Ngày 04 tháng 12 năm 2021 thứ bảy
Ngày 04 tháng 12 năm 2021 thứ bảy MÙNG MỘT THÁNG MỘT TÂN SỬU, nhiệt độ
24->12 độ, độ ẩm 74% NGÀY NHẬN LƯƠNG CUỐI NĂM 2021, BÀ CHỦ LÊN ĐÌNH ÔNG NHẬN
THAY, ngõ Vườn Hoa Vạn Xuân của tôi vẫn trong phong tỏa cách ly y tế 4
người do chị Hạnh-Hòa đi Thanh Sơn ăn cưới về mua gói bỏng ngô tâm sự với 3 chị
khác trong ngõ, với bà Thức do cho Hạnh bát canh bí nên theo lời khai của Hạnh
3 người nữ giới trên cách li y tế tại Xuân Khanh 3 người một phòng, trong 14 hộ trong đó chị Hương
liền kề nhà chị Tân, anh Châu di tản người
trước khi phong tỏa, nhà chị Lợi lùn chỉ dùng làm kho & nơi xản suất hàng ốc
nóng ngoài đầu ngõ cùng hàng Trang béo con dâu của bà Thà, ông Phong, như vậy
chỉ có 11 hộ sáng đèn khi đêm về với 48 người. Sáng nay trời có lạnh hơn &
sáng muộn nên gần 6h tôi đi thể dục 60 bước chân từ nhà 12 Đào Ngọc Bình vào
nhà 18 anh Hòa-Hạnh, sau nửa giờ về tổng vệ sinh sân, ngõ, dọn sân vườn chuối,
trồng mấy cây xả để gây giống, sinh hoạt, trang trí nhà vườn. 9h đã thắp hương
xong chuyển đồ lễ xuống phòng khách, Bà chủ hỏi nơi cất để mang sổ hưu nhận tiền,
tôi nhắc khi nào thuận tiện vào lấy đồ đã cúng về cho các cháu dùng.Đã chỉnh lại
hai vòi xịt WC tránh giò rỉ nước sạch & nạo vét miệng &đáy
cổ ngỗng bị nước tiểu bám dính lâu ngày từng mảng gây bẩn. Chiều 14h lại vào vườn chuối dọn vệ sinh cho vừa mắt, dự kiến nấu
cơm muộn để có thời gian đi dạo tối.
Khởi công dự án bảo tồn, tôn tạo di tích cấp quốc gia đền Hạ
(HNMO) - Sáng 4-12, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Ba Vì tổ chức khởi công dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích đền Hạ. Đây là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, thuộc quần thể di tích Tản Viên Sơn Thánh, thuộc xã Minh Quang (huyện Ba Vì, Hà Nội).
Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội; Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo, Thiếu tướng - Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Nguyễn Quốc Duyệt; lãnh đạo một số sở, ngành, huyện Ba Vì và cán bộ, nhân dân địa phương.
Dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích đền Hạ nhằm đáp ứng mong đợi của người dân; không chỉ có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, mà còn có ý nghĩa tâm linh. Dự án là sự cụ thể hóa tinh thần chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng với quyết tâm tập trung tôn tạo và phục dựng những di tích quan trọng nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống văn hóa, lịch sử, tạo tiền đề và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Trong dự thảo Nghị quyết chuyên đề về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" vừa được Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (khóa XVII) thông qua tại Hội nghị lần thứ sáu, “du lịch văn hóa” là 1 trong 6 lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm được Hà Nội xác định để phát triển công nghiệp văn hóa với mục tiêu đóng góp 4-5% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) vào năm 2025, tăng lên 7% vào năm 2030 và 10% vào năm 2045.
Theo sách "Sơn Tây tỉnh địa chí" của Phạm Xuân Độ, đền Hạ gọi là Tây cung thờ Tam vị Thượng đẳng: Tản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn Đại Vương và Quý Minh Đại Vương.
Tương truyền, thuở nhỏ, ba anh em Sơn Tinh từ động Lăng Sương sang núi Ngọc Tản kiếm củi, nhiều hôm trời tối không về kịp, phải đốn cây rừng dựng lều ngủ lại. Sau khi được bà Ma Thị Cao Sơn ở núi Tản Viên di chúc để lại toàn bộ tài sản, Sơn Tinh về núi Ngọc Tản lập cơ nghiệp, dạy dân trồng lúa, trị thủy, chữa bệnh, đánh đuổi giặc ngoại xâm. Về sau, nhân dân đã xây dựng đền ngay tại nơi đây để thờ Ngài và gọi là đền Hạ để tưởng nhớ, ghi nhận công ơn.
Đền Hạ có kiến trúc hình chữ Công, theo thế tựa lưng vào núi Ba Vì, quay mặt nhìn ra phía sông Đà. Ngoài sân có tấm bia đá ghi dòng chữ "Tản Viên từ ký" (ghi chép về đền thờ Tản Viên), dựng vào năm Tự Đức thứ nhất (1848) triều Nguyễn. Nội dung bia cho biết đền Hạ được xây dựng quy mô lớn, vua Tự Đức đã cấp 2.000 quan tiền để xây dựng đền.
Đền Hạ còn có tên gọi là "Đền năm dân" tức là do 5 dân (dân Trung Nghĩa thuộc Tổng Tu Vũ, dân Đồng Luận, Lương Khê, Đan Thê, Thạch Xá thuộc Tổng Lương Truyền) phụng thờ.
Do được xây dựng cách đây cả trăm năm, chịu tác động của thời tiết, đền Hạ bị xuống cấp ngày càng nghiêm trọng. Năm 1993, nhân dân địa phương và thập phương công đức đã thực hiện tu bổ đền Hạ, nhưng hiện nay, công trình tiếp tục xuống cấp.
Về giá trị, đền Hạ được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 2008. Năm 2018, liên quan đến đền, tục thờ Viên Sơn Thánh được công nhận là di sản phi vật thể cấp quốc gia.
Dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích đền Hạ được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, do UBND huyện Ba Vì làm chủ đầu tư. Trước khi khởi công, dự án đã được thực hiện một phần nhờ kinh phí chủ yếu từ xã hội hóa. Phần chưa hoàn thành được khởi công thực hiện lần này có tổng mức đầu tư là gần 30 tỷ đồng, gồm các hạng mục: Nhà mẫu, nhà tả hữu vu, nhà bia, nhà hòm đòn, nhà khách, nghi môn nội, hệ thống sân đường bãi đỗ xe. Đơn vị trúng thầu thi công là Công ty TNHH Mạnh Quân (trụ sở tại xã Cam Thượng, huyện Ba Vì). Thời gian thi công khoảng 1 năm, dự kiến hoàn thành vào ngày 30-12-2022.
(HNM) - Kết thúc đợt giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 11/2012/NQ-HĐND, Thường trực HĐND thành phố nhận định, công tác đầu tư nguồn lực …
Nhận xét
Đăng nhận xét