Hôm nay ngày 31 tháng 8 năm 2024 thứ bảy

 


Hôm nay ngày 31 tháng 8 năm 2024 thứ bảy (tròn chín năm ngày trở về). thời tiết 26-34 độ, độ ẩm 82%, Vào 4:40 tôi dậy Vào 4:40 tôi dậy đi thể dục qua ngách 25 ngõ Rau giáp đường Phú Hà đến vườn hoa Vạn Xuân phố Phó Đức Chính để tập mấy bài thể thao hỗn hợp. Gần 6h về nhà nấu nước pha trà, 7h hai chị em Hà Vy dậy ăn sáng, Vy được mẹ cho ôn bài đến 9h ba mẹ con vào ông bà ngoại nghỉ thứ bảy đến chiều chủ nhật về đi học thêm tiếng anh cô Thu 91 NQ. Trưa nay bác Thao ở nhà làm máy tính, tôi xem tivi SONI qua YouTube, thưởng thức chè tươi do ông bà Tuyên-Vĩnh xuống để nhận bàn giao nhà 12/40/3 của vợ chồng Tuấn-Phương trả nhà thuê rẽ vào chơi, 4 khẩu gia đình Phương về ở chung với ông bà nội Hào-Hà bên ngõ 8 Ninh Tĩnh. Trên Zalo nhóm 13 Ninh Tĩnh Phương đã gửi lời chào, cám ơn dân cư & rời nhóm Zalo chiều hôm qua. Sáng nay tôi tranh thủ chụp ảnh  qua màn hình lịch 365  của ngày 31/8/2024, trích hai câu thơ của Tố Hữu đăng lên mạng xã hội để lưu trữ:

“Ờ đã chín năm rồi đấy nhỉ

Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ” TH

Từ ngày 31/08/2015 đến nay

- đã 9 năm -

- đã 3.288 ngày -

- đã 78.912 giờ -

- đã 284.083.200 giây

Tối nay, 31/8, tại Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra sự kiện "Trung thu Làng Cổ", với điểm nhấn là cuộc thi đèn lồng Trung thu khổng lồ của xã Đường Lâm: 9 đèn lồng khổng lồ của 9 thôn như đèn lồng Hổ, đèn lồng Voi, đèn lồng Trâu...

“Trung thu Làng cổ” mang đến không gian lễ hội truyền thống xen lẫn với các yếu tố hiện đại, hứa hẹn tạo nên sức hút không chỉ đối với người dân địa phương, mà còn thu hút khách du lịch từ khắp nơi.

Điểm nhấn của sự kiện là các chương trình diễu hành đèn Trung thu, diễn ra tối ngày 31/8, tại cổng làng Mông Phụ, với sự tham gia của 9 thôn trên địa bàn xã Đường Lâm.

   
Loaded19.88%
Remaining Time 9:07

Để tham gia sự kiện, mỗi thôn đã tự thiết kế một mô hình đèn lồng khổng lồ của mình, không chỉ là biểu tượng của Trung thu, mà còn gắn với những nét văn hóa, lịch sử của làng.

Trong đó, mô hình đèn hình con trâu lắc đầu, do nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát của làng Mông Phụ chế tác, những ngày qua đã thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách.

Với mô hình đèn này, hình ảnh con trâu kết hợp với cổng làng truyền thống, được lắp động cơ để có thể cử động, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

“Chiếc đèn Trung thu con trâu được tạo ra từ cảm hứng với hình ảnh làng quê Việt Nam xưa. Con trâu và cổng làng là những biểu tượng gắn bó với cuộc sống nông nghiệp của người dân Đường Lâm. Sau 40 ngày làm việc, tôi và các cộng sự đã hoàn thiện mô hình này để tham gia dự thi trong dịp Trung thu", Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát chia sẻ.

Chiếc đèn cao 3,5m, dài 3m, làm từ khung sắt và mica, được nghệ nhân đưa vào các yếu tố hiện đại để đầu trâu có thể lắc đều theo các hướng. Với kỹ thuật phức tạp, chiếc đèn không chỉ là một sản phẩm nghệ thuật, mà còn mang tính kỹ thuật cao.

“Việc đưa động cơ vào đèn lồng là một thử thách lớn, nhưng tôi tin rằng yếu tố này sẽ tạo nên sự khác biệt, thu hút trẻ em và du khách”, Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát chia sẻ thêm.

Ngoài mô hình con trâu, các thôn khác cũng tham gia với những mô hình đặc sắc như: Đèn voi của thôn Phụ Khang; Đèn hổ của thôn Cam Lâm.

Đèn voi được làm từ tre nứa và giấy bồi, tái hiện hình ảnh voi chiến gắn liền với truyền thuyết vua Ngô Quyền.

Trong khi đó, đèn hổ là biểu tượng của sức mạnh, được chế tác để tưởng nhớ đến vua Phùng Hưng – người đã đánh bại hổ dữ bảo vệ dân làng.

Hình ảnh người dân làng Đường Lâm gấp rút hoàn thiện đèn Trung thu khổng lồ:

Chú thích ảnh
Hội thi mô hình đèn Trung thu được thị xã Sơn Tây (Hà Nội) tổ chức nhiều năm nay,  nhằm tạo thêm những sản phẩm quảng bá du lịch cho địa phương,
Chú thích ảnh
"Năm nay tôi thiết kế ra mô hình đèn trung thu hình con trâu, kết hợp hình tượng chiếc cổng làng với mong muốn giới thiệu văn hoá bản địa nơi đây - một vùng đất cổ", Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát (Đường Lâm, Sơn Tây) cho biết.
Chú thích ảnh
Màu sắc được sử dụng trên  đèn trâu rất rực rỡ, sống động.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
 Con trâu được kết hợp với cổng làng là hình ảnh đặc trưng của làng cổ Đường Lâm. 
Chú thích ảnh
Chiếc đèn Trung thu lần này là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Đầu con trâu còn được gắn thêm 2 động cơ để có thể lắc lư được các hướng khác nhau.
Chú thích ảnh
Chiếc đèn Trung thu hình con voi được làm từ tre nứa và giấy bồi mang nét mộc mạc truyền thống của thôn Phụ Khang. Voi cũng là một linh vật gắn với huyền tích xưa của làng Đường Lâm. 
Chú thích ảnh
Đường Lâm là mảnh đất 2 vua, nơi sinh ra hai vị vua lừng lẫy của lịch sử Việt Nam là Phùng Hưng và Ngô Quyền.
Chú thích ảnh
Với vua Phùng Hưng, không thể không nhắc tới tích "Ông Phùng Hưng đánh hổ". Dựa trên tích này, người dân thôn Cam Lâm (Đường Lâm) đã tạo nên chiếc đèn khổng lồ hình con hổ cho mùa trung thu năm nay.
Chú thích ảnh
Chiếc đèn con hổ được tạo thành tư thế dũng mãnh của chúa tể rừng xanh, bộ khung xương làm từ sắt, da hổ làm bằng vải canvas và tô màu acrylic, bàn chân hổ được làm từ đất sét mỹ thuật.
Chú thích ảnh
Theo quy định từ UBND xã Đường Lâm, để đảm bảo cho việc di chuyển ngoài đường làng, những chiếc đèn phải đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn chiều cao tối đa không quá 5m, chiều dài tối đa 8m.
Chú thích ảnh
Tối ngày 31/8, tại làng cổ Đường Lâm sẽ diễn ra sự kiện Trung thu Làng Cổ với điểm nhấn là cuộc thi đèn lồng khổng lồ trung thu của xã Đường Lâm với 9 đèn lồng của 9 thôn và nhiều đèn lồng của địa phương khác cùng tham gia trưng bày.
Lê Phú/Báo Tin Tức

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hôm nay ngày 13/7/2024 thứ bảy

Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2024 Chúa nhật

Hôm nay ngày 06/7/2024 thứ bảy