gia đình ở chung cư, có phòng riêng biệt, khép kín đều nên được cách ly tại nhà.

Nhân viên trung tâm y tế quận 12 (bìa phải), TP HCM đến đưa giấy khai báo y tế cho người dân trong khu phong tỏa, cách ly tại nhà hồi tháng 2/2021. Ảnh: Đình Văn

Nhân viên trung tâm y tế quận 12, TP HCM đến đưa giấy khai báo y tế cho người dân trong khu phong tỏa, cách ly tại nhà hồi tháng 2/2021. Ảnh: Đình Văn

Trước khi thí điểm tại TP HCM, Bộ Y tế từng hướng dẫn một số trường hợp được cách ly tại nhà, như: F2được cách ly tại nhà, nơi lưu trú, từ tháng 3/2020.

Từ đầu năm 2021, Bộ cho phép trẻ dưới 5 tuổi cách ly tại nhà riêng; trẻ dưới 15 tuổi cách ly tập trung 7 ngày, xét nghiệm 3 lần âm tính thì được về nhà.

Cuối tháng 5/2021, Bộ đồng ý cho hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, áp dụng thiết chế cách ly tập trung F1 ngay tại nhà trọ (ký túc xá, nhà trọ công nhân). Các khu vực này được xem như vùng phong tỏa, tất cả mọi người được yêu cầu ở nhà.

Một tuần sau, đầu tháng 6, Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể hơn, trong tình huống công nhân diện F1 ở khu nhà trọ quá đông thì đưa một nửa đến nơi cách ly tập trung. Sau đó, trong khu phong tỏa sẽ cách ly F1 tại nhà 28 ngày; thường xuyên xét nghiệm.

Trong đợt bùng phát dịch bệnh từ cuối tháng 4, Bắc Giang đã áp dụng mô hình này tại thôn Núi Hiểu (xã Quang Châu, huyện Việt Yên), là nơi tập trung gần 10.000 công nhân với mật độ dày đặc. Núi Hiểu khi đó là tâm dịch của tỉnh.

Tuy nhiên, theo ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, mô hình cách ly công nhân ngay tại nhà trọ không đạt hiệu quả như mong muốn. Nguyên nhân, dù đã lập vùng phong tỏa, công nhân không thể ra ngoài địa bàn được, nhưng nhiều người ý thức kém, vẫn giao lưu với mọi người trong thôn. Vì mật độ người quá đông, nên nhà chức trách địa phương không thể giám sát được hết. "Một khu nhà trọ thường có mấy trăm công nhân, nên ban đêm, họ trốn cơ quan chức năng, đến nhà này, nhà khác, khiến chúng tôi rất vất vả. Tình trạng này gây ra lây nhiễm chéo ngay tại khu nhà trọ công nhân đã được phong tỏa", ông Dương phân tích.

Công nhân được chuyển khỏi thôn Núi Hiểu, xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, đầu tháng 6/2021. Ảnh: CTV

Công nhân được chuyển khỏi thôn Núi Hiểu, xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, đầu tháng 6/2021. Ảnh: CTV

Giai đoạn cuối tháng 5, đầu tháng 6, mỗi ngày Bắc Giang ghi nhận hàng trăm ca nhiễm. Tình hình chỉ được cải thiện khi địa phương xét nghiệm nhiều lần, chuyển từng đợt công nhân từ thôn Núi Hiểu đến các khu cách ly tập trung khác để giảm mật độ.

Vì vậy, ông Lê Ánh Dương cho rằng để cách ly F1 tại nhà có hiệu quả, cần áp dụng công nghệ, như vòng đeo tay có định vị để giám sát. Hiện tỉnh đang thí điểm cách ly 8 F1 tại nhà ở huyện Lục Ngạn. Đây đều là các nhà dân ở huyện miền núi, cách xa nhau, có nhà rộng, phòng riêng cho người cách ly. Địa phương huy động tổ Covid-19 cộng đồng và người dân địa phương để giám sát.

Tuy nhiên, ông Dương còn băn khoăn, nếu F1 cách ly tại nhà ít, thì địa phương mới đủ lực lượng giám sát; khi số lượng quá nhiều, rất khó đủ người đáp ứng công việc này.

Đề xuất cách ly F1 tại nhà được Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn nêu tại cuộc họp Ban chỉ đạo chống dịch TP HCM ngày 25/6. Số lượng F1 tăng nhanh khiến một số cơ sở cách ly của thành phố gặp khó khăn.

Hai ngày sau 27/6, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn, quy định F1 được cách ly tại nhà 28 ngày. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho rằng hướng dẫn của Bộ Y tế "có những quy định hết sức nghiêm ngặt, không phải nhà nào cũng đủ điều kiện". Vì vậy, thành phố cần từng bước thí điểm. Sở Y tế đã giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) tham mưu cho lãnh đạo thành phố xem xét quyết định.

Viết Tuân

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 19 tháng 9 năm 2024, thứ năm