Ngày 25 tháng 05 năm 2024 thứ bảy,
Ngày 25
tháng 05 năm 2024 thứ bảy, nhiệt độ 31-26 độ, độ ẩm 87% thời tiết đã chuyển
sang mát hơn. Vào 3h sáng trời mưa đến sáng rõ nên việc thể dục được nghỉ. Sáng nay bà chủ
mua bún nhà Lý Ngoạn, ăn xong tôi sang nhà Hải sắt uống trà cùng ông Ngọc, ít
phút sau ông Chu Tiến đến trả thang rút INOX đã chữa ong với giá 100 ngàn tiền
công, tôi cám ơn & mang thang về cùng bác Thao kiểm tra nó hoạt động bình
thường. sớm nay mẹ quỳnh 7h vào cơ quan, 8h bố Thao cho Kiên đi học ngoài ngõ 2
đường Phù Sa, đến 20h đón Kiên về, sau đó bố chở hai chị em mang theo sách vở vào
ông bà ngoại chơi. Bà nội trưa nay về sớm nấu cơm trưa, TÔI LÊN PC VIẾT BÀI
& NGHE ÔNG Bích hát trên mạng xã hội.
Bảo tồn và phát huy giá trị của Cổng Morocco ở Việt Nam
Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Morocco và UBND huyện Ba Vì cùng phối hợp để đề xuất Cổng Morocco - biểu tượng quan hệ hai nước trở thành một điểm di tích.
Chiều 24/5, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm, Chủ tịch Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Morocco cùng các thành viên Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Morocco đã đến thăm, làm việc với UBND huyện Ba Vì (Hà Nội) để bàn về phương án bảo tồn, tu sửa Cổng Morocco trên địa bàn huyện.
Đầu thế kỷ 20, nhiều thanh niên Morocco buộc phải gia nhập những đội quân viễn chinh sang xâm chiếm, đàn áp các phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam. Nhưng họ quay sang ủng hộ và sát cánh cùng người dân Việt Nam đánh đuổi quân xâm lược.
Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 300 chàng trai Morocco cùng 100 công nhân Việt Nam tới vùng núi Ba Vì khai hoang, mở nông trường. Tại đây, họ đã xây dựng Cổng Morocco như một công trình biểu tượng cho tình yêu của họ dành cho Việt Nam, thể hiện mong muốn coi Việt Nam như quê nhà.
Cổng này hiện nằm trên đất của gia đình ông Nguyễn Văn Thành - từng là nhân viên nông trường Việt - Phi. Cuối năm 1992, gia đình ông Thành được chia đất, công trình Cổng Morocco nằm trên phần đất được chia này.
Tại cuộc làm việc, Thứ trưởng Phan Tâm đã thông tin sơ bộ về quan hệ Việt Nam và Morocco, đặc biệt là trong hợp tác kinh tế, giao lưu nhân dân.
Thứ trưởng nhấn mạnh, Cổng Morocco là biểu tượng trong quan hệ hai nước, không chỉ mang giá trị lịch sử mà còn thể hiện tính đoàn kết quốc tế giữa Việt Nam với Morocco nói riêng và với các nước châu Phi nói chung.
Cách đây 6 năm Cổng đã được TP Hà Nội cùng Đại sứ quán tổ chức trùng tu nhưng qua thời gian công trình dần xuống cấp, hoang hóa. Thứ trưởng gợi mở ngoài việc tu bổ thì còn cần hướng đến khai thác, phát huy giá trị lịch sử để Cổng Morocco trở thành địa chỉ văn hoá để tham quan, tìm hiểu.
Về trùng tu Cổng Morocco, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng đề xuất xã hội hóa để có nguồn kinh phí. Cổng hiện đang ở vị trí đất thuộc nông trường đã được tư nhân hóa, không do huyện quản lý. Vì thế huyện muốn đưa khu vực này về cho huyện, xã quản lý về mặt nhà nước, từ đây sẽ thuận lợi hơn trong tu sửa, bảo vệ, để Cổng Morocco trở thành một điểm di tích.
Địa phương mong muốn được các chuyên gia, các nhà chuyên môn vào cuộc, thu thập thông tin, ghi nhận và hình thành hồ sơ để trình lên cấp có thẩm quyền quyết định công nhận Cổng Morocco là một di tích
Nhất trí các ý kiến đề xuất, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm cho rằng, cần huy động các nguồn xã hội hóa hiện có để tu sửa Cổng. Thứ trưởng đề nghị huyện Ba Vì sớm lập hồ sơ để trình TP Hà Nội và các cơ quan liên quan công nhận đây là di tích. Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Morocco sẽ hỗ trợ huyện trong quá trình lập hồ sơ, khi đã được công nhận di tích thì việc bố trí nguồn lực tu sửa sẽ thuận lợi hơn.Thứ sáu, 24/05/2024 - 23:13
Bảo tồn và phát huy giá trị của Cổng Morocco ở Việt Nam
Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Morocco và UBND huyện Ba Vì cùng phối hợp để đề xuất Cổng Morocco - biểu tượng quan hệ hai nước trở thành một điểm di tích.
Chiều 24/5, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm, Chủ tịch Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Morocco cùng các thành viên Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Morocco đã đến thăm, làm việc với UBND huyện Ba Vì (Hà Nội) để bàn về phương án bảo tồn, tu sửa Cổng Morocco trên địa bàn huyện.
Đầu thế kỷ 20, nhiều thanh niên Morocco buộc phải gia nhập những đội quân viễn chinh sang xâm chiếm, đàn áp các phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam. Nhưng họ quay sang ủng hộ và sát cánh cùng người dân Việt Nam đánh đuổi quân xâm lược.
Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 300 chàng trai Morocco cùng 100 công nhân Việt Nam tới vùng núi Ba Vì khai hoang, mở nông trường. Tại đây, họ đã xây dựng Cổng Morocco như một công trình biểu tượng cho tình yêu của họ dành cho Việt Nam, thể hiện mong muốn coi Việt Nam như quê nhà.
Cổng này hiện nằm trên đất của gia đình ông Nguyễn Văn Thành - từng là nhân viên nông trường Việt - Phi. Cuối năm 1992, gia đình ông Thành được chia đất, công trình Cổng Morocco nằm trên phần đất được chia này.
Tại cuộc làm việc, Thứ trưởng Phan Tâm đã thông tin sơ bộ về quan hệ Việt Nam và Morocco, đặc biệt là trong hợp tác kinh tế, giao lưu nhân dân.
Thứ trưởng nhấn mạnh, Cổng Morocco là biểu tượng trong quan hệ hai nước, không chỉ mang giá trị lịch sử mà còn thể hiện tính đoàn kết quốc tế giữa Việt Nam với Morocco nói riêng và với các nước châu Phi nói chung.
Cách đây 6 năm Cổng đã được TP Hà Nội cùng Đại sứ quán tổ chức trùng tu nhưng qua thời gian công trình dần xuống cấp, hoang hóa. Thứ trưởng gợi mở ngoài việc tu bổ thì còn cần hướng đến khai thác, phát huy giá trị lịch sử để Cổng Morocco trở thành địa chỉ văn hoá để tham quan, tìm hiểu.
Về trùng tu Cổng Morocco, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng đề xuất xã hội hóa để có nguồn kinh phí. Cổng hiện đang ở vị trí đất thuộc nông trường đã được tư nhân hóa, không do huyện quản lý. Vì thế huyện muốn đưa khu vực này về cho huyện, xã quản lý về mặt nhà nước, từ đây sẽ thuận lợi hơn trong tu sửa, bảo vệ, để Cổng Morocco trở thành một điểm di tích.
Địa phương mong muốn được các chuyên gia, các nhà chuyên môn vào cuộc, thu thập thông tin, ghi nhận và hình thành hồ sơ để trình lên cấp có thẩm quyền quyết định công nhận Cổng Morocco là một di tích
Nhất trí các ý kiến đề xuất, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm cho rằng, cần huy động các nguồn xã hội hóa hiện có để tu sửa Cổng. Thứ trưởng đề nghị huyện Ba Vì sớm lập hồ sơ để trình TP Hà Nội và các cơ quan liên quan công nhận đây là di tích. Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Morocco sẽ hỗ trợ huyện trong quá trình lập hồ sơ, khi đã được công nhận di tích thì việc bố trí nguồn lực tu sửa sẽ thuận lợi hơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét