Hôm nay ngày 10 tháng 8 năm 2024
Hôm nay ngày 10 tháng 8 năm 2024 thứ bảy, thời tiết 27-37 độ, độ ẩm 77%
TRỜI NẮNG NÓNG, vào 4:40 như mọi ngày, tôi dậy làm vệ sinh cá nhân, sau đó đi
thể dục quanh ngách 25/3 Lê Lợi tiếp giáp với khu đô thị Phú Thịnh trên đường
Phú Hà. Sáng nay tôi về qua 133 Lê Lợi như mọi ngày để ăn sáng BÀ CHỦ MUA BÊN
Lý Ngoạn, sau đó sang nhà Hải sắt uống trà, cài đặt lại BÀN PHÍM cho máy SAMSUNG của ông Ngọc. Sau 1 ngày
uống thuốc tây trị GUT sáng hôm qua ngay từ khi chớm đau đã đỡ ngay, sáng nay
tôi ngừng thuốc chuyển sang uống NƯỚC TRÀ LÁ TÍA TÔ thay trà trong ngày. Vào 6h
mẹ quỳnh đi làm ca một, chị Vy ăn sáng & cùng ông đặt lại nic vuhavy047@gmail.com: tên HÀ VY VŨ 1947vuvanquang.
Hai chị em Kiên cùng ông bà chơi trong nhà để tránh nắng nóng. Vào 9:30 chị
Vy xin phép sang bên Trạng Trình chơi với bạn gái COCA nhưng bạn không có nhà
nên chị về ngay để thưởng thức kem trong tủ của nhà. Lát sau hai mẹ con Duy
sang chơi, cũng là lúc mẹ Quỳnh gọi về nhắc chị Vy đi ôn bài tiếng Anh để chiều
nay đi học, một lát sau bà nội về nấu cơm, nhắc Vy tắt điều hòa để trưa sau khi
ăn cơm ba bà cháu cùng dùng nghỉ trưa trong oi & nóng. Trưa nay hơn 12h
chú Hải Hạnh gọi điện để tạm lưu kho một xe lôi hàng của Shopee, gần 15h bạn
Kiên đến lấy mấy gói hàng chuyển nhầm. HÔM NAY CHỊ VY ĐI HỌC TIẾNG ANH Ở 91 NQ
CÔ THU BẰNG XE ĐẠP CÓ RỎ ĐỰNG CẶP PHÍA SAU ĐÈO HÀNG CỦA XE MINI. Vào 17h chị Vy
tự đi xe đạp sau tan học tiếng Anh ở 91 NQ về được em Ổi sang mời chơi phun nước,
Vy về lấy máy A134 nhờ cô Mỵ quay 3 Vidio, lát sau mẹ Quỳnh gọi điện nhắc cháu
chuẩn bị đồ dùng để ông ngoại cho hai chị em vào Z175 chơi lúc 17:30.
Bật mí thú vị về chiếc vé "rất Hà Nội" của tàu điện Nhổn gây sốt mạng
(Dân trí) - Trên mạng xã hội, những bài viết về chiếc vé "rất Hà Nội" của metro Nhổn - Ga Hà Nội trở thành một trào lưu gây sốt. Vé được thiết kế hình tròn, có hình ảnh Khuê Văn Các.
Vé tàu Nhổn - Ga Hà Nội gây sốt mạng
Nghe tin tuyến đường sắt đô thị trên cao Nhổn - Ga Hà Nội vận hành thương mại từ ngày 8/8, Đức Anh (29 tuổi, quận Cầu Giấy) có mặt tại nhà ga từ sáng sớm.
Sau khi xếp hàng, anh tỏ ra bất ngờ khi nhận vé tàu hình tròn màu đen, dập hình Khuê Văn Các, khác với vé giấy hay vé nhựa hình chữ nhật thông thường.
"Vé tàu trông giống như chiếc bánh quy, thiết kế đơn giản nhưng rất Hà Nội", anh nói.
Khi qua cửa soát vé, Đức Anh và các hành khác khác dùng vé quét để mở cổng, đến ga xuống thì nhét vào máy soát vé để mở cửa. Vé sau khi mua chỉ có giá trị trong 20 phút, nếu khách không lên tàu phải đến quầy vé để cập nhật lại.
Sau giờ tan làm, anh Nguyễn Minh (35 tuổi, quận Hà Đông) tranh thủ trải nghiệm tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội. Điều anh ấn tượng nhất là thiết kế vé hình tròn độc đáo, khác với vé hình chữ nhật của tuyến Cát Linh - Hà Đông anh vẫn thường đi.
"Tấm vé cải tiến so với vé giấy truyền thống tránh bị nhàu nát, tuy nhiên kích thước hơi bé, dễ thất lạc trong quá trình di chuyển, đặc biệt với người già và trẻ nhỏ. Tôi phải cất ngay vé vào ví sau khi lên tàu", nam nhân viên văn phòng cho hay.
Cuối buổi chiều, Trần Anh Đạt, 20 tuổi, sinh viên năm 3 Đại học Công nghiệp Hà Nội, rủ 4 người bạn đi bộ sang ga Nhổn để đi tàu và chụp ảnh check-in cùng tấm vé độc đáo. Nam sinh nhận xét thiết kế vé thú vị, mang nét độc đáo riêng biệt của Thủ đô.
"Chiếc vé tinh tế, nhỏ gọn mà chứa đựng cả linh hồn Hà Nội với hình ảnh Khuê Văn Các. Thật sự là một dấu ấn vô cùng đặc biệt. Tôi nghĩ các phương tiện công cộng khác có thể cân nhắc chuyển đổi", Đạt nói.
Trên mạng xã hội, những bài viết về chiếc vé "rất Hà Nội" của metro Nhổn - Ga Hà Nội trở thành một trào lưu gây sốt. Nhiều người trẻ chụp ảnh check-in cùng chiếc vé, kêu gọi mọi người trải nghiệm đoàn tàu.
Theo Ban quản lý Đường sắt Đô thị Hà Nội, vé lượt tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội được sử dụng bằng token, được thiết kế hình dạng tròn, có hình ảnh Khuê Văn Các - biểu tượng của Hà Nội.
Token có màu đen để tránh tình trạng bóng ảnh hưởng đến khả năng đọc của TVM (hệ thống bán vé tự động) hoặc cổng.
Đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội thuộc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết yêu cầu kỹ thuật cơ bản của thẻ token chỉ đơn giản là hình tròn có màu sẫm, còn hình ảnh trên thẻ sẽ do Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội nghiên cứu, thiết kế.
"Chính sách của Hà Nội là trẻ dưới 6 tuổi đi cùng với người lớn sẽ được miễn phí, nên không lo rơi mất vé", vị đại diện nói.
Theo thống kê nhanh của Hanoi Metro, tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội đã đón hơn 34.000 lượt khách trong ngày đầu mở cửa.
Bên cạnh lượng người dân đến trải nghiệm, nhiều người lao động, học sinh sinh viên đã sử dụng ngay phương tiện này để phục vụ hành trình đi học, đi làm.
Đây không phải lần đầu Hà Nội đưa vào sử dụng vé điện tử hình tròn, dập hình Khuê Văn Các.
Tháng 11/2023, Hà Nội đã thí điểm hệ thống vé điện tử liên thông đa phương thức cho giao thông công cộng, sử dụng ở 13 tuyến buýt thường và tuyến buýt nhanh BRT.
Theo đó, chiếc vé điện tử dạng token, màu trắng hoặc xanh, in hình Khuê Văn Các. Khi lên xe, khách chỉ cần đưa vé điện tử lên quẹt vào hộp đọc thẻ của xe buýt là đã thanh toán xong. Vé điện tử sẽ được thu lại tại các cửa ra.
Khuê Văn Các - Biểu tượng của Hà Nội
Khuê Văn Các được xây dựng năm 1805, là một trong 5 cổng chia khu vực nội tự của Văn Miếu - Quốc Tử Giám thành 5 lớp không gian khác nhau. Cổng Khuê Văn Các thuộc lớp không gian thứ hai - khu Thành Đạt, nằm giữa cổng Đại Trung và Đại Thành.
Nằm trong quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám mang ý nghĩa biểu trưng cho tiến trình phát triển văn hóa của Việt Nam, xưa Gác Khuê Văn vốn là nơi dùng để họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trúng khoa thi hội.
Điểm nhấn của người xưa nằm ở phần gác trung tâm, bốn mặt vách đều có cửa trổ ra hình tròn với tám tiếp điểm là những đường gỗ nối dài xung quanh.
Một cách hình tượng, đây là hình ảnh ngôi sao Khuê lấp lánh giữa bầu trời với những tia sáng lan tỏa, gợi hàm ý tập trung tinh hoa của đất trời quanh đạo học của con người...
Công trình Khuê Văn Các là một lầu vuông 8 mái, gồm 4 mái thượng và 4 mái hạ, được xây trên một nền vuông lát gạch Bát Tràng, xây cao hơn so với mặt đất khoảng 1m. Tầng trên là kiến trúc gỗ 2 tầng, mái cũng gồm 2 tầng và được lợp ngói ống.
Bốn cạnh gác có diềm gỗ được chạm trổ tinh vi, xung quanh là lan can hình con tiện. Ở bốn mặt gác trổ 4 cửa sổ tròn xung quanh có những thanh gỗ tỏa ra bốn phía, tượng trưng cho các tia sáng của sao Khuê.
Với những tư tưởng, triết lý sâu xa, tôn vinh truyền thống hiếu học của người Việt, Khuê Văn Các được coi là biểu trưng cho nền văn hiến Việt Nam. Năm 1999, Khuê Văn Các chính thức được chọn là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.
Nhận xét
Đăng nhận xét