Ngày 05 tháng 02 năm 2023 Chủ nhật

 


Ngày 05 tháng 02 năm 2023 Chủ nhật, LỄ HỘI ĐỀN VÀ RẰM THÁNG GIÊNG trời nồm nhiệt độ 24-20 độ C, độ ẩm 99%. Một đêm ít ngủ, lúc 3:45 nghe tiếng động đồng hồ phòng khách cứ nổ tạch tạch lien hồi, bốn giờ dậy chỉnh lại các kim nó lại chạy bình thường. Vào 5:00 tôi dậy thể dục quanh ngách 25 ngõ 3, nơi giáp ranh với khu biệt thự Phú Thịnh có 2 hàng cháo lòng ăn sáng, tiếp tục đi bộ qua Đinh Tiên Hoàng, Phùng Hưng, Phó Đức Chính, vườn hoa Vạn Xuân, sau đó qua Lê Lợi rẽ ngõ ba về nhà hơn 6h, thấy các đám nghênh kiệu có vài người trông coi, về ăn sáng cùng bà chủ món bún cá nhà Lý Ngoạn. Bà chủ sang chợ Phú Hà rồi chợ Đốc Ngữ sắm đồ để mẹ Quỳnh làm lễ cúng rằm tháng giêng tại nhà. Tối nay lúc 20h tôi vào mạng Shopify mua máy điện thoại A03s giá 2.820.000k qua máy Vietten, trước đó cũng mua của Lazada một bộ tô vít giá 44.000k cả hai loại đang chờ nhận hàng. Vào 7:30 tôi mượn xe bác Thao chở bình ắc quy xuống ông Vỹ Phụng Thượng để thay mới 4 quả pin, hơn 8h tôi xin phép về, thanh toán 1.400.000k, hơn 9h về đến ngã tư ngân hàng thì mưa to nặng hạt khoảng 10 phút, về đến nhà cũng là lúc mưa tạnh. Lúc này đám rước mọi người cũng chạy mưa, bà nội cùng chị Vy, bố Thao cùng em Kiên ướt hết về nhà thay đồ, sấy tóc, giặt trang phục. 11:30 cúng xong cả nhà cùng thụ lộc & đi nghỉ trưa, 15h mẹ Quỳnh cho chị Vy đi học tiếng Anh cô Thu 91 NQ, 16:30 tôi thu quần áo trên gác Kiên lên gọi ra vườn hoa Vạn Xuân chơi BẰNG XE ĐẠP ĐIỆN, ẮC QUY MỚI CĂNG ĐẦY, XE CHẠY KHỎE, sau đó mẹ Quỳnh nhờ đón chị Vy luôn, ngoài ngõ nhà ông Long-Hải cũng từ quê Thanh Trì mừng thọ 70 về đến nhà. Chiều nay hai chị em chơi cùng anh Quân, chị Su đến tối, sau ăn tối mẹ Quỳnh cùng chị Vy ôn bài đến 21h chuẩn bị sách vở ngày đầu tuần để sang mai đi học…

 

Độc đáo lễ rước kiệu Thánh Đền Và

Nguyễn Quý 
Chia sẻ   Zalo 

Kinhtedothi - Sáng 5/2, lễ rước kiệu Thánh từ Đền Và, thị xã Sơn Tây qua sông Hồng sang Đền Ngự Dội, huyện Vĩnh Tường đã diễn ra, thu hút hàng ngàn người dân và du khách.

Lễ rước kiệu Thánh đền Và diễn ra vào sáng 5/2.
Lễ rước kiệu Thánh đền Và diễn ra vào sáng 5/2.
 
 
 
 
 

Lễ hội Đền Và thị xã Sơn Tây diễn ra hai lần trong một năm, đó là lễ tháng giêng, từ 14 - 17/1 âm lịch và lễ hội Đả ngư diễn ra vào ngày 15/9 âm lịch. Trong đó, lễ hội tháng Giêng diễn ra quy mô, tổ chức long trọng.

Theo thông lệ, cứ 3 năm một lần vào các năm chẵn thì chính quyền và nhân dân lại tổ chức lễ chính, đó là vào các năm Tý – Ngọ - Mão – Dậu.

Vào dịp này, Nhân dân ở một làng, và 7 tổ dân phố thuộc các phường: Phú Thịnh, Viên Sơn và Trung Hưng, thị xã Sơn Tây và thôn Duy Bình, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) lại họp bàn cùng nhau để tổ chức lễ rước. Tâm điểm của lễ hội là lễ rước long ngai, bài vị của Tam vị từ Đền Và qua các phố của thị xã Sơn Tây và qua sông Hồng sang Đền Ngự Dội (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) để tế lễ.

Lộ trình rước Thánh trên sông đã hướng mũi tàu đủ 4 phương: Đông - Tây - Nam - Bắc. Sang đến bờ sông, Tam vị Đức Thánh Tản được rước vào Đền Ngự Dội cùng sự nghênh đón của nhân dân xã Vĩnh Ninh, đoàn rước nối dài từ bến sông vào tận cửa đền. Tại đây, đã tiếp diễn những nghi lễ truyền thống, đó là lễ Mộc Dục và lễ Tiến Đốn.

Kiệu bắt đầu xuất phát từ 5 giờ sáng. Quá trình đoàn rước kiệu từ sân đền qua các khu phố của thị xã Sơn Tây, mọi nhà và các đình - nơi kiệu đi qua, đều sắp sửa mâm lễ để nghênh kiệu; trẻ nhỏ, người lớn đều tranh thủ từng phút được chui qua kiệu để lấy phước cầu may. Các điểm ngã ba, ngã tư đường phố đoàn rước tiến hành nghi lễ quay kiệu.

Lễ hội Đền Và đến nay vẫn giữ gìn và phát huy được với các tập tục cổ, những quan hệ cộng đồng làng xã thấu tình đẹp nghĩa, tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp của người xưa để lại cho thế hệ con cháu ngày hôm nay. Những giá trị to lớn của lễ hội đền Và vẫn đang được chính quyền và nhân dân thị xã Sơn Tây đang cùng chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy để tồn tại mãi với thời gian.

Dưới đây là những hình ảnh độc đáo của lễ rước kiệu Thánh Đền Và diễn ra vào sáng 5/2

Kiệu bắt đầu xuất phát từ 5 giờ sáng, hàng ngàn người dân đi cùng đoàn hộ tống kiệu Thánh.
Kiệu bắt đầu xuất phát từ 5 giờ sáng, hàng ngàn người dân đi cùng đoàn hộ tống kiệu Thánh.
Kiệu được rước qua các khu phố của thị xã Sơn Tây.
Kiệu được rước qua các khu phố của thị xã Sơn Tây.
Kiệu Thánh đi qua không gian phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây.
Kiệu Thánh đi qua không gian phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây.
Đoàn rước kiệu nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt của người dân hai bên đường.
Đoàn rước kiệu nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt của người dân hai bên đường.
Mỗi khi đoàn rước qua đàn tế lớn, hoặc các ngã ba, ngã tư đường rộng sẽ tâng kiệu lên cao mấy nhịp và quay tròn mấy vòng.
Mỗi khi đoàn rước qua đàn tế lớn, hoặc các ngã ba, ngã tư đường rộng sẽ tâng kiệu lên cao mấy nhịp và quay tròn mấy vòng.
Hoà cùng tiếng hò reo là tiếng trống, tiếng chiêng thúc dồn dập, vang dội làm rạo rực lòng người đi rước kiệu.
Hoà cùng tiếng hò reo là tiếng trống, tiếng chiêng thúc dồn dập, vang dội làm rạo rực lòng người đi rước kiệu.
Kiệu Thánh được rước xuống bờ sông Hồng, có các đoàn thuyền chờ sẵn.
Kiệu Thánh được rước xuống bờ sông Hồng, có các đoàn thuyền chờ sẵn.
Kiệu Thánh vượt sông Hồng, qua bên kia sông là nơi có Đền Ngự Dội , huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Kiệu Thánh vượt sông Hồng, qua bên kia sông là nơi có Đền Ngự Dội , huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Lễ rước kiệu Thánh nói riêng và lễ hội Đền Và nói chung là di sản văn hóa phi vật thể vô cùng quý báu của thị xã Sơn Tây nói riêng và của TP Hà Nội nói chung.
Lễ rước kiệu Thánh nói riêng và lễ hội Đền Và nói chung là di sản văn hóa phi vật thể vô cùng quý báu của thị xã Sơn Tây nói riêng và của TP Hà Nội nói chung.

Đền Ngự Dội gắn liền với một sự tích đậm màu huyền thoại: Tương truyền, một ngày nọ, Đức Tản Viên Sơn đem đại binh rời non Tản vượt sông Hồng đi độ thế giúp dân và ngự lại trên cánh bãi Duy Bình. Thấy nơi đây trời đất giao hoà, đức ngài truyền sai hai thôn nữ đang cắt cỏ ven sông gánh nước dâng lên để Đức Ngài giội tẩy bụi trường chinh.

Vâng mệnh Đức Ngài nhưng cả hai thôn nữ cùng lo sợ vì họ chỉ có đôi sọt tre, làm sao gánh được nước? Biết vậy, Đức Ngài truyền: Cứ vợi nước đi, khắc được nước. Thật lạ lùng, đôi sọt tre dân đã ấy gánh được nước sông Hồng, không trào một giọt, không sánh một li. Hai thôn nữ biết vị tướng oai phong, lẫm liệt trước mặt mình là Đức Tản Viên Sơn có phép nhiệm mầu.

Tin ấy loan truyền khắp dân làng Duy Bình, mọi người tưng bừng kéo nhau ra dâng lễ. Đức Ngài cho phép dâng lễ sống để kịp giờ quân trẩy. Ngày đó nhằm vào rằm tháng Giêng năm Tý, nhân dân lập đền thờ Đức Ngài và lấy tên đền Ngự Dội với hàm ý Đức Thánh Tản đã ngự và tắm giội tại đây.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy