Ngày 11/6/2023 Chúa Nhật
Ngày 11/6/2023 Chúa Nhật độ ẩm 59%, nhiệt độ 37-27 độ C, theo KTTV đợt nắng
nóng này kéo dài cả tuần sau, chúng
tôi tập Bài Tập Vẩy Tay Trị Bệnh Thần Kỳ - Đạt Ma Dịch Cân. Vào 4:45 tôi dậy thể dục như mọi ngày, qua hai quán cháo
lòng rồi bách bộ qua Phú Hà-Đinh Tiên Hoàng-Phùng Hưng-Phó Đức Chính-Lê Lợi rẽ
ngõ 3 về nhà, sau khi nghỉ ngơi thay đồ tắm giặt rồi ăn
sáng, chờ bà chủ đi chợ về tôi sang nhà Hải sắt uống trà cùng ông Ngọc, sau
tiệc trà ông Ngọc về quê ăn cỗ, qua ông Việt được biết chiều qua đình Hậu Ninh
đã đổi đất nhà 13/3/LL cho ông Việt bà Liên liền kề với đất đình với giá các là
700 triệu để họ xây nhà ở trong 4 tháng sẽ bàn giao trả đất (trước đó năm 2005 việc đổi đất ghi sẵn tên
chủ Việt - Liên vào GCNQSDĐ tại nhà 13/40 chờ cho đến nay mới thành công).
Hôm nay các bạn nhỏ vẫn ở trong ông bà ngoại chơi cuối tuần, chắc chiều muộn
tắt nắng sẽ về để NGẠC NHIÊN VỚI CÁI TỦ BA BUỒNG MỚI & chuẩn bị cho buổi
học hè tại Họa Mi & học bơi tuần thứ 2 của chị Vy & em Minh tại bể bơi
Sơn Tây.Chiều nay 18h bác Thao vào trong Xuân Sơn & có lẽ ăn tối cùng vợ con
trong Z175 khoảng 20h tối mới về.
Bộ trưởng Tô Lâm: Hàng trăm ngàn người không có giấy tờ tùy thân ở ngay Hà Nội, TP HCM
(NLĐO)- Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết nhiều người thuộc nhóm yếu thế không có giấy tờ tuỳ thân gây khó khăn cho công tác quản lý, bản thân họ cũng chịu nhiều thiệt thòi
Thảo luận tại tổ về dự án Luật Căn cước ngày 10-6, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm dành khá nhiều thời gian để nói về mục tiêu xây dựng luật này.
Tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, bảo vệ người dân là các mục tiêu quan trọng mà Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh khi xây dựng Luật Căn cước.
Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thảo luận tổ sáng 10-6
Theo Bộ trưởng Tô Lâm, bảo vệ người dân mang nhiều ý nghĩa. Trước đây, đối với những trường hợp người già, trẻ em đi lạc, chúng ta rất khó trong việc xác định nhân thân của họ vì thiếu giấy tờ.
Qua quá trình làm căn cước công dân cho người dân, lực lượng công an phát hiện có cả triệu người dân không có bất cứ thứ giấy tờ nào, họ đa phần thuộc nhóm người yếu thế trong xã hội. "Kể cả trong thống kê dân số cũng không có vì họ không có giấy tờ gì cả, không có căn cước, không hộ khẩu. Một con số rất đáng buồn. Từ trước đến giờ chúng ta nói hệ thống quản trị rất chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, nhưng bỏ lọt là rất nhiều, hàng triệu người"- Bộ trưởng công an nhấn mạnh.
Ở vùng sâu, vùng xa, từ thực tế tiếp cận của lực lượng công an, Đại tướng Tô Lâm cho biết có những người chưa bao giờ đi ra khỏi nhà mình, chưa bao giờ đi ra khỏi làng, bản. "Họ chủ yếu là người yếu thế, người già không nơi nương tựa, người ốm đau bệnh tật kéo dài, người tàn tật. Họ chỉ quanh quẩn trong ngôi nhà của họ, không có nhu cầu kết nối xã hội, chưa từng đi đâu, chưa từng được chụp ảnh. Có những trường hợp rất xúc động, những cụ già đến chụp ảnh làm căn cước công dân, các cục nói tôi 70 tuổi rồi, chưa bao giờ được chụp một cái ảnh" - Đại tướng Tô Lâm cho biết.
Đó là thực tế ở vùng sâu, vùng xa, nhưng ngay ở Hà Nội, TP HCM, Đại tướng Tô Lâm cho hay "ở thành phố sôi động" cũng có hàng trăm ngàn người chưa có các loại giấy tờ tùy thân. "Họ là ai?"- Bộ trưởng đặt câu hỏi tại phiên thảo luận.
Bộ trưởng Bộ Công an cho biết đó là những người từ nhiều vùng đất nước đến Hà Nội để kiếm sống đã hàng chục năm nay. "Từ cậu bé đi đánh giày ra thành phố, lớn lên trưởng thành ở Hà Nội đến những người bán hàng rong, đi làm mướn. Cuộc sống của họ chỉ kiếm ăn qua ngày, ngủ ở nhà trọ, cầm cầu hoặc bất cứ chỗ nào đấy" - Bộ trưởng thông tin về thực tế.
Rồi những người từ quê ra thành phố cũng lập gia đình, sinh con đẻ cái. Theo Bộ trưởng Tô Lâm, các cháu sinh ra vẫn theo số phận bố mẹ, không có hộ khẩu, không có giấy tờ, không được đi học. Cứ như vậy, khi lớn lên lại tiếp tục đánh giày, lại đi vào cuộc sống khó khăn như bố mẹ đã từng. "Nếu chúng ta không đưa vào quản lý, tạo điều kiện cho họ thì sẽ bất cập. Qua đại dịch COVID-19 đã bộc lộ việc đó" - Bộ trưởng Bộ Công an cho hay.
Chính nhờ công tác quản lý dân cư, triển khai cấp thẻ căn cước và hiện đại hóa việc quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư nên đã phát hiện ra những bất cập nêu trên, những khó khăn của người dân. "Đó là mục tiêu là để bảo vệ nhân dân, ý nghĩa này là rất lớn" - Đại tướng Tô Lâm nhấn mạnh.
Với việc quản lý tận gốc, người dân có địa vị pháp lý, danh tính rõ ràng nên các giao dịch của người dân, doanh nghiệp ngày càng thuận lợi hơn. Bộ trưởng Bộ Công an cho biết hiện xử lý các thủ tục hành chính trên môi trường mạng đang giúp tiết kiệm số tiền rất lớn cho bản thân người làm thủ tục, cho công tác quản lý nhà nước.
Bộ trưởng Tô Lâm dẫn chứng việc cấp hộ chiếu hiện nay đã làm hoàn toàn trên môi trường mạng, người dân có thể ngồi tại nhà thực hiện các thủ tục, hộ chiếu gửi về tận nơi. Thay vì trước đây, người dân phải xếp hàng chờ đợi, gửi tập hồ sơ dày từ xác nhận của cảnh sát khu vực, UBND phường, các loại giấy tờ khác mới đủ điều kiện.
Đối với một số ý kiến băn khoản về bảo đảm an ninh, an toàn thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Đại tướng Tô Lâm cho biết mỗi ngày có cả ngàn cuộc tấn công, xâm nhập nhưng không vượt được qua hệ thống bảo vệ. Bộ trưởng khẳng định "việc bảo vệ cơ sở dữ liệu đang rất chắc chắn".
Cũng theo Bộ trưởng Tô Lâm, lực lượng công an phấn đấu trước ngày 30-7, mọi người dân theo đúng độ tuổi quy định đều được cấp thẻ căn cước công dân. Vừa qua, Bộ Công an mới biểu dương 19 tỉnh, thành phố hoàn thành 100% cấp thẻ căn cước công dân.
Nhận xét
Đăng nhận xét