Ngày 12 tháng 12 năm 2022 thứ hai,


 

Ngày 12 tháng 12 năm 2022 thứ hai, trời vẫn còn rét đậm nhưng tạnh mưa nhiệt độ 12-20 độ C, độ ẩm 58%.Vào 4:47 tôi dậy thể dục quanh ngách 25 ngõ 3, nơi giáp ranh với khu biệt thự Phú Thịnh có 2 hàng cháo lòng ăn sáng, tiếp tục đi bộ qua Đinh Tiên Hoàng, Phùng Hưng, Phó Đức Chính, vườn hoa Vạn Xuân, sau đó qua Lê Lợi rẽ ngõ ba về nhà trước 6h. Sáng nay mẹ Quỳnh đi làm ca 6h, 6:30 tôi đun nước pha trà rồi cùng Hà Vy đi học như mọi ngày, trong khi bà nội sang chợ Phú Hà, Kiên dậy đi vệ sinh rồi lại nằm tiếp ít phút sau bà về làm vệ sinh cá nhân, ăn sáng rồi 8h đi học cùng bố Thao. Để làm thẻ CCCD ông Cường đã lên Sơn Tây từ hôm qua, nhưng lại quên mang sổ hộ khẩu của bà Loan, khi chúng tôi ra CA phường gặp Cương ở phòng tiếp dân, anh Cương cho biết do ông Cường không còn nhà ở ST nên không nhập khẩu & làm thẻ được, ông Cường nghe thế nên về ngay, tìm phương án ra CA Sơn Tây làm trực tiếp sau. Tranh thủ thời gian dỗi tôi ra thư viện trả 7 cuốn sách & mượn mới 7 cuốn khác. Tiếp tục chỉnh sửa danh bạ nhóm 13 Ninh Tĩnh để lưu trên Email cho tiện sử dụng, tìm mua mũ nồi nam trên mạng Larada mức dưới 100k. Sang nay đi nộp tiền điện cho EVN.

Vỉa hè lát đá tiền tỷ thành nơi trông ô tô

Nhiều đoạn vỉa hè ở Hà Nội được lát đá khang trang, sạch đẹp nhưng lại để trông giữ ô tô. Thậm chí, có tuyến phố đang lát đá dở dang, bãi xe đã kẻ vạch ngay ngắn.

Phố Huỳnh Thúc Kháng (Thành Công, Ba Đình) có đến 400 mét vỉa hè được UBND quận Ba Đình cấp phép cho Công ty TNHH Một thành viên Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội trông giữ ô tô. Nhiều đoạn, xe đỗ thành hai hàng, chiếm hết lối đi dành riêng cho người khuyết tật.

Vỉa hè phố Huỳnh Thúc Kháng được cấp phép làm nơi trông ô tô
Vỉa hè được lát đá khang trang, sạch đẹp nhưng để  trông giữ ô tô
Nhiều đoạn vỉa hè, xe đỗ thành hai hàng, chiếm lối đi dành riêng cho người khuyết tật

Ông Dương Minh Triều (Khu tập thể B1, Huỳnh Thúc Kháng) cho rằng, nếu vỉa hè được quy hoạch là nơi trông giữ ô tô thì cần chọn vật liệu bền bỉ, ít vỡ hỏng.

“Mỗi ô tô nặng cả tấn lên, xuống khiến đá lát rất nhanh hỏng, vài ba năm lại phải thay mới như hiện nay thì rất lãng phí”, ông Dương Minh Triều nói.

Vỉa hè phố Giảng Võ (Ba Đình) cũng được cấp phép trông giữ ô tô. Tại đây, bãi xe có quy mô lớn hơn nhiều so với phố Huỳnh Thúc Kháng, thường xuyên có hàng trăm ô tô được trông giữ.

Anh Nguyễn Mạnh Thắng (Giảng Võ, Ba Đình) cho biết, trong 1 tháng trở lại đây, cơ quan chức năng đang cho lát lại đá vỉa hè trên tuyến phố này.

“Do nhiều ô tô đỗ trên vỉa hè nên đá lát ở đây thường xuyên bị nứt, vỡ. Đợt này, cơ quan chức năng cho thay mới đá lát hè nhưng đang thi công dang dở người ta đã kẻ vạch trông xe rồi”, anh Nguyễn Thắng bức xúc.

Ô tô chật kín vỉa hè phố Giảng Võ dù việc lát đá trên hè còn dang dở
Nhiều đoạn vỉa hè vừa thi công ô tô đã leo lên đỗ
Công nhân tiếp tục thay thế đá lát trên vỉa hè ở phố Giảng Võ

Tại quận Hoàn Kiếm, tình trạng ô tô đỗ trên vỉa hè cũng tồn tại ở phố Ngô Quyền, Hai Bà Trưng… Có thời điểm, xe đỗ thành hai hàng, chiếm trọn lối đi của người đi bộ. Vào cuối tuần, nhiều đoạn vỉa hè còn được UBND quận Hoàn Kiếm cấp phép cho trông giữ xe máy, mỗi bãi xe có quy mô hàng trăm chiếc.

Tại khu vực vỉa hè phố Ngô Quyền (đoạn trước vườn hoa Chí Linh), mỗi ngày có hàng nghìn lượt xe máy được trông giữ, đồng nghĩa với việc có hàng nghìn lượt xe máy trèo lên, xuống vỉa hè, nơi đã được lát đá tự nhiên.

Ô tô đỗ kín đoạn vỉa hè trên phố Ngô Quyền
 Vỉa hè tại phố Ngô Quyền (đoạn trước vườn hoa Chí Linh) cũng trở thành bãi trông giữ xe máy 
Mỗi ngày có hàng nghìn lượt xe máy đi lên, xuống vỉa hè tại phố Ngô Quyền
Vỉa hè nhiều nơi trở thành các điểm trông giữ xe máy vào ngày cuối tuần
Một lượng lớn xe cộ đi lên vỉa hè cũng là lý do khiến đá lát nhanh chóng xuống cấp

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, sau 6 năm triển khai kế hoạch cải tạo, đến nay các quận đã lát đá tự nhiên cho vỉa hè 255 tuyến phố, tập trung ở quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy và Tây Hồ. Tuy nhiên, đá lát tại các vỉa hè này lâm vào tình trạng xuống cấp, hư hỏng sau vài năm sử dụng.

Điều đáng nói, chi phí để chỉnh trang tuyến phố, lát vỉa hè dao động từ vài chục đến cả trăm tỷ đồng. Quận Thanh Xuân đã đầu tư hơn 100 tỷ đồng cho hạng mục vỉa hè, trong đó có lát đá ở đường Nguyễn Trãi. 

Tại quận Hoàng Mai, nơi từng bị Thanh tra thành phố Hà Nội chỉ ra bất cập trong thực hiện thay đá vỉa hè năm 2017, quận này đầu tư 10,76 tỷ đồng cải tạo đường Giải Phóng (đoạn từ phố Tương Mai đến đường Vành đai 3) với chiều dài 2,83km.

 

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy