Ngày 06 tháng 12 năm 2021 thứ hai,
Ngày 06 tháng 12 năm 2021 thứ
hai, nhiệt độ 25->13 độ, độ ẩm 9%, ngõ Vườn Hoa Vạn Xuân vẫn trong phong tỏa cách ly y tế 11
hộ cuối ngõ, 4 người cách ly F0-1 tại Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều
trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội, phường Xuân
Khanh. Sáng nay trời có lạnh & nên gần 6h tôi đi thể dục 60 bước chân
trong khu phong tỏa cùng ông Tuấn cuối ngõ, sau nửa giờ về tổng vệ sinh sân, ngõ
& trang phục vì hôm nay trời nắng. Tiếp tục công việc dọn đồ trong bếp
& phòng khách, vứt đi những thứ không cần cho gia đình ra công ty vệ sinh
chuyển đi cho gọn gàng trong nhà, xếp sắp lại để đồ dễ thấy, dễ lấy, dễ sử dụng,
tránh bỏ quên đồ quá hạn lại thành rác. Vào 10h tạm nghỉ dọn đồ trên phòng
ngoài tầng 2 bỏ tiếp đồ chơi đồ dùng không cần sử dụng, bỏ đi tới 2 tải to mà
chưa xong phải để chiều làm tiếp ra tét Covid-19 với 2 cán bộ nữ TTYT trang bị
quần áo bảo vệ mầu trắng từ đầu tới chân, tiếp tục lấy mẫu lần thứ 3 ở mũi bên phải,
Chiều nay 14h dọn xong trên tầng 2, đưa 2 tải rác lớn ra đầu nhà 12 để 18h chiều
nay công nhân MTĐT đã chuyển 1 tải đi vì nặng & xe đã đầy, Hai giờ chiều Hạnh
hỏi việc tét Covid-19 sáng nay, việc con gái lớn chị Hạnh anh Hòa F0, dân phát
hiện cháu này đã đi cách ly chiều nay, tôi cắm lại hệ thống dây máy PC để tiện
sử dụng. Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội đã giảm mức đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp hàng tháng xuống còn 7,4%, thay vì mức đề xuất trước
đó là 11% từ ngày 1.1.2022. Vào 18h hai bà cháu Hà Vy gọi điện
cũng biết có F0 mới, Hà Vy khoe mẹ mua cho nhiều đồ dùng học tập mới
CÁCH LY Y TẾ
Một
tuần phong tỏa đã trôi qua
Ban
ngày, ngõ vài người lại qua
Đêm
về, đèn sáng nhưng cổng đóng
Thì
thầm to nhỏ, chuyện gần xa
Cùng
với tâm trạng lo cách li
Sức
khỏe người già, lũ trẻ kia
Làm
sao để có người chăm sóc
Mười
bốn ngày sao nó dài ghê
Cái
gì lúc này cũng thấy cần
Nay
gửi mai nhờ mãi hết lân
Đi
thì không được, tiền cạn túi
Thôi
thì gắng chịu, đến hết tuần…
Ngày 06/12/2021
F0 cộng đồng tăng, Hà Nội cho phép dừng dịch vụ ăn uống theo cấp độ
Trên cơ sở đánh giá cấp độ dịch ở quy mô cấp xã, phường… Hà Nội cho phép chính quyền sở tại hạn chế/dừng hoạt động các dịch vụ không thiết yếu trên địa bàn tùy theo cấp độ dịch.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành văn bản số 4358/UBND-KGVX về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo phương châm "4 tại chỗ".
Nội dung văn bản thể hiện, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố trong những ngày gần đây có diễn biến rất phức tạp, với số lượng mắc mới ngoài cộng đồng tiếp tục tăng cao.
UBND thành phố đề nghị UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn khẩn trương triển khai trạm y tế lưu động để thu dung, cách ly, quản lý, theo dõi, điều trị F0 tại nhà và tại các cơ sở thu dung theo văn bản có liên quan.
Bên cạnh đó, Hà Nội đề nghị các địa phương thành lập Tổ hỗ trợ theo dõi người mắc Covid-19 tại nhà để hỗ trợ cho các trạm y tế lưu động, gồm các lực lượng tình nguyện của phụ nữ, đoàn Thanh niên, sinh viên, giáo viên... (tuổi dưới 50, đã được tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19)
Các lực lượng này sẽ thực hiện nhiệm vụ: Tiếp nhận thông tin từ người mắc Covid-19 tại nhà theo quy định; lấy mẫu xét nghiệm, hướng dẫn các biện pháp thực hiện cách ly tại nhà, ghi chép các thông tin nhận được từ người cách ly tại nhà; thông báo ngay cho cán bộ y tế của trạm y tế lưu động và các nhiệm vụ khác được giao; được hưởng các chế độ phòng, chống dịch theo quy định từ nguồn ngân sách địa phương theo phương châm "4 tại chỗ".
Đối với trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã sẽ chịu trách nhiệm tập huấn, hướng dẫn cho tổ hỗ trợ theo dõi người mắc Covid-19 tại nhà để theo dõi sức khỏe cho F0 tại nhà.
UBND TP Hà Nội cũng đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, tiếp tục triển khai có hiệu quả việc cách ly tại nhà cho đối tượng tiếp xúc gần (F1) theo hướng dẫn của thành phố và theo Công văn số 5599/BYT-MT của Bộ Y tế.
Đặc biệt, các địa phương cũng căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP và Quyết định số 4800/QĐ-BYT để đánh giá cấp độ dịch tại địa phương trên quy mô xã, phường, thị trấn và nhỏ nhất có thể để kịp thời điều chỉnh, bổ sung các biện pháp hành chính phù hợp bảo đảm công tác phòng, chống dịch theo từng cấp độ.
Biện pháp hành chính phù hợp bao gồm cả việc hạn chế/dừng hoạt động các dịch vụ không thiết yếu trên địa bàn tùy theo cấp độ dịch (như các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, các hoạt động, sự kiện tập trung đông người...).
Nguyễn Trường
Nhận xét
Đăng nhận xét